Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước:

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tác nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam – chi nhánh đồng nai (Trang 77 - 81)

P. VI TÍNH NGÂN QUỸ KH SME KD VỐN – NGOẠI TỆ

3.3. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước:

QTRRTN tại VCB Đồng Nai nói riêng và hệ thống NHNT VN nói chung, ngoài mục tiêu QTRRTN trong quá trình hoạt động nghiệp vụ của đơn vị, còn hướng tới việc

ứng dụng các chuẩn mực quốc tế (mà trước hết là Basel II) vào trong hoạt động của mình. Do đó, để QTRRTN có thể hoàn thiện hơn và sớm đạt được các tiêu chuẩn mà thông lệ quốc tế đề ra, cần phải có sự hỗ trợ từ phía Ngân hàng Nhà nước trong việc:

Một là, Ngân hàng nhà nước nên sớm ban hành văn bản hướng dẫn chung về công tác QTRRTN: Để có cơ sở cho các NHTM, trong đó có Vietcombank áp dụng các thông lệ quốc tế trong việc quản trị điều hành đặc biệt là quản lý rủi ro. Định hướng thực hiện hiệp ước Basel II trong chính sách phát triển hệ thống NHTM VN, trong đó nêu cụ thể và chi tiết về lộ trình áp dụng, các điều kiện áp dụng để các ngân hàng trong nước biết và sẵn sàng cho việc thực hiện.

Ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện các chuẩn mực của Ủy ban Basel trên cơ sở lựa chọn chuẩn mực và phương pháp đo lường tiên tiến để QTRRTN cho các NHTM trong nước áp dụng theo.

Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật, trong đó, quy định rõ về thẩm quyền của các tổ chức cũng như định nghĩa rõ ràng về các thuật ngữ hoặc chuẩn mực dùng làm cơ sở phân tích rủi ro nói chung và RRTN nói riêng.

Hai là, quy định về hệ số an toàn vốn tối thiểu theo Thông tư số 13/2010/TT- NHNN ngày 20/5/2010 là một bước tiến quan trọng trong việc hướng dẫn các NHTM hướng đến quản trị rủi ro theo thông lệ. Tuy nhiên hệ số an toàn vốn tối thiểu trong quy định này mới chỉ được tính trên cơ sở tài sản có tín dụng điều chỉnh theo trọng số rủi ro. Rủi ro thị trường và rủi ro tác nghiệp cũng là 2 mảng rủi ro rất lớn trong hoạt động ngân hàng thì hầu như chưa đề cập tới. Do vậy cần thiết phải có những nghiên cứu chỉnh sửa quyết định này để đảm bảo phù hợp với các thông lệ quốc tế, qua đó tạo điều kiện cho các NHTM Việt Nam tăng cường khả năng chống đỡ rủi ro.

Ba là, Ngân hàng nhà nước nên ban hành văn bản hướng dẫn cơ chế trích lập dự phòng rủi ro tác nghiệp. Hoạt động ngân hàng luôn tiềm ẩn rủi ro, các biện pháp quản lý chỉ nhằm ngăn chặn chứ không thể xóa bỏ được hoàn toàn rủi ro có thể xảy ra. Để có thể

duy trì hoạt động liên tục, ổn định thì ngân hàng cần phải có quỹ dự phòng để bù đắp cho các rủi ro phát sinh.

Bốn là, Ngân hàng Nhà nước với vai trò một cơ quan giám sát cần tích cực hướng dẫn, đôn đốc các NHTM sớm ban hành quy định về tiêu chuẩn, yêu cầu tối thiểu đối với hệ thống QTRRTN áp dụng tại ngân hàng mình, trên cơ sở đó để NHNN chấp thuận hay không chấp thuận việc sử dụng hệ thống quản trị rủi ro đó của ngân hàng. Vai trò giám sát đầu mối của NHNN thể hiện qua:

- Giữ vai trò đầu mối trong việc công khai hóa thông tin RRTN trong hệ thống ngân hàng, để các sự kiện RRTN xảy ra ở các NHTM đều được thông báo, phổ biến rộng rãi để rút kinh nghiệm, tránh trường hợp né tránh, che giấu sai sót, vi phạm. Đây chính là cơ sở, động lực để nâng cao chất lượng quản trị rủi ro và QTRRTN.

- QTRRTN là một nghiệp vụ mới tại Việt Nam, để khuyến khích các NHTM tích cực quan tâm hơn nữa đối với nghiệp vụ này, NHNN nên đưa tiêu chuẩn về hiệu quả QTRRTN vào một trong những tiêu chuẩn đánh giá các ngân hàng trong nước bên cạnh các tiêu chuẩn về lợi nhuận hay tỷ lệ cổ tức, tỷ lệ nợ xấu trong tín dụng,….

- Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác quốc tế , trao đổi thông tin và tham gia các hiệp ước, thỏa thuận quốc tế, các hiệp hội quốc tế về QTRRTN trong hoạt động ngân hàng giúp cho các NHTM trong nước có thể thu thập, học hỏi kinh nghiệm về lĩnh vực này của ngân hàng các nước trong khu vực và trên thế giới.

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Trên cơ sơ phân tích từ chương 2, chương 3 đã kiến nghị một số giải pháp vi mô về phía chi nhánh và hệ thống Vietcombank và giải pháp vĩ mô đối với NHNN nhằm xây dựng hệ thống pháp lý hoàn thiện giúp cho công tác QTRRTN thực hiện thuận lợi và có hiệu quả tốt hơn.

KẾT LUẬN

Hòa chung với xu hướng phát triển và hội nhập quốc tế của nền kinh tế đất nước, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đã không ngừng thay đổi và hoàn thiện để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của sự phát triển và hội nhập. Triển khai công tác QTRRTN trong hệ thống NHNT VN, cho thấy Vietcombank đang từng bước xây dựng một chương trình quản lý hiệu quả, hiện đại và đến gần hơn với các thông lệ quốc tế.

Tuy nhiên, QTRRTN còn tương đối khá mới mẻ đối với hệ thống NHTM VN, nên công tác QTRRTN tại VCB Đồng Nai nói riêng và hệ thống Vietcombank nói chung còn nhiều tồn tại, hạn chế cần hoàn thiện.

Thông qua toàn bộ nội dung của đề tài từ chương 1 đến chương 3, từ việc giới thiệu các lý thuyết cơ bản về Rủi ro, QTRR nói chung, RRTN, QTRRTN trong hệ thống NHTM nói riêng, đến việc phân tích thực trạng RRTN, QTRRTN tại VCB Đồng Nai nhằm tìm hiểu những ưu điểm cũng như những nhược điểm, hạn chế còn tồn tại của công tác quản lý RRTN, đề tài cố gắng đề ra một số giải pháp có ý nghĩa giúp cho công tác QTRRTN tại VCB Đồng Nai thực hiện tốt hơn, thuận lợi hơn.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tác nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam – chi nhánh đồng nai (Trang 77 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)