0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

Đánh giá công tác QTRRTN tại VCB Đồng Nai:

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TÁC NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH ĐỒNG NAI (Trang 63 -67 )

P. VI TÍNH NGÂN QUỸ KH SME KD VỐN – NGOẠI TỆ

2.4. Đánh giá công tác QTRRTN tại VCB Đồng Nai:

Ưu điểm

Mặc dù mới chính thức được triển khai thực hiện trong năm 2010, vẫn còn nhiều bất cập cần chỉnh sửa, hoàn thiện nhưng công tác quản lý RRTN tại VCB Đồng Nai đã thể hiện một số ưu điểm sau:

Một trong những ưu điểm nổi trội của công tác quản lý RRTN tại NHNT VN nói chung và chi nhánh Đồng Nai chính là tính hội nhập quốc tế. Có thể nói quy trình là sự khởi đầu để NHNT VN tiến gần hơn với các cam kết và thông lệ quốc tế, mà trước hết là Hiệp Ước Basel II. Tuy mới bước đầu triển khai nhưng quy trình đã giúp các cán bộ có những nhận thức về RRTN và công tác quản lý RRTN trong hoạt động tác nghiệp của mình. Các khái niệm về RRTN, việc xác định, đánh giá RRTN trong quy trình cũng dựa

trên 04 nhân tố chính gây ra RRTN (con người, hệ thống, quy trình và các yếu tố bên ngoài) theo định nghĩa của Basel II và VCB bắt đầu thu thập các dữ liệu sự kiện RRTN và thiết lập các giá trị cần thiết cho việc áp dụng các tiêu chuẩn đánh giá, đo lường RRTN theo quan điểm của Hiệp ước Basel II trong thời gian sắp tới.

Ngoài ra, công tác quản lý RRTN còn có ưu điểm là phát huy tốt nhất năng lực của cán bộ, hạn chế rủi ro tác nghiệp phát sinh từ cán bộ. Với tiêu chí xác định RRTN rõ ràng, dễ hiểu giúp cán bộ nhân viên hình thành ý thức công việc mình thực hiện có thể gây ra rủi ro không, cách thức dự phòng, tránh nó như thế nào ..., vì vậy có thể giảm thiểu được rủi ro khi tác nghiệp. Bên cạnh đó quy trình cũng quy định trách nhiệm của các cá nhân và đơn vị xử lý sự cố, do đó khi sự cố xảy ra có thể được xử lý một cánh nhanh chóng giúp giảm thiểu được tổn thất mà sự cố có thể gây ra. Chính vì thế mà quy trình trên đã phát huy được tác dụng của mình trong việc giảm thiểu rủi ro và mức độ tổn thất do RRTN gây ra trong hoạt động của VCB Đồng Nai

Trước đây, khi chưa có QTRRTN, các sự kiện rủi ro được ghi chép một cách thủ công, không đầy đủ và không thống nhất thường theo cách tự đánh giá của các cá nhân, đơn vị hoặc theo các kết luận, khuyến nghị của phòng Kiểm tra nội bộ, kiểm toán độc lập, cơ quan thanh tra ..., do đó, số liệu không được thu thập đầy đủ và lưu trữ một cách khoa học.

Quy trình đã xây dựng được danh mục RRTN theo từng nguyên nhân (phụ lục 1), cách thức phân loại rủi ro theo hậu quả và mức độ tổn thất, để có thể liệt kê, thống kê, xác định và đo lường được các loại RRTN có thể phát sinh trong hoạt động. Do đó, hạn chế đến mức thấp nhất việc bỏ sót những RRTN có thể có, thống kê được tần suất xuất hiện. Từ đó phân tích một cách cụ thể, sâu sắc các nguyên nhân dẫn đến rủi ro, tần suất, mức độ ảnh hưởng và có thể lưu trữ số liệu để đối chiếu, so sánh qua từng thời kỳ một cách khoa học, trên cơ sở đó để đưa ra những nhận định về từng loại RRTN trong từng hoạt động nghiệp vụ nhờ vậy mà có thể đưa ra các biện pháp nhằm phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro một cách tốt nhất cho hoạt động của từng đơn vị và từng giai đoạn, thời kỳ.

Ưu điểm của quy trình quản lý RRTN còn thể hiện ở bài học kinh nghiệm rút ra từ những RRTN, thông qua các báo cáo sự cố RRTN mà các đợn vị báo cáo và các sự kiện bên ngoài, phòng QLRRTN TW tập hợp, phân tích xây dựng những bài học kinh nghiệm về RRTN. Những bài học kinh nghiệm này được thể hiện trên những thông báo RRTN và chuyển trên toàn hệ thống, do đó các chi nhánh khác nhận biết để có biện pháp xử lý, giảm thiểu được rủi ro.

Những tồn tại của quy trình QTRRTN tại hệ thống VCB Đồng Nai

Bên cạnh những ưu điểm nêu trên, công tác quản lý RRTN tại VCB Đồng Nai vẫn còn tồn tại những nhược điểm cần khắc phục để hoàn thiện hơn như:

- Về con người: Việc xác định nguyên nhân, mức độ tổn thất và báo cáo RRTN được thực hiện dựa trên ý thức và thái độ của cán bộ nhân viên, nên số liệu báo cáo nhiều khi mang tính chủ quan, không đầy đủ và chính xác, thiếu trung thực … Hơn nữa, về văn hóa, người Á Đông nói chung và người Việt Nam nói riêng có truyền thống không muốn nêu ra những sai sót do mình gây ra, điều này sẽ làm cho công tác theo dõi RRTN đôi khi chưa đầy đủ, thiếu tính tự giác, xem nhẹ cũng như chưa có được sự hợp tác hoàn toàn từ phía cán bộ nhân viên. Đây chính là rào cản trong công tác quản lý RRTN.

- Hơn nữa, quản trị rủi ro là công việc hướng tới tương lai. Để quản trị rủi ro tác nghiệp một cách tốt nhất, đòi hỏi phải xây dựng một quy trình trong đó có cả dự báo cho những rủi ro tác nghiệp sẽ gặp phải trong tương lai từ đó có biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu rủi ro. Tuy nhiên, công tác cảnh báo RRTN hầu như đỗ dồn trên vai phòng QLRRTN TW, trên cơ sở phân tích, đánh giá các RRTN đã xảy ra (theo báo cáo thống kê nhận được) và một số RRTN mang tính bất ngờ đã xảy ra trong quá khứ để đề ra những biện pháp khắc phục, phòng ngừa bằng cách hạn chế, tránh lặp lại các rủi ro đó trong thời gian tới chứ không tiến hành dự báo những RRTN mới có khả năng xảy ra, gây tổn thất trong tương lai nhằm đề ra những biện pháp phòng ngừa ngay từ bây giờ và làm giảm thiểu rủi ro, tối thiểu hóa tổn thất.

Nhược điểm thứ ba phương pháp đo lường RRTN, việc đo lường RRTN theo phân loại hậu quả và mức độ tổn thất gần như chỉ mới là định hướng, chưa đưa ra tiêu chí đo lường cụ thể (theo định lượng, định tính), vì vậy khó xác định chính xác hậu quả và mức độ tổn thất để có biện pháp phòng ngừa và xử lý phù hợp.

Một số RRTN khác lại mang tính định tính, rất khó theo dõi và phòng ngừa chính xác như: Hành vi, thái độ của cán bộ có thể dẫn đến RRTN, chất lượng phục vụ thấp làm giảm mức độ hài lòng của khách hàng gây ảnh hưởng không tốt về uy tín, hình ảnh của ngân hàng. Chính vì vậy mà việc tìm ra phương pháp đo lường thích hợp để lượng hóa RRTN sẽ trở thành một vấn đề rất khó khăn.

Một hạn chế nữa là về hệ thống công nghệ thông tin hỗ trợ: quy trình được thực hiện chủ yếu là thủ công, từ việc thu thập, thống kê, tổng hợp phân tích số liệu và lập các biểu mẫu báo cáo mà chưa xây dựng được một chương trình phần mềm hỗ trợ nhằm thực hiện quy trình nhanh chóng, đầy đủ, thuận lợi hơn. Mặt khác, việc thực hiện quy trình theo phương thức thủ công sẽ làm tốn thời gian, nhân lực và thậm chí có thể gây chậm trễ trong việc xác định RRTN nào đó, dẫn đến tổn thất hoặc mất cơ hội cho ngân hàng.

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TÁC NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH ĐỒNG NAI (Trang 63 -67 )

×