0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

Định hướng phát triển của VCB Đồng Nai giai đoạn 2010 – 2015:

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TÁC NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH ĐỒNG NAI (Trang 68 -73 )

P. VI TÍNH NGÂN QUỸ KH SME KD VỐN – NGOẠI TỆ

3.1.2. Định hướng phát triển của VCB Đồng Nai giai đoạn 2010 – 2015:

Bám sát theo chiến lược phát triển của Vietcombank, phân tích tình hình phát triển kinh tế xã hội và tình hình hoạt động của hệ thống các TCTD trên địa bàn, VCB Đồng Nai xây dựng mục tiêu phát triển của chi nhánh trong giai đoạn 2010 – 2015 như sau:

- Tăng trưởng huy động vốn tại chổ hàng năm là từ 20 - 25%/năm;

- Tăng trưởng tín dụng bình quân hàng năm từ 15-20%/năm;

- Các dịch vụ TTQT, thẻ tăng bình quân 20%/năm;

- Lợi nhuận trước thuế tăng bình quân hàng năm từ 10 – 15%/năm;

- Thu nhập bình quân của cán bộ CNV đạt mức khá trên địa bàn;

- Tăng cường công tác QTRR, trong đó chú trọng đến rủi ro tín dụng và một loại hình rủi ro mới khó dự báo và đo lường đó là RRTN, nhằm giúp cho VCB Đồng Nai phát triển ổn định, bền vững, góp phần hoàn thành mục tiêu chung của Vietcombank..

3.2. Giải pháp về phía VCB Đồng Nai

Như đã phân tích trong chương 2, tuy chính thức được triển khai thực hiện trong năm 2010 và có những ưu điểm nhất định nhưng QTRRTN hiện áp dụng tại VCB Đồng Nai vẫn còn một số tồn tại cần khắc phục.

Sau đây là một số giải pháp cần thiết nhằm hoàn thiện công tác QTRRTN:  Về con người:

+ Con người là chủ thể của mọi hoạt động, vì vậy để QTRRTN tại chi nhánh ngày càng hoàn thiện, trước hết đòi hỏi phải có đội ngũ nhân viên am hiểu tường tận về các quy định, quy trình QTRRTN. Do đó, để QTRRTN tốt hơn trong thực tế cần phải phổ biến quy trình, quy định rộng rãi đến từng cán bộ trong chi nhánh, đặc biệt là cán bộ trực tiếp làm công tác QTRRTN, làm cho mỗi cán bộ có thể tự nhận dạng được các rủi ro tác nghiệp của mình để phòng ngừa và thực hiện ghi nhận khi rủi ro xảy ra.

+ Người đứng đầu ngân hàng cần có sự nhận thức rõ ràng và đúng đắn về trách nhiệm quản lý RRTN, cũng như việc tạo lập môi trường thích hợp để những sai sót trong tác nghiệp được báo cáo, trao đổi một cách công khai, cởi mở nhằm tránh sự lặp lại những tổn thất không đáng có.

+ Xây dựng các tiêu chí đánh giá cán bộ (bao hàm các yếu tố về trình độ, năng lực, kinh nghiệm, phản ánh của khách hàng, tính kỷ luật, các yếu tố mang tính lịch sử về RRTN ..), định kỳ hàng tháng lãnh đạo các phòng ban căn cứ vào các tiêu chí, đánh giá cán bộ để phát hiện các nguy cơ tiềm ẩn có thể gây ra rủi ro. Xây dựng quy chế quản lý

cán bộ, trong đó, quy định cụ thể mức đền bù tổn thất trong trường hợp cán bộ để xảy ra tổn thất về vật chất và hình ảnh của Vietcombank.

+ Công tác đào tạo cán bộ phải luôn được chú trọng vì yếu tố con người quyết định sự thành bại của tổ chức. Để hạn chế rủi ro tác nghiệp, phải thường xuyên đào tạo cán bộ nghiệp vụ, cập nhật văn bản, chế độ của ngành đến toàn thể CBCNV, đảm bảo nhân viên thông thạo quy trình, quy chế để tuân thủ. Thường xuyên tổ chức các kỳ thi nghiệp vụ định kỳ hàng năm và có cơ chế thưởng, phạt hợp lý, tạo động lực cho cán bộ trau dồi kiến thức, nắm vững chế độ để phục vụ tốt nhất cho công tác được giao. Song song với việc phổ biến, tập huấn, đào tạo về quy trình, cần phải tạo ra một môi trường QTRRTN phù hợp với hoạt động của VCB Đồng Nai.

+ Phát huy bản sắc văn hoá Vietcombank, mỗi cán bộ công nhân viên cần chuẩn mực trong xử lý công việc, luôn hướng đến cái mới, sẵn sàng đổi mới, hiện đại và văn minh. Từ đó nâng cao ý thức về chấp nhận và ứng xử đối với rủi ro, nâng cao tinh thần tự giác của cán bộ trong việc thống kê, báo cáo rủi ro tác nghiệp phát sinh tại bộ phận mình một cách đầy đủ và minh bạch, giúp cho công tác quản trị RRTN của chi nhánh hiệu quả hơn.

Về quy định, quy trình:

+ Quản trị rủi ro nói chung và QTRRTN nói riêng không chỉ là việc của cấp lãnh đạo mà là của mọi người cán bộ trong ngân hàng, cần có chính sách thi đua khen thưởng thực chất giữa các cá nhân, các phòng ban trong chi nhánh về hiệu quả của công tác QTRRTN.

+ Để giúp cho bộ phận QTRRTN có thể kiểm soát rủi ro kịp thời, hạn chế đến mức tối thiểu việc lặp lại rủi ro, sai sót trong hệ thống, quy trình nên rút ngắn thời gian lập và phân tích các báo cáo tại các bộ phận, phòng ban của các chi nhánh từ hàng tháng sang hàng ngày hoặc hàng tuần, có như vậy thì thông tin về các sự kiện rủi ro tác nghiệp mới được cập nhật kịp thời. Cụ thể, hàng ngày, tại từng bộ phận nghiệp vụ trong từng phòng ban ở chi nhánh phải thống kê, ghi chép những lỗi, sai sót của mình trong quá

trình tác nghiệp (kể cả những lỗi nhỏ nhất) và hàng tuần làm báo cáo tổng hợp gởi về trưởng phòng, trưởng bộ phận quản lý trực tiếp. Trưởng phòng/bộ phận theo dõi, nhắc nhở các cán bộ mình phụ trách về những lỗi, sai sót có thể gây tổn thất lớn, hoặc thường xuyên xảy ra để cán bộ lưu tâm, tránh lặp lại sai sót đó, đồng thời cuối tháng tổng hợp và lập báo cáo gởi về phòng Kiểm tra giám sát và tuân thủ tại chi nhánh. Phòng Kiểm tra giám sát và tuân thủ chi nhánh tổng hợp số liệu và lập báo cáo tháng (kèm theo ý kiến, vướng mắc và đề xuất của chi nhánh) gửi về phòng QLRRTN TW, đồng thời báo cáo với Ban Giám Đốc chi nhánh. Trong cuộc họp hàng tháng tại chi nhánh cần phổ biến và rút kinh nghiệm những sự kiện rủi ro quan trọng, thường xuyên lặp lại trong chi nhánh đến từng phòng ban/bộ phận. Khi nhận được các thông báo RRTN do phòng QLRRTN TW tổng hợp, phân tích, đánh giá và chỉ đạo thực hiện, người đứng đầu chi nhánh phổ biến rộng rãi đến từng cán bộ nghiệp vụ ở từng phòng ban/ bộ phận để cán bộ biết về chỉ đạo của Ban Lãnh Đạo ngân hàng, đồng thời lưu ý, rút kinh nghiệm các vướng mắc, sai sót của các chi nhánh khác trong hệ thống.

Như vậy, với chu trình báo cáo rủi ro tác nghiệp như trên thì các rủi ro phát sinh sẽ được cán bộ cập nhật, rút kinh nghiệm kịp thời, tránh trường hợp báo cáo thiếu sót do để lâu, cán bộ có thể quên và bỏ sót, đồng thời những lỗi phát sinh cũng được phổ biến đến cán bộ để kịp thời rút kinh nghiệm, không để lặp lại sai sót cũ.

+ Tiến hành rà soát, đánh giá tổng thể các sản phẩm, dịch vụ đã cung cấp cho khách hàng. Đặc biệt lưu ý đến hiệu quả, sự phù hợp của sản phẩm với đối tượng sử dụng, với từng vùng miền, địa phương, tôn giáo để có các biện pháp điều chỉnh, thay thế thích hợp nhằm nâng cao tính cạnh tranh và hình ảnh sản phẩm, dịch vụ của Vietcombank.

+ QTRRTN phải được cân nhắc thực hiện riêng đối với từng rủi ro trong từng nghiệp vụ và phải quy định rõ nhiệm vụ cụ thể đối với việc QTRRTN cho từng nghiệp vụ rõ ràng, theo một chuẩn thống nhất tại chi nhánh.

+ Phòng Vi tính tại chi nhánh rà soát lại các trang thiết bị tin học, bao gồm cả thiết bị dự phòng đảm bảo cho hệ thống tin học tại chi nhánh hoạt động liên tục, ổn định, an toàn. Phối hợp với Trung tâm Tin học TW, nhà cung cấp để khắc phục kịp thời các sự cố do lỗi hệ thống gây ra cũng như triển khai kịp thời các chương trình hỗ trợ cho sản phẩm dịch vụ mới của NHNT VN và chi nhánh.

+ Rà soát việc cấp mã truy cập thông tin và phân quyền sử dụng mã truy cập hệ thống, đảm bảo việc cấp mã truy cập đúng đối tượng sử dụng, tránh trường hợp cán bộ nhân viên sử dụng mã truy cập không đúng chức năng cố ý gian lận, tiết lộ thông tin khách hàng ..., gây thiệt hại cho khách hàng, chi nhánh và uy tín Vietcombank.

+ Đảm bảo dữ liệu được lưu trữ an toàn và tiện lợi cho việc khai thác, tăng cường công tác quản trị mạng, chống hacker, virus xâm nhập hệ thống.

+ Hiện tại việc thống kê và lưu trữ dữ liệu RRTN thực hiện thủ công mất nhiều thời gian và nhân lực, lại dễ bị thiếu sót và gặp khó khăn trong việc xác định tần suất để phân tích đánh giá, đo lường RRTN. Vì vậy cần chú trọng nghiên cứu, xây dựng phần mềm thống kê các lỗi tác nghiệp nhằm nhận biết và quản trị có hiệu quả RRTN, giúp cho việc nhập số liệu, phân tích, đánh giá, đo lường rủi ro tác nghiệp thuận tiện và chính xác hơn, hạn chế những sai sót đồng thời giảm chi phí về thời gian, nhân lực trong công tác quản trị RRTN theo phương pháp thủ công.

Các giải pháp khác

+ Nâng cao vai trò của hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ: Để công tác QTRRTN hoàn thiện hơn trong quá trình áp dụng, không chỉ quan tâm đến các bước xác định và đo lường RRTN mà còn phải chú trọng nhiều hơn đến công tác kiểm soát và giám sát RRTN. Cụ thể là phải nâng cao vai trò của bộ phận kiểm tra giám sát tuân thủ để phát hiện những xu hướng tiềm ẩn tiêu cực, bất ổn và thiếu sót trong hoạt động của ngân hàng để đưa ra biện pháp chấn chỉnh; thường xuyên đổi mới hoạt động thanh tra giám sát dựa trên các nguyên tắc và chuẩn mực quốc tế về giám sát nghiệp vụ Ngân hàng, thay đổi cơ

chế thanh tra giám sát hiện tại từ giám sát tuân thủ sang giám sát và dự đoán, phòng ngừa các RRTN có thể xảy ra, kết hợp giữa giám sát từ xa và thanh tra tại chỗ.

+ Định biên lao động: Nhằm giảm thiểu RRTN và nâng cao hiệu quả sử dụng lao động, công tác định biên lao động cần được quan tâm đúng mức, hiệu quả; góp phần vào việc thực hiện tốt hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Căn cứ vào cơ cấu, mô hình tổ chức hiện tại, tình hình thực hiện kế hoạch và định hướng lược kinh doanh của VCB Đồng Nai để định biên cho phù hợp. Công tác định biên được thực hiện trên các nguyên tắc sau:

- Số lượng lao động định biên phù hợp với quy mô, hiệu quả hoạt động, cơ cấu tổ chức lao động hiện có, nhu cầu bổ sung lao động của chi nhánh trong tương lai.

- Định mức lao động được tính trên cơ sở mức trung bình tiên tiến của từng nghiệp vụ và được xác định theo từng nhóm. Việc phân chia nhóm các chi nhánh được căn cứ vào đặc điểm kinh tế, đặc thù khách hàng trong hoạt động của chi nhánh.

- Đảm bảo chi nhánh có đủ lao động theo cơ cấu và mạng lưới hiện tại ở mức tối thiểu theo quy định về tổ chức hoạt động và quy trình thực hiện công việc của từng nghiệp vụ cụ thể.

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TÁC NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH ĐỒNG NAI (Trang 68 -73 )

×