Cuối cùng, với nhóm nhân tố về hoạt động kiểm tra giám sát FDI của chính quyền Đồng Nai (nhóm 5) thì yếu tố “thƣờng xuyên kiểm tra và xử lý nghiêm vấn

Một phần của tài liệu Thu hút FDI tại đồng nai đến năm 2015 (Trang 36 - 41)

quyền Đồng Nai (nhóm 5) thì yếu tố “thƣờng xuyên kiểm tra và xử lý nghiêm vấn đề vệ sinh môi trƣờng tại các công ty FDI” đƣợc các nhà đầu tƣ quan tâm nhất trong nhóm này nhƣng mức độ đáp ứng của Đồng Nai chỉ đạt giá trị trung bình là 3,82, đạt 81,44%, điều này cho thấy sự lỏng lẻo trong hoạt động bảo vệ môi trƣờng của các cơ quan ban ngành liên quan tại Đồng Nai. Yếu tố quan trọng thứ 2 là “ thực hiện tốt việc quản lý tình hình quy hoạch, sử dụng đất”, đạt giá trị trung bình 4,51 nhƣng mức độ đáp ứng chỉ đạt giá trị trung bình 3,62, đạt 80,26%. Nhƣ vậy yếu tố này cũng cần đƣợc cải thiện. Kế tiếp là yếu tố “thực hiện tốt công tác quản lý cấp và thu hồi giấy phép đầu tƣ khi có yêu cầu” chỉ đáp ứng đƣợc 79,24% so với mức độ quan trọng theo đánh giá của các nhà đầu tƣ.

Tóm lại, kết quả khảo sát đánh giá về mức độ hài lòng của các nhà đầu tƣ theo tầm quan trọng của các nhân tố khi quyết định đầu tƣ vào Đồng Nai đƣợc thể hiện qua bảng tổng kết sau:

Bảng 2.12 : Bảng tóm tắt kết quả khảo sát thực tế về mức độ quan trọng và

mức độ hài lòng của của các nhà đầu tư nước ngoài tại Đồng Nai

STT Tên nhân tố Giá trị trung bình mức độ quan trọng(1) Giá trị trung bình mức độ hài lòng (2) Mức độ đáp ứng (2)/(1) 1 Hoạt động kiểm tra giám sát đầu

tƣ FDI của chính quyền Đồng Nai 4,559 3,663 80,34%

2

Chính sách hỗ trợ của Đồng Nai

trong xúc tiến thu hút FDI 4,244 3,329 78,8%

3 Cơ sở vật chất, hạ tầng Đồng Nai 4,184 3,207 79,70%

4

Mức lƣơng lao động, giá của các

sản phẩm dịch vụ tại Đồng Nai 4,129 3,239 78,4%

5

Tài nguyên và nguồn nhân lực

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát của tác giả)

Kết luận: Khi đầu tƣ vào một địa phƣơng thƣờng thì “chính sách hỗ trợ của

chính quyền Đồng Nai” rất quan trọng đối với việc thu hút FDI nhƣng theo kết quả khảo sát từ các doanh nghiệp FDI sự hỗ trợ này chỉ đứng vị trí thứ 2, đạt giá trị trung bình 4,244 trong nhóm các nhân tố ảnh hƣởng đến quyết định đầu tƣ mà thay vào đó là mối quan tâm về “hoạt động kiểm tra giám sát của chính quyền địa phƣơng” đạt giá trị trung bình cao nhất là 4,559 trong quản lý thực hiện các dự án FDI. Điều này có thể lý giải vì hiện nay để thu hút FDI vào địa phƣơng của mình đa phần tại Việt Nam các địa phƣơng đều có những chính sách hỗ trợ giống nhau, chƣa có những nét nổi bật riêng. Vì vậy nhân tố này không ảnh hƣởng nhiều đến lợi ích của các doanh nghiệp FDI bằng việc quan tâm đến hoạt động kiểm tra giám sát. Nếu hoạt động kiểm tra giám sát này thiếu chặt chẽ, các doanh nghiệp FDI này sẽ lợi dụng để thực hiện trốn thuế, chuyển giá, gây ô nhiễm môi trƣờng… sao cho có thể mang lại lợi ích cao nhất cho doanh nghiệp mình điển hình là tình trạng trốn thuế, chuyển giá của công ty Changshing Việt Nam, công ty Suzuki Việt Nam năm 2010 đã bị giảm lỗ trên 120 và 70 tỷ đồng, các công ty gây vi phạm đến bảo vệ môi trƣờng ngày càng nhiều cụ thể là công ty Vedan và mới đây nhất trong đợt kiểm tra năm 2011 cho thấy đa phần đều vi phạm việc bảo vệ môi trƣờng nhƣ công ty AB Murai, công ty quản lý KCN Hố Nai… Trong năm 2011 tại các KCN, Đồng Nai có khoảng 20 doanh nghiệp FDI ngƣng hoạt động nhƣng không liên lạc đƣợc với các chủ đầu tƣ gây khó khăn trong quản lý tại các KCN Đồng Nai… Tuy vậy, nhận biết đƣợc những hạn chế nhất định Đồng Nai đã cố gắng quản lý chặt chẽ hơn bằng nhiều biện pháp kiểm tra giám sát thƣờng xuyên hạn chế tối đa sự lợi dụng kẽ hở của các doanh nghiệp FDI để trục lợi làm tổn hại đến lợi ích của Đồng Nai, điều này đƣợc minh chứng thông qua sự đánh giá về mức độ đáp ứng của Đồng Nai trong quản lý đối với nhân tố này đạt 80,34%, đạt mức độ đáp ứng cao nhất trong tất cả các nhân tố.

Tiếp theo nhóm nhân tố cơ sở vật chất hạ tầng Đồng Nai; mức lƣơng lao động, giá của các sản phẩm dich vụ tại Đồng Nai; tài nguyên và nguồn nhân lực Đồng Nai chiếm vị trí thứ 3;4;5 trong mức độ quan tâm của các doanh nghiệp; và mức độ đáp

ứng của Đồng Nai theo đánh giá của các nhà đầu tƣ lần lƣợt đạt 79,70%; 78,4%; 76,6% .

Từ những phân tích đánh giá kết quả khảo sát thực tế từ các doanh nghiệp FDI thì mức độ hài lòng của các doanh nghiệp khi đầu tƣ tại Đồng Nai cũng tƣơng đối cao, đạt trên 75% xếp loại khá. Điều này chứng tỏ mức độ hấp dẫn của Đồng Nai đạt mức cao tuy nhiên vẫn chƣa thật sự hấp dẫn cho các nhà đầu tƣ, bằng chứng vốn đầu tƣ FDI vào các KCN Đồng Nai bị chững lại trong những năm gần đây, sức hút của các KCN Đồng Nai không còn hấp dẫn so với trƣớc dù mức đầu tƣ vào Đồng Nai vẫn tăng qua các năm. Vì vậy trong giai đoạn tới cần định hƣớng sắc bén để thu hút hiệu quả hơn vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào Đồng Nai bằng những giải pháp hữu hiệu và thiết thực nhất.

2.5 Đánh giá chung về thực trạng vốn FDI tại Đồng Nai 2.5.1 Lợi ích của FDI mang lại cho Đồng Nai 2.5.1 Lợi ích của FDI mang lại cho Đồng Nai

Đồng Nai là một trong những địa phƣơng đi đầu cả nƣớc trong thu hút FDI, cho đến nay đã đạt đƣợc những thành tựu đáng kể làm thay đổi Đồng Nai trên nhiều lĩnh vực kinh tế xã hội nhƣng bên cạnh đó cũng có những hạn chế không nhỏ.

* Ƣu thế:

- Dòng vốn FDI vào Đồng Nai vẫn liên tục tăng qua các năm dù vốn đổ vào các KCN bị chững và sụt giảm trong giai đoạn 2009-2010……

- Nhờ có hoạt động thu hút FDI, tạo điều kiện cho sự phát triển của cơ sở hạ tầng ngoài khu công nghiệp và các ngành nghề khác phát triển nhƣ khu dân cƣ và đô thị mới, tạo ra hệ thống kết cấu hạ tầng mới, hiện đại đồng thời khắc phục nhƣợc điểm về kết cấu hạ tầng của địa phƣơng. Đặc biệt là sự hình thành và phát triển ngày càng lớn mạnh của hệ thống tài chính ngân hàng, bƣu chính viễn thông, dịch vụ vận tải, bảo hiểm… làm thay đổi bộ mặt của Đồng Nai, tạo nên một Đồng Nai ngày càng hiện đại và lớn mạnh.

- Sự phát triển nhanh của các doanh nghiệp đầu tƣ nƣớc ngoài đã tạo điều kiện cho Đồng Nai tiếp cận và từng bƣớc nâng cao trình độ khoa học công nghệ thế giới. Đã có nhiều công nghệ mới du nhập vào Đồng Nai nhƣ: sản xuất linh kiện bán dẫn và điện tử cao cấp, sản xuất vật liệu siêu bền dùng trong công nghiệp hàng không, các thiết bị cơ khí chính xác…

- Các doanh nghiệp FDI tại các KCN đóng góp phần lớn vào tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của toàn Tỉnh, cao điểm nhất vào năm 2010 tuy số lƣợng vốn FDI thu hút đƣợc ít nhất trong toàn giai đoạn nhƣng tỷ trọng xuất nhập khẩu đạt cao nhất chiếm 58% (9.666,3 triệu USD) kim ngạch xuất nhập khẩu của toàn Tỉnh, đóng góp đáng kể vào nguồn thu ngân sách của Tỉnh dùng cho chi tiêu ngân sách và nộp ngân sách Trung Ƣơng. Nguồn thu này cũng tăng dần đều qua các năm, đạt cao nhất vào năm 2010, tổng thu ngân sách tại các KCN đối với các doanh nghiệp FDI đạt 2.867 tỷ đồng đạt 21,24% tổng thu ngân sách của toàn Tỉnh. Điều này chứng tỏ đƣợc hiệu quả kinh tế rõ ràng khi thu hút FDI vào các KCN tại Đồng Nai.

- Các doanh nghiệp FDI tại các KCN cũng góp phần giải quyết một lƣợng lớn lao động địa phƣơng và lao động trong cả nƣớc làm giảm thiểu tỷ lệ thất nghiệp và nâng cao thu nhập của ngƣời dân. Nếu năm 2001, tỷ lệ thất nghiệp tại Đồng Nai là 4% thì đến năm 2007, tỷ lệ thất nghiệp địa phƣơng giảm còn 2,1%; nếu GDP bình quân đầu ngƣời tại Đồng Nai năm 2001 đạt 7.335.000 đồng thì các năm sau đó đều tăng lên đáng kể và đến năm 2010 sau gần 10 năm GDP bình quân đầu ngƣời của Đồng Nai đạt 29.084.000 đồng tăng gần gấp 4 lần so với năm 2001. Điều này có phần đóng góp to lớn từ hoạt động thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài tại Đồng Nai.

- Nhờ có sự hình thành và phát triển của các doanh nghiệp FDI, trình độ học vấn và tay nghề của lao động đƣợc nâng cao.

- Các doanh nghiệp FDI trong quá trình phát triển đã góp phần nhất định vào việc hạn chế ô nhiễm và bảo vệ môi trƣờng. Việc bố trí các xí nghiệp công nghiệp trong KCN nhằm mục đích tập trung chất thải để xử lý, tránh đƣợc tình trạng chất thải bị phân tán đồng thời còn tạo điều kiện cho các cơ quan quản lý môi trƣờng dễ kiểm tra để xử lý kịp thời sai phạm.

- Thúc đẩy quan hệ hợp tác trong nƣớc và quốc tế: trong quá trình thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài, Đồng Nai có quan hệ gắn kết với các địa phƣơng trong vùng và cả nƣớc, đặc biệt là hợp tác bảo vệ nguồn nƣớc sông Đồng Nai. Cũng thông qua hoạt động thu hút đầu tƣ, Đồng Nai đã thiết lập mối quan hệ hợp tác song phƣơng với một số Tỉnh trong khu vực và thế giới. Hiện nay, Đài Loan, Hàn Quốc và Nhật Bản là một trong những nƣớc có lƣợng vốn FDI nhiều nhất vào Đồng Nai. Điều này tạo

cơ hội cho sự phát triển hợp tác cao hơn nữa giữa các vùng miền của Việt Nam và các nƣớc đầu tƣ.

* Hạn chế:

- Tuy Đồng Nai là Tỉnh thành công trong thu hút vốn FDI nhƣng trong những năm gần đây có dấu hiệu chững lại chƣa xứng với tiềm năng cụ thể chất lƣợng của dự án chƣa cao thể hiện ở qui mô dự án ngày càng thấp hơn, nếu giai đoạn 1995- 2000 đạt 14,11 triệu USD trên một dự án thì giai đoạn 2001-2005 đạt 9,13 triệu USD trên một dự án, giai đoạn 2006-2007 đạt 9,60 triệu USD, và còn thể hiện qua các chỉ số về kinh tế nhƣ FDI/GDP; số ngƣời lao động FDI/số lao động Đồng Nai ngày càng giảm sút qua các năm của giai đoạn 2001-2010.

- Nhiều quốc gia đầu tƣ tại Đồng Nai dẫn đến sự du nhập các nền văn hóa trong việc quản lý dẫn đến một số bất đồng trong quan hệ giữa ngƣời sử dụng lao động và ngƣời lao động trong các doanh nghiệp FDI ngày càng gia tăng nhƣ tranh chấp lao động, đình công... xoay quanh vấn đề thu nhập của ngƣời lao động. Đây cũng là một hạn chế trong việc thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài.

- Các dự án thu hút FDI nói chung trong thời gian qua chủ yếu vẫn là sản xuất sử dụng nhiều lao động hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực công nghiệp nhẹ, gia công, giá trị thu hồi vốn nhanh, giá trị gia tăng thấp chƣa có những dự án mang tính công nghệ cao vƣợt bậc nhƣ ở các nƣớc Mỹ, Anh, Pháp... nên chƣa tạo đƣợc thế mạnh trong tiếp thu KHKT tiên tiến từ các nƣớc và chƣa phát triển đƣợc ngành công nghiệp hỗ trợ.

- Trong hoạt động sản xuất kinh doanh tại Đồng Nai, việc chấp hành nghiêm chỉnh yêu cầu của pháp luật của một số doanh nghiệp còn yếu, chƣa mang tính tự giác nhƣ việc nộp các báo cáo định kỳ cho các cơ quan chức năng, báo cáo tài chính, báo cáo thuế…, ngoài ra các doanh nghiệp FDI cũng cố tình lách luật để trốn thuế hoặc nợ thuế gây tổn thất cho NSNN, khó khăn cho Đồng Nai trong công tác quản lý.

- Về phân bố các KCN: việc thu hút FDI tập trung vào một số khu vực có kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội thuận lợi, nhƣ Biên Hòa, Long Thành, Nhơn Trạch, Trảng Bom. Đây là các địa phƣơng thuận tiện về giao thông trong tiếp cận cảng biển, hàng không, đƣờng bộ nên thu hút nhiều dự án đầu tƣ FDI trong khi các KCN khác đã

hoặc đang đƣợc triển khai xây dựng sau này vẫn chƣa hoặc thu hút rất ít đầu tƣ nhƣ KCN Giang Điền, Long Khánh, An Lộc - Bình Sơn, Tân Phú, Long Đức… gây ra sự chênh lệch về dân cƣ và lao động tập trung quá nhiều vào các khu vực phát triển kéo theo đó là hàng loạt vấn đề cần phải đƣợc quản lý chặt chẽ nhƣ về lƣợng lao động nhập cƣ, tình hình an ninh xã hội, nạn kẹt xe…

- Về môi trƣờng:

+ Nhiều doanh nghiệp vi phạm về việc xả thải gây ô nhiễm môi trƣờng nghiêm trọng nhƣ vi phạm của công ty Vedan, công ty quản lý KCN Sonadezi. Đây là một hạn chế lớn trong việc thu hút FDI tại Đồng Nai nói riêng và Việt Nam nói chung nếu không quản lý chặt chẽ về vi phạm môi trƣờng.

2.5.2 Đồng Nai và các KCN trong công tác thu hút và quản lý thực hiện các dự án FDI Đồng Nai các dự án FDI Đồng Nai

2.5.2.1 Thuận lợi, khó khăn từ nội tại Đồng Nai cho việc thu hút FDI * Thuận lợi: * Thuận lợi:

Một phần của tài liệu Thu hút FDI tại đồng nai đến năm 2015 (Trang 36 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)