II. Đồng Nai trong công tác thu hút và quản lý thực hiện các dự án FDI Lợi thế về vị trí địa lý, tài nguyên
3.1 Định hƣớng thu hút hiệu quả FDI tại Đồng Nai đến năm
Theo Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ VIII và Nghị quyết của HĐND tỉnh: “Phát triển nhanh, toàn diện và bền vững các lĩnh vực kinh tế, văn hóa – xã hội, môi trƣờng và bảo đảm vững chắc quốc phòng – an ninh, xây dựng Đồng Nai trở thành trung tâm công nghiệp, dịch vụ lớn và hiện đại của khu vực phía Nam, … năm 2015 trở thành tỉnh cơ bản CNH – HĐH, và năm 2020 trở thành tỉnh CNH – HĐH”.
Theo “đề án đánh giá thực trạng FDI và đề ra định hƣớng chính sách, giải pháp để nâng cấp FDI trong giai đoạn 2011 – 2020” vừa trình Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt vào quý II/2012, đề án đã yêu cầu các địa phƣơng loại bỏ các dự án tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm, quy mô vốn thấp nhƣng sử dụng diện tích đất lớn, kinh doanh không hiệu quả, khai thác, sử dụng nhiều tài nguyên và có công nghệ lạc hậu, tiêu tốn nhiều năng lƣợng; nên tập trung vào các dự án công nghệ cao, sạch, công nghiệp phụ trợ, sản xuất hàng xuất khẩu.
Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ đang cùng các bộ, ngành soạn thảo đề án đối tác chiến lƣợc, danh mục quốc gia kêu gọi đầu tƣ nƣớc ngoài giai đoạn 2011 – 2015 và Nghị quyết của Chính phủ trong thời gian tới, theo đó: Trong công tác cấp phép đầu tƣ, các cơ quan cấp phép đã xem xét kỹ hơn, chuyên sâu để hạn chế các dự án kém hiệu quả và các nhà đầu tƣ thiếu năng lực. Thời gian cấp phép và cơ chế phối hợp trong quá trình xem xét, cấp giấy chứng nhận đầu tƣ đã có những chuyển biến tích cực theo hƣớng đơn giản và nhanh chóng. Tuy nhiên vẫn tồn tại một số bất cập do luật pháp còn chƣa đồng bộ, quy hoạch chƣa rõ ràng.
Để thu hút và nâng cao hiệu quả dòng vốn FDI, các chuyên gia cho rằng cần chú trọng và tăng cƣờng theo hƣớng: nâng cao chất lƣợng và hiệu quả vốn FDI, nâng cao hiệu lực và hiệu quả của công tác quản lý nhà nƣớc, hoàn thiện cơ chế quản lý nhà nƣớc về FDI. Trong đó, tập trung đổi mới đồng bộ về thể chế, luật pháp, công tác quy hoạch, quản lý nhà nƣớc nhƣ xúc tiến đầu tƣ, thẩm định, cấp phép, hƣớng dẫn, triển khai dự án, theo dõi, hỗ trợ, kiểm tra giám sát hoạt động sản xuất kinh doanh, cải tiến phân cấp quản lý, thiết lập hệ thống thu thập và xử lý thông tin về FDI. Các chuyên gia cũng cho rằng, trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp FDI đang gặp khó khăn do tác động từ khủng hoảng kinh tế toàn cầu và lạm phát trong nƣớc, Chính phủ và chính quyền các cấp cần tiếp cận, hƣớng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp vƣợt qua tình trạng kinh doanh kém hiệu quả. Đây là cách xúc tiến đầu tƣ tốt nhất vì các doanh nghiệp này sẽ quảng bá rộng rãi chính sách và phƣơng thức hoạt động của bộ máy nhà nƣớc ra bên ngoải.
Đối với các cuộc vận động đầu tƣ, cần hƣớng chủ yếu vào các tập đoàn xuyên quốc gia (TNCs) hàng đầu thế giới để thu hút những dự án công nghệ cao, dịch vụ hiện đại; nghiên cứu và phát triển, đào tạo nguồn nhân lực chất lƣợng cao, thƣờng xuyên cập nhật thông tin về điều kiện đảm bảo đầu tƣ theo yêu cầu của từng TNCs thay cho những cuộc hội thảo đông ngƣời kém hiệu quả. Sau khủng hoảng kinh tế thế giới, TNCs điều chỉnh thị trƣờng đầu tƣ và khi đó Việt Nam nói chung và Đồng Nai nói riêng có thể sẽ không còn đƣợc lựa chọn hoặc đƣợc đƣa vào diện ƣu tiên, do đó cần theo dõi để biết đƣợc chiến lƣợc đầu tƣ mới của TNCs.
Trong năm 2012 và thời gian tới, việc quản lý FDI sẽ chú trọng và tăng cƣờng theo hƣớng: nâng cao chất lƣợng, hiệu quả vốn FDI; nâng cao hiệu lực, hiệu quả của
công tác quản lý nhà nƣớc và hoàn thiện cơ chế quản lý nhà nƣớc về FDI, đồng thời, đôn đốc các bộ, ngành và các địa phƣơng triển khai thực hiện tốt các nội dung đƣợc nêu tại Chỉ thị 1617/CT-TTg, ngày 19-9-2011 của Thủ tƣớng Chính phủ “Về việc tăng cƣờng thực hiện và chấn chỉnh công tác quản lý đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài trong thời gian tới”.
Việc thu hút FDI sẽ không đặt nặng về lƣợng vốn đăng ký mà tập trung vào thúc đẩy giải ngân FDI, thu hút FDI phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015 và Chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020
Chủ trƣơng đối với khu vực đầu tƣ nƣớc ngoài là tiếp tục thu hút và đẩy nhanh tiến độ giải ngân các nguồn vốn đã cam kết, có định hƣớng thu hút vào các vùng một cách hợp lý, vào các lĩnh vực ƣu tiên trên cơ sở phát triển bền vững và tiếp tục chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nâng cao chất lƣợng và sức cạnh tranh của doanh nghiệp và của từng sản phẩm ở thị trƣờng nội địa và thế giới.
Thực hiện chủ trƣơng để FDI tiếp tục đóng vai trò là nguồn vốn quan trọng cho đầu tƣ phát triển và khu vực doanh nghiệp FDI ngày càng đóng góp tích cực vào quá trình chuyển dịch cơ cấu và tăng trƣởng kinh tế Việt Nam nói chung và Đồng Nai nói riêng.
Việc thu hút FDI sẽ có chọn lọc, định hƣớng vào những lĩnh vực cơ sở hạ tầng, công nghiệp “xanh”, thân thiện với môi trƣờng; lĩnh vực tạo liên kết với các khu vực kinh tế khác và liên kết vùng; công nghiệp hỗ trợ, tham gia mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu; lĩnh vực có lợi thế cạnh tranh; lĩnh vực công nghệ cao, đào tạo nguồn nhân lực... Hạn chế thu hút FDI trong những lĩnh vực phi sản xuất, làm gia tăng nhập siêu, sử dụng không hiệu quả tài nguyên và đất đai, công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trƣờng.
Theo định hƣớng thu hút đầu tƣ của tỉnh Đồng Nai, năm 2012, tỉnh sẽ thu hút các dự án có vốn đầu tƣ lớn sử dụng công nghệ tiên tiến, các dự án thuộc ngành công nghiệp hỗ trợ. Điều này phù hợp với việc thu hút nguồn vốn FDI từ Nhật Bản.
Để giữ đƣợc nhịp độ phát triển cao, Đồng Nai sẽ dành sự quan tâm hơn trong việc thu hút các nhà đầu tƣ từ Nhật, Mỹ và EU, quan tâm thu hút các dự án quy mô lớn, các dự án công nghệ kỹ thuật cao, các dự án dịch vụ và các dự án đầu tƣ vào
các địa bàn kinh tế xã hội khó khăn của tỉnh nhằm tiến tới mục tiêu phát triển bền vững, phát triển hài hòa cả ba mặt: kinh tế, xã hội và môi trƣờng. Định hƣớng đƣợc cụ thể nhƣ sau: