Mặc dù đã đạt đƣợc những kết quả tƣơng đối thành công trong việc phát triển các KCN và hệ thống hạ tầng trong thời gian qua nhƣng nhìn chung vẫn còn một số hạn chế nhất định sau:
+ Dù đƣợc chú trọng đầu tƣ nhƣng hạ tầng xã hội về chăm lo đời sống của ngƣời lao động nhƣ nhà ở, trƣờng học, khu vui chơi vẫn còn vẫn còn thiếu thốn, chƣa đạt tiêu chuẩn cũng gây khó khăn cho quảng bá thu hút đầu tƣ tại Đồng Nai.
+ Do thiếu vốn và thiếu sự quan tâm đặc biệt các công trình hàng rào ngoài KCN chƣa theo kịp tốc độ phát triển các KCN nhƣ đƣờng 25B, 25C (đoạn qua KCN Nhơn Trạch 5), đƣờng N2 (nối KCN Nhơn Trạch III giai đoạn 2 và Nhơn Trạch VI; hệ thống tiếp nhận nƣớc mƣa nƣớc thải các KCN Nhơn Trạch II-Lộc Khang, Nhơn Trạch II-Nhơn Phú đến nay vẫn chƣa đƣợc triển khai thực hiện.
Kết quả khảo sát thực tế tại các doanh nghiệp FDI cho thấy trong thang điểm 5 thì mức độ quan trọng của nhóm các yếu tố về cơ sở vật chất hạ tầng Đồng Nai đạt giá trị trung bình 4.184 nhưng mức độ đáp ứng của Đồng Nai chỉ đạt 3.207. Điều này cho thấy tồn tại những hạn chế trong việc xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng để thu hút đầu tư FDI tại các KCN Đồng Nai và cần phải có những giải pháp hoàn thiện vấn đề này.
2.5.2.3 Tổ chức thực hiện, quản lý và kiểm tra
* Ưu thế:
Để thực hiện tốt công tác thu hút và thực hiện có hiệu quả đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài Tỉnh có nhiều biện pháp tổ chức quản lý và kiểm tra chặt chẽ thông qua đại diện là BQL các KCN Đồng Nai có mặt ở hầu khắp các KCN trên địa bàn Tỉnh.
+ Thực hiện chỉ đạo của Bộ Kế hoạch đầu tƣ theo công văn số 2879/BKH- ĐTNN, Đồng Nai đã tăng cƣờng công tác kiểm tra, giám sát tình hình triển khai thực hiện các dự án đã đƣợc cấp giấy chứng nhận đầu tƣ, đôn đốc các dự án tạm dừng triển khai thực hiện… trên khắp các KCN trên địa bàn Tỉnh nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn FDI.
+ Tỉnh đã rất quan tâm chỉ đạo các ngành các cấp chăm lo nhà ở cho lao động thông qua việc xây dựng nghị quyết chuyên đề để huy động nguồn lực trong xã hội tạo dựng chỗ ở cho công nhân lao động.
+ Sau khi BQL các KCN đƣợc thành lập đã phối hợp tích cực với các ngành tham gia trong công tác bảo vệ môi trƣờng để tăng cƣờng công tác bảo vệ môi trƣờng có hiệu quả và giải quyết dứt điểm những tồn đọng. Tỉnh Đồng Nai đã ban hành nhiều văn bản nhằm giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trƣờng trong các KCN nhƣ tạm thời không cấp phép đầu tƣ và hạn chế đầu tƣ các loại hình công nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm trên lƣu vực sông Thị Vải, cũng nhƣ yêu cầu các KCN phải bảo đảm hoàn tất công trình xử lý nƣớc thải mới đƣợc thu hút các dự án đầu tƣ vào KCN. Sau sự cố công ty Vedan, công ty Sonadezi thải chất thải gây nguy hại đến môi trƣờng, Tỉnh đã chỉ đạo cử các phái đoàn thanh tra, giám sát chặt chẽ hơn hoạt động của các công ty FDI đồng thời cũng xử lý nghiêm các công ty vi phạm.
* Hạn chế:
Trong cố gắng để thực hiện quản lý thu hút hiệu quả FDI trong thời gian qua và sắp tới, Đồng Nai cũng còn tồn đọng những khó khăn và hạn chế nhất định trong công tác quản lý dòng vốn FDI:
+ Về tồ chức và quản lý thủ tục hành chính, Đồng Nai còn nhiều hạn chế vì chậm giải quyết khó khăn cho các doanh nghiệp, thái độ phục vụ các doanh nghiệp FDI đôi khi còn “hành là chính”… chƣa giải quyết thỏa đáng nguyện vọng của các doanh nghiệp.
+ Hệ thống pháp luật chƣa chặt chẽ, trình độ quản lý còn hạn chế dẫn đến khó khăn trong quản lý về thuế, xử lý các dự án FDI vắng chủ, hoạt động chuyển giá...
+ Tại Việt Nam theo thống kê có ít nhất 870 doanh nghiệp FDI có dấu hiệu chuyển giá hoặc khai lỗ nhiều năm nhƣng vẫn mở rộng sản xuất. Với Đồng Nai qua kiểm tra của cục thuế cho biết có không ít doanh nghiệp FDI sử dụng nhiều biện pháp né thuế, trong đó phổ biến là chuyển giá, phân tán lợi nhuận qua hợp đồng khống, chuyển số lƣợng lớn sản phẩm qua nƣớc ngoài dƣới hình thức chào hàng, lợi dụng sơ hở trong chính sách ƣu đãi của Việt Nam… Năm 2010, cục thuế Đồng Nai khi thanh tra chống chuyển giá đã yêu cầu công ty Changshing Việt Nam giảm lỗ trên 120 tỷ đồng, công ty liên doanh Suzuki Việt Nam giảm lỗ trên 70 tỷ đồng.
▫ Về mặt công tác tổ chức thu hút FDI tại Đồng Nai cũng chƣa thực sự tạo ra hiệu quả trong giải quyết việc làm cho ngƣời lao động một cách đồng đều giữa các doanh nghiệp trong các vùng của Đồng Nai.
Theo kết quả khảo sát năm 2011 tại các doanh nghiệp FDI KCN Đồng Nai cho thấy trong hoạt động kiểm tra giám sát của chính quyền Đồng Nai là nhân tố được các nhà đầu tư FDI quan tâm nhất trong các nhóm nhân tố ảnh hưởng đến sự quyết định đầu tư vào các KCN Đồng Nai, trong thang điểm 5 đạt giá trị trung bình 4,559 nhưng mức độ đáp ứng của Đồng Nai đạt 3,663 tương đương đáp ứng được 80,34% và Đồng Nai cũng đáp ứng được cao nhất trong nhóm các nhân tố.
Với những ưu thế và hạn chế trong thu hút và quản lý FDI tại các KCN Đồng Nai phân tích ở trên được tóm tắt trong bảng dưới đây:
Bảng 2.13: Bảng tóm tắt những ưu thế và hạn chế trong thu hút và quản lý thực hiện FDI tại các KCN Đồng Nai
Ưu thế: Hạn chế: