Về mặt kinh tế

Một phần của tài liệu Thu hút FDI tại đồng nai đến năm 2015 (Trang 53)

II. Đồng Nai trong công tác thu hút và quản lý thực hiện các dự án FDI Lợi thế về vị trí địa lý, tài nguyên

3.1.1 Về mặt kinh tế

Tăng nhanh các dự án có công nghệ kỹ thuật cao, các dự án phát triển đô thị, dịch vụ và các dự án đầu tƣ vào các địa bàn kinh tế xã hội khó khăn của tỉnh.

Hoàn thiện quy hoạch để thuận lợi trong việc mời gọi đầu tƣ, trong đó chú trọng quy hoạch các khu đô thị mới, các trung tâm tài chính thƣơng mại dịch vụ du lịch, khu chăn nuôi – chế biến, khu vực phát triển công nghiệp.

Trong phát triển công nghiệp phải gắn liền với phát triển đô thị, trung tâm thƣơng mại – dịch vụ, trung tâm đào tạo, khu vui chơi giải trí, kết nối chặt chẽ với hạ tầng kỹ thuật, môi trƣờng sống xung quanh với phát triển công nghiệp nông thôn, trong đó:

* Ƣu tiên đột phá phát triển các KCN – đô thị, khu đô thị - công nghệ cao, khu liên hợp công – nông nghiệp ứng dụng kỹ thuật cao gắn liền giữa nghiên cứu – nuôi trồng – chế biến, các KCN chuyên ngành và các khu liên hợp các sản phẩm có hàm lƣợng kỹ thuật cao, công nghiệp phụ trợ và công nghệ sạch nhƣ: KCN cơ khí chế tạo máy và sản xuất – lắp ráp ô tô, KCN điện tử - công nghệ thông tin, ….

* Hạn chế phát triển công nghiệp tại các trung tâm đô thị lớn, chuyển dần dự án đầu tƣ về địa bàn nông thôn, các vùng còn nhiều quỹ đất phát triển nhƣng điều kiện kinh tế xã hội khó khăn. Song vẫn đảm bảo quỹ đất nông nghiệp phù hợp để sản xuất lƣơng thực, thực phẩm phục vụ con ngƣời và gia súc.

Xây dựng đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật nhƣ: giao thông, hệ thống cấp điện, cấp thoát nƣớc, bƣu chính – viễn thông, cây xanh, chiếu sáng công cộng, phòng cháy chữa cháy, nhà máy xử lý chất thải, trạm trung chuyển chất thải, trạm xe buýt, trạm điện thoại công cộng, … theo hƣớng hiện đại, vận hành thông suốt và ổn định.

Một phần của tài liệu Thu hút FDI tại đồng nai đến năm 2015 (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)