Kết quả đạt được

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động SX KD của các doanh nghiệp gốm biên hòa đến năm 2020 (Trang 60 - 61)

d/ Nét riêng biệt và độc đáo của gốm Biên Hòa Đồng Na

2.2.1 Kết quả đạt được

Trong những năm qua, ngành gốm mỹ nghệ Đồng Nai vẫn tiếp tục phát triển và phát huy được ngành nghề truyền thống của địa phương, góp phần vào KNXK của tỉnh hàng chục triệu USD, giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động trong vùng, cụ thể:

 Các DN gốm Biên Hòa duy trì được hoạt động SX-KD, nhiều doanh nghiệp phát triển mạnh và có quy mô ngày càng lớn, đã thể hiện sự nỗ lực trong tình hình mới nhằm mục tiêu bảo tồn và phát triển một ngành nghề truyền thống lâu đời, gắn liền với bản sắc văn hóa dân tộc của vùng đất Biên Hòa - Đồng Nai.

 Thị trường tiêu thụ sản phẩm tiếp tục được mở rộng, cùng với sự hỗ trợ của các cơ quan nhà nước, các DN gốm đã nỗ lực khai thác thị trường tiêu thụ, tính đến thời điểm hiện nay có mặt trên 30 nước trên thế giới từ Châu Âu, Châu Á, Châu Mỹ…

 Các doanh nghiệp đã quan tâm đầu tư công nghệ vào sản xuất, nhất là các thiết bị lò nung, tạo hình..., nhằm tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm và giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Từng bước nâng cao hiệu quả sản xuất các cơ sở gốm trên địa bàn, tăng cường nghiên cứu, đổi mới công nghệ, hoàn thiện quy trình sản xuất.

 Mẫu mã và chất lượng sản phẩm ngày càng được nâng cao và đa dạng: Các cơ sở sản xuất gốm đã tăng cường sáng tạo mẫu mã mới và giảm thiểu các lỗi trong sản xuất để tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các đối thủ cạnh tranh cùng ngành gốm sứ trong và ngoài nước. Cho đến nay hàng trăm mẫu mã về bình hoa, các loại thú, tượng bằng gốm của các DN được khách hàng trên thế giới ưa chuộng.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động SX KD của các doanh nghiệp gốm biên hòa đến năm 2020 (Trang 60 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)