Đẩy mạnh lộ trình hình thành cụm công nghiệp gốm “Tân Hạnh” đúng tiến độ nhằm tạo điều kiện cho các DN gốm Biên Hòa nhanh chóng ổn định hoạt động SXKD.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động SX KD của các doanh nghiệp gốm biên hòa đến năm 2020 (Trang 84 - 89)

nhằm tạo điều kiện cho các DN gốm Biên Hòa nhanh chóng ổn định hoạt động SX-KD.

- Thúc đẩy mối liên kết hợp tác giữa các DN gốm Biên Hòa với các nhà đầu tư thông qua các chính sách khuyến khích đầu tư được ưu đãi cho ngành gốm.

- Nâng cao năng lực cạnh tranh của các DN gốm Biên Hòa thông qua việc nâng cao hiệu quả hoạt động của hiệp hội gốm mỹ nghệ Đồng Nai.

Giải pháp này được triển khai thực hiện trong giai đoạn từ 2011-2014 và đi vào ổn định từ 2015 - 2020 [PL 9].

b/ Nội dung

3.2.3.1 Giải pháp hỗ trợ di dời các DN gốm Biên Hòa vào cụm công nghiệp:

đô thị thành phố Biên Hòa phải thực hiện hoàn tất di dời và đi vào hoạt động tại cụm công nghiệp gốm “Tân Hạnh”. Do đó, đẩy nhanh việc quy hoạch cụm công nghiệp gốm Tân Hạnh là hết sức cần thiết để các doanh nghiệp nhanh chóng ổn định và có mặt bằng phát triển sản xuất.

Việc di dời các cơ sở sản xuất gốm đang hoạt động xen lẫn trong khu dân cư vào trong cụm công nghiệp là một trong những khó khăn lớn, nhưng cũng là cơ hội cho ngành gốm Đồng Nai và các DN gốm Biên Hòa phát triển bền vững, do đó vấn đề về mặt bằng và chính sách hỗ trợ di dời cần tập trung vào một số biện pháp sau:

 Hiệp hội gốm mỹ nghệ Đồng Nai cần bám sát với sở, ban ngành địa phương nhằm đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng cụm công nghiệp gốm Tân Hạnh để các DN gốm Biên Hòa thực hiện di dời ổn định cho hoạt động sản xuất vào năm 2015.

 Việc xem xét ưu tiên bố trí mặt bằng đất đai cho các doanh nghiệp di dời trên các tiêu chí về đối tượng, quy mô sản xuất, phạm vi, chủng loại sản phẩm như: Ưu tiên cho các cơ sở thuộc đối tượng di dời trong địa bàn TP. Biên Hoà; Ưu tiên dành một phần quỹ đất cho việc xây dựng mô hình làng nghề theo hướng công nghiệp và hiện đại hóa.

3.2.3.2 Giải pháp khuyến khích đầu tư:

Chính quyền địa phương cần hỗ trợ thông qua các chính sách khuyến khích các DN trong và ngoài tỉnh đầu tư máy móc thiết bị hiện đại để thăm dò, khái thác các điểm mỏ đất sét làm gốm sẵn có tại địa phương và chế biến tinh nguyên liệu đất sét nhằm cung cấp đầy đủ cho các DN gốm trong tỉnh, đáp ứng yêu cầu chất lượng của từng loại sản phẩm gốm đặc thù.

3.2.3.3 Giải pháp nâng cao vai trò hiệp hội gốm mỹ nghệ Đồng Nai:

Hiệp hội là cầu nối giữa cơ quan nhà nước với các DN thành viên và thông qua vai trò của hiệp hội để giải quyết các vướng mắc trong quá trình thực hiện phát triển hoạt động SX-KD, qua đó, quy định hành vi thị trường của các DN xuất khẩu và phối hợp giá cả trên thị trường thế giới để bảo vệ lẫn nhau, không bị các DN nước nhập khẩu bắt chẹt trên thương trường. Đồng thời phòng ngừa tính cạnh tranh không lành mạnh giữa các DN xuất khẩu và ngăn chặn các DN khác bán với giá quá rẻ tạo nguy cơ bị kiện bán phá giá.

c/ Hiệu quả

Giải pháp hỗ trợ có một ý nghĩa quan trọng, có tác động và ảnh hưởng tích cực đến hoạt động SX-KD của các DN gốm Biên hòa, cụ thể góp phần:

- Nâng cao năng lực cạnh tranh cho các DN gốm Biên Hòa khi hoạt động trong cụm công nghệp do giảm được chi phí phân bổ vốn đầu tư trong giá thành sản phẩm.

- Khai thác nguồn vốn đồng thời tiếp nhận được công nghệ mới và kinh nghiệm quản lý SX-KD của nhà đầu tư.

- Nâng cao uy tín của hiệp hội gốm mỹ nghệ Đồng Nai, là nơi đại diện tiếng nói chung đồng thời là điểm tựa, niềm tin cho các DN gốm Biên Hòa vững bước trong lộ trình hội nhập kinh tế toàn cầu và phát triển hoạt động SX-KD đến năm 2020.

3.3 KIẾN NGHỊ

Để hỗ trợ các DN gốm Biên Hòa phát triển ổn định và bền vững, góp phần vào sự phát triển chung ngành gốm mỹ nghệ Đồng Nai nhằm đảm bảo tăng trưởng đồng đều giữa các vùng, ổn định đời sống, tăng thu nhập cho người lao động, góp phần tăng KNXK, phát huy những thế mạnh và tiềm năng hiện có. Tác giả đề xuất một số kiến nghị như sau:

3.3.1 Kiến nghị với hiệp hội và viện nghiên cứu gốm sứ Việt Nam:

Thứ nhất: Hiệp hội gốm sứ Việt Nam phối hợp đồng bộ với Tổng cục Hải quan và Bộ công thương để kiểm soát nhằm có biện pháp hạn chế hàng gốm sứ mỹ nghệ nhập khẩu trái phép và trốn thuế bằng đường tiểu ngạch qua biên giới vào Việt Nam.

Thứ hai: Viên nghiên cứu gốm sứ mỹ nghệ cần phát huy vị thế đầu ngành, tập hợp được đội ngũ chuyên gia trong ngành, đầu tư nghiên cứu sản xuất nguyên liệu như men màu, các phương thức sản xuất mới, công nghệ mới và ứng dụng công nghệ hiện đại. Viện phải là nơi tin cậy thực sự cho các DN để cùng hợp tác nghiên cứu ứng dụng vật liệu mới của ngành nhằm tạo ra những sản phẩm cạnh tranh, vừa đậm nét văn hóa truyền thống xen lẫn nét hiện đại riêng cho ngành gốm sứ Việt Nam trên thị trường thế giới.

Thứ ba: Hiệp hội gốm sứ Việt Nam cần xem xét để trình chính phủ về việc quy hoạch nguồn tài nguyên đất làm gốm trong quá trình khai thác và hạn chế các DN khai thác bừa bãi, không đúng mục đích và sử dụng lãng phí nguồn tài nguyên đất quý hiếm này với nguy cơ ngày càng khan hiếm. Điều này sẽ làm ảnh hưởng xấu đến việc duy trì và phát triển nghề gốm truyền thống của địa phương và cả nước trong tương lai.

3.3.2 Kiến nghị với chính quyền địa phương:

Thứ nhất: UBND tỉnh Đồng Nai cần chỉ đạo các ban, ngành chức năng đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cụm công nghiệp gốm Tân Hạnh theo quy hoạch để các DN làng gốm Biên Hòa xây dựng nhà xưởng và đi vào hoạt động SX-KD

trong thời gian sớm nhất.

Thứ hai: Hỗ trợ vay vốn đối với các dự án đầu tư di dời vào cụm công nghiệp gốm tập trung theo thông tư 113/2006/TT-BTC, hướng dẫn một số nội dung về ngân sách nhà nước hỗ trợ ngành nghề nông thôn của nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 07/07/2006, trong đó quy định “…Nguồn hỗ trợ từ ngân sách địa phương tối đa là 60% tổng mức vốn đầu tư , nguồn huy động đóng góp của tổ chức cá nhân được hưởng lợi và nguồn huy động hợp pháp khác tối thiểu là 40% tổng mức vốn đầu tư ”, và các chính sách ưu đãi trong thông tư này cũng nêu rõ “… Khi di dời ra khỏi khu dân cư đến địa điểm quy hoạch, cơ sở ngành nghề nông thôn được ưu đãi về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thuế sử dụng đất và hỗ trợ kinh phí để di dời theo quy định tại quyết định số 74/2005/QĐ-TTg ngày 06/04/2005 của Thủ tướng chính phủ”, đồng thời cũng theo quy định tại điều 7 của thông tư 84/2011/TT-BTC hướng dẫn một số chính sách tài chính khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông thôn theo nghị định sớ 61/2010/NĐ-CP ngày 04/6/2010 về việc “Miễn giảm tiền sử dụng đất khi chuyển mục đích sử dụng đất”. Nếu được thụ hưỡng các nguồn hỗ trợ này, các DN sẽ an tâm và có điều kiện tập trung vốn đầu tư phát triển để sớm đi vào hoạt động sản xuất ổn định.

Thứ ba: Xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp trong việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất của các đơn vị sản xuất gốm thuộc diện phải di dời để các cơ sở sản xuất gốm yên tâm và có thêm nguồn vốn đầu tư sản xuất.

Thứ tư: Hình thành hiệp hội làng nghề thủ công mỹ nghệ Đồng Nai để các làng nghề (gốm, mây tre, đan lát, sơn mài….) có dịp trao đổi những thông tin về thị trường, về lao động…Trên cơ sở đó, hiệp hội làng nghề sẽ điều tiết, bổ sung lực lượng lao động trong làng nghề với đặc thù chung là tạo ra những sản phẩm mỹ nghệ bằng nghệ thuật thủ công với những nguyên liệu sẵn có tại chỗ.

Thứ năm: Tổ chức đối thoại giữa chính quyền địa phương và doanh nghiệp nhằm trao đổi thông tin, tháo gỡ vướng mắc, khó khăn trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp; tuyên dương, khen thưởng các nghệ nhân, doanh nhân, doanh nghiệp gốm Biên Hòa có thành tích xuất sắc trong kinh doanh, có sáng tạo trong thiết kế mẫu mã và truyền dạy nghề.

TÓM TẮT NỘI DUNG CHƯƠNG 3

Trên cơ sở phân tích ma trận đánh giá các yếu tố bên trong IFE, ma trận hình ảnh đối thủ cạnh tranh và ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài EFE, từ đó tác giả đã nhận định và đánh giá chung về những kết quả đạt được và những khó khăn tồn tại trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp gốm Biên Hòa. Thông qua các định hướng và mục tiêu phát triển ngành gốm địa phương cũng như dự báo chỉ tiêu tăng trưởng của ngành gốm mỹ nghệ Đồng Nai, Tác giả đề xuất 3 nhóm giải pháp để phát triển hoạt động SX-KD đến năm 2020 cho các DN gốm Biên Hòa và được thể hiện cụ thể như sau:

a) Nhóm giải pháp tận dụng ưu thế:

1/ Giải pháp thâm nhập thị trường (gồm 3 giải pháp): Củng cố nội lực; Tăng cường hoạt động marketing; Hỗ trợ di dời vào cụm công nghiệp gốm Tân Hạnh

2/ Giải pháp đào tạo, phát triển và duy trì nguồn nhân lực (gốm 2 giải pháp) Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực; Duy trì nguồn nhân lực.

3) Giải pháp liên kết (gồm 3 giải pháp): Liên kết giữa các DN gốm Biên Hòa; Liên kết với nhà cung cấp, nhà đầu tư; Liên kết hợp tác với ngành gốm sứ trong vùng.

b) Nhóm giải pháp khắc phục điểm yếu:

4) Giải pháp tài chính cho đầu tư (gồm 3 giải pháp): Sử dụng nguồn vốn đầu tư; Vốn đầu tư cho công nghệ và môi trường; Đầu tư xây dựng mô hình làng nghề trong cụm công nghiệp gốm Tân Hạnh

5) Giải pháp củng cố và nâng cao uy tín thương hiệu (gồm 3 giải pháp): Phát triển thương hiệu từ nhãn hiệu; Bảo vệ bao vây tên miền thương hiệu; Bảo hộ quyền sở hữu sáng tác.

c) Nhóm giải pháp hỗ trợ (gồm 3 giải pháp): Hỗ trợ di dời; Khuyến khích đầu tư

khai thác nguyên liệu đất; Nâng cao vai trò của hiệp hội gốm mỹ nghệ Đồng Nai.

Tác giả đề ra 17 giải pháp chi tiết trong 2 nhóm giải pháp chủ yếu và nhóm giải pháp hỗ trợ, cùng với một số kiến nghị với hiệp hội gốm sứ Việt Nam, chính quyền sở tại với mong muốn tạo một nền tảng góp phần thúc đẩy tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của địa phương cũng như duy trì và phát triển hoạt động SX-KD của các doanh nghiệp gốm Biên Hòa một cách ổn định và bền vững trong hành trình bảo tồn làng gốm truyền thống.

KẾT LUẬN

Các DN gốm Biên Hòa so với các DN thuộc làng nghề khác tuy không lớn, nhưng sản phẩm của làng gốm Biên Hòa có một ý nghĩa về mặt lịch sử văn hóa to lớn, đã đóng góp đáng kể vào KNXK trên địa bàn, duy trì ngành nghề truyền thống, tạo việc làm cho hàng ngàn lao động và sản phẩm gốm Biên Hòa đã và đang truyền bá đến các nước trên thế giới về nền văn hóa lâu đời, đậm nét bản sắc dân tộc Việt Nam và vùng đất Biên Hòa - Đồng Nai.

Xuất phát từ ý nghĩa tổng quan trên, để đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động SX-KD của các doanh nghiệp gốm Biên Hòa, tác giả đã phân tích tác động môi trường bên ngoài nhằm nhận diện các cơ hội và nguy cơ, xác định các điểm mạnh, điểm yếu từ môi trường nội bộ. Kết hợp với kết quả thu thập các dữ liệu bằng phương pháp chuyên gia, phương pháp điều tra khảo sát để xây dựng ma trận các yếu tố bên trong (IFE), ma trận hình ảnh cạnh tranh, ma trận các yếu tố bên ngoài (EFE) để chọn ra 2 nhóm giải pháp chủ yếu và một nhóm giải pháp hỗ trợ, trong đó tác giả đã đề xuất 17 giải pháp cụ thể để phát triển hoạt động SX-KD. Tác giả kỳ vọng ngành gốm mỹ nghệ Đồng Nai và các DN gốm Biên Hòa sẽ giải quyết được một bài toán khó đó là chiến lược phát triển ngành một cách bền vững, lâu dài theo hướng công nghiệp nghiệp hóa, hiện đại hóa nhưng vẫn giữ nét đặc thù của hình ảnh làng nghề truyền thống để từ đó xây dựng thương hiệu mạnh ”Gốm Biên Hòa - Đồng Nai” gắn liền với thương hiệu quốc gia ”Made in Viet Nam” nhằm tôn vinh các nghệ nhân làng gốm truyền thống và thu hút nhiều khách hàng trong và ngoài nước đến làng nghề hợp tác kinh doanh.

Tuy nhiên, để thực hiện một số giải pháp này một cách tương tác đồng bộ và hiệu quả, Lãnh đạo các DN gốm Biên Hòa, Hiệp hội gốm mỹ nghệ Đồng Nai và các cấp chính quyền hữu quan trong tỉnh cần phối hợp đôn đốc triển khai triệt để, kiểm tra và đánh giá kết quả thực hiện một cách khách quan và trung thực, giúp các DN nhận được những thông tin phản hồi chọn lọc để đưa ra chính sách điều chỉnh kịp thời và phù hợp với tình hình môi trường kinh doanh thực tế nhằm gặt hái được nhiều kết quả và hiệu quả cao nhất góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế cả nước và của Tỉnh Đồng Nai nói riêng.

Do thời gian và phạm vi nghiên cứu có giới hạn, cộng với kiến thức, kinh nghiệm còn hạn chế, Tác giả rất trân trọng tiếp thu các ý kiến đóng góp của quý Thầy, Cô và các bạn có quan tâm để luận văn được thực hiện một cách hoàn chỉnh hơn.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động SX KD của các doanh nghiệp gốm biên hòa đến năm 2020 (Trang 84 - 89)