Những khó khăn tồn tạ

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động SX KD của các doanh nghiệp gốm biên hòa đến năm 2020 (Trang 61 - 64)

d/ Nét riêng biệt và độc đáo của gốm Biên Hòa Đồng Na

2.2.2Những khó khăn tồn tạ

Bên cạnh các kết quả đạt được, sự phát triển của ngành gốm cũng còn một số hạn chế và tồn tại, nhất là trong giai đoạn bị ảnh hưởng sự suy thoái kinh tế toàn cầu, cụ thể :

 Việt Nam là một nước nằm trong khu vực Châu Á, do đó sản phẩm gốm của làng gốm Biên Hòa luôn phải cạnh tranh với các nước trong khu vực như là sản phẩm gốm của Trung Quốc, Thái Lan và trong vùng, đặc biệt có làng gốm Bình Dương, nơi có nhiều thuận lợi về nguyên liệu Kaolin, mặt bằng sản xuất. Bên cạnh, phần lớn quy mô DN đều nhỏ nên khả năng tích luỹ cho đầu tư phát triển không cao.

 Các DN gốm Biên Hòa chủ yếu gặp khó khăn về vốn, mặc dù có một số chính sách ưu đãi đầu tư của chính phủ nhưng việc triển khai thực hiện từ ngân hàng và chính quyền địa phương chưa có động thái hữu hiệu để giải quyết nhu cầu vay vốn đầu tư cho doanh nghiệp, nhất là trong việc đổi mới thiết bị công nghệ khi vào cụm công nghiệp.

 Đồng Nai có nhiều điểm mỏ kaolin nhưng chưa được nghiên cứu khai thác phục vụ trực tiếp trên địa bàn mà chủ yếu nhập về từ Bình Dương, do đó về tính chủ động trong khâu nguyên liệu có những hạn chế và do phải vận chuyển xa, làm tăng chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm cao, sức cạnh tranh kém so với ngành gốm trong vùng.

 Các DN gốm Biên Hòa từ việc cơ sở sản xuất phân tán, thiếu sự tập trung và thống nhất hoạt động kinh doanh từ vai trò của Hiệp hôi gốm mỹ nghệ Đồng Nai nên làm giảm năng lực cạnh tranh, đồng thời do thiếu sự liên kết, hợp tác dẫn đến tình trạng tranh mua, tranh bán, sao chép mẫu mã của nhau. Bên cạnh đó, liên kết phát triển ngành gốm trong vùng còn hạn chế dẫn đến tình trạng bị khách hàng nước ngoài ép giá trong phạm vi rộng làm ảnh hưởng năng lực cạnh tranh của ngành gốm sứ Việt Nam.

 Nguồn nhân lực cho làng gốm không chỉ thiếu về lao động có tay nghề mà còn thiếu cả về lao động thủ công để DN tự đào tạo. Công tác đào tạo nguồn nhân lực chưa phối kết hợp đồng bộ giữa cơ sở đào tạo và các DN gốm, lao động do các DN tự đào tạo là chủ yếu nhưng việc đào tạo nhân lực trong những năm qua chỉ mang tính cấp tốc để khai thác sử dụng lao động nhất thời, chính sách đãi ngộ chưa công bằng và hợp lý dẫn đến tình trạng duy trì nghệ nhân, thợ lành nghề không đảm bảo cho sự phát triển lâu dài. Đồng thời, các kỹ năng cho hoạt động tiếp thị mặc dù từng bước cải thiện nhưng vẫn còn hạn chế chưa xứng tầm với quy mô hoạt động xuất khẩu của các DN.

khó khăn trong việc mở rộng sản xuất nhất là các cơ sở sản xuất lại nằm xen lẫn trong khu dân cư nên gây ô nhiễm khói, bụi, tiếng ồn trong môi trường xung quanh.

 Tiến độ thực hiện việc di dời các DN vào cụm công nghiệp gốm Tân Hạnh quá chậm. Ngoài ra, do việc tái cấu trúc mô hình cụm công nghiệp gốm cho làng gốm Biên Hòa chưa cụ thể và hấp dẫn trong định hướng hoạt động SX-KD, nên dẫn đến các DN còn do dự trong quyết định đăng ký di dời và tái đầu tư khi vào cụm công nghiệp gốm.

 Thực trạng nhãn hiệu tập thể "Gốm mỹ nghệ Đồng Nai" mặc dù được Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam bảo hộ nhưng chưa phát huy tác dụng, chưa thật sự mang lại giá trị cao cho thương hiệu gốm Biên Hòa nổi tiếng từ xưa đến nay và có nguy cơ bị xâm phạm.

TÓM TẮT NỘI DUNG CHƯƠNG 2

Trong chương này, tác giả trình bày tương đối về thực trạng hoạt động SX-KD của các DN gốm Biên Hòa với các điểm chú trọng như sau:

 Tìm hiểu nguồn gốc và lịch sử hình thành và phát triển ngành gốm sứ Việt Nam nói chung và ngành gốm mỹ nghệ Đồng Nai và gốm Biên Hòa nói riêng.

 Đánh giá thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN làng gốm Biên Hòa tại thời điểm các năm 2000, 2006, 2010, thông qua việc phân tích các dữ liệu thứ cấp và sơ cấp từ các tổ chức hiệp hội thủ công mỹ nghệ Việt Nam, hiệp hội ngành gốm và sở ban ngành địa phương, các đánh giá của các chuyên gia và DN sản xuất gốm. Từ đó, tác giả xây dựng ma trận đánh giá các yêu tố bên trong (IFE).

 Phân tích đánh giá các yếu tố tác động đến môi trường bên ngoài của các DN gốm Biên Hòa, tác giả xây dựng ma trận hình ảnh đối thủ cạnh tranh và xây dựng ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE).

 Đánh giá chung thực trạng về kết quả đạt được và những hạn chế còn tồn tại trong hoạt động SX-KD của các DN gốm Biên Hòa.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động SX KD của các doanh nghiệp gốm biên hòa đến năm 2020 (Trang 61 - 64)