Hoạt động tài chính:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động SX KD của các doanh nghiệp gốm biên hòa đến năm 2020 (Trang 33 - 34)

THỰC TRẠNG SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÁC DOANH NGHIỆP GỐM BIÊN HÒA

2.1.2.2 Hoạt động tài chính:

Mặc dù có nhiều thuận lợi về cung cấp tài chính cho các doanh nghiệp ở các khu vực nông thôn và cho người nghèo, nhưng nguồn tài chính lại không dành cho cho các doanh nghiệp, các nhà sản xuất và xuất khẩu lớn về gốm mỹ nghệ, do đó dẫn đến hạn chế các nguồn tài chính của các doanh nghiệp gốm Biên Hòa. Các nhà xuất khẩu sản phẩm gốm thường thiếu vốn do việc làm thủ tục vay vốn ngắn hạn mất quá nhiều thời gian trong khi số tiền vay được lại ít hơn nhiều so với nhu cầu, hơn nữa, doanh nghiệp rất khó đáp ứng được những điều kiện bảo đảm thế chấp. Tuy nhiên, vì sự bảo tồn và phát triển nghề gốm gốm truyền thống Biên Hòa, các doanh nghiệp vẫn xoay sở và tự xây dựng các kế hoạch tài chính phù hợp cho riêng mình để hoạt động và mở rộng sản xuất, cụ thể:

 Trong giai đoạn 2000-2006 các DN gốm Biên Hòa đã có tốc độ đầu tư tăng khá cao [15]. Điều này cho thấy các doanh nghiệp đã quan tâm đến việc đầu tư, phát triển sản xuất để tăng khả năng cạnh tranh [PL 7]. Mục tiêu đầu tư không những cho việc mở rộng sản xuất, xây dựng nhà xưởng... mà còn đáp ứng cho yêu cầu đổi mới công nghệ từ nung bằng củi sang nung bằng gas và dầu, trang bị thêm máy móc thiết bị để tạo hình sản phẩm như: Thiết bị khuấy trộn, hệ thống bơm đất kaolin đã phối trôn đến từng nơi sản xuất trong khâu tạo hình, thiết kế hệ thống lấy nhiệt dư thừa từ lò nung sản phẩm để sấy bán thành hẩm nhằm tăng chu kỳ sản xuất.

chắp vá do thiếu vốn nên tích lũy đến đâu, đầu tư đến đó theo kiểu ăn chắc, mặc bền.  Do công nghệ thủ công là chủ yếu nên tỷ suất đầu tư thấp, công nghệ chưa đồng bộ chỉ mới tập trung đổi mới công nghệ ở khâu nung và do mới tiếp nhận công nghệ mới nên gặp khó khăn về kỹ thuật và hiệu quả đầu tư chưa cao. Số DN có vốn đầu tư trên 10 tỷ đồng chỉ chiếm 12% trong đó DN có vốn đầu tư cao là công ty TNHH gốm Đồng Tâm, Công ty cổ phần gốm Việt Thành, HTX gốm Thái Dương…

 Nguồn vốn đầu tư cho ngành gốm chủ yếu là nguồn tích lũy của doanh nghiệp, vay của khách hàng như Công ty Vinaceglass (chuyên cung cấp và lắp đặt lò nung gas) hỗ trợ cho DN với mức cho vay là 50% tổng giá trị thiết bị với lãi suất ưu đãi.

 Nguồn vốn từ phía ngân hàng còn rất nhiều hạn chế, nguyên nhân là do các DN không có đủ hồ sơ pháp lý về sở hữu công trình, quyền sử dụng đất để thế chấp vay tiền ngân hàng. Tuy nhiên, các DN cũng tập trung sử dụng vốn vay từ các HTX tín dụng nhân dân tại địa phương với những thủ tục pháp lý tương đối đơn giản.

Ngoài ra, trong giai đoạn 2007-2010 thì việc đầu tư của các DN hạn chế do hoạt động SX-KD bị suy giảm trong thời kỳ ảnh hưởng khủng hoảng tài chính-kinh tế toàn cầu.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động SX KD của các doanh nghiệp gốm biên hòa đến năm 2020 (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)