Môi trường bên ngoài

Một phần của tài liệu Một số giải pháp góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của VNPT đồng nai đến năm 2015 (Trang 43 - 54)

2.4.2.1 Môi trường vĩ mô.

a) Các yếu tố về kinh tế.

Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Đông Nam Bộ, Đồng Nai thuộc trong nhóm các tỉnh có tốc độ tăng trưởng cao trong cả nước. Với tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn là 2006 - 2010 là 13,5%. Trong năm 2011, Đồng Nai vẫn giữ được mức tăng trưởng cao là 13,32 %.

Bảng 2.10 Tổng hợp một số chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội tỉnh Đồng Nai

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

GDP theo giá thực tế (tỷ đồng) 61.948 75.899 96.820

GDP bình quân đầu người (USD) 1.047 1.629 1.789

Tốc độ tăng trưởng GDP 14,5 13,5 13,32

Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội (tỷ đồng) 28.021 31.884 34.000 Thu hút đầu tư nước ngoài (triệu USD) 3.000 1.500 990 Thu hút vốn đầu tư trong nước (tỷ đồng) 13.500 52.000 22.200 Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu (triệu

USD) 6.400 7.100 9.833

Tổng thu ngân sách (tỷ đồng) 13.177 18.400 22.641

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Đồng Nai năm 2009, 2010, 2011)

Theo Bảng 2.10 cho thấy, tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh Đồng Nai trong năm 2011 là 13,32 vẫn nằm ở mức cao so với cả nước là 5,89%. Thu nhập bình quân đầu người đạt 1.789 USD/người/năm, cả nước khoảng 1.300 USD/người/năm Điều này thể hiện mức sống của người dân tại Đồng Nai ngày càng được nâng cao và cao hơn mức bình quân cả nước.

Trong năm 2011, 30 KCN Đồng Nai thu hút đầu tư đạt 943 triệu, với diện tích đất cho thuê trong năm 2011 là 78,36 ha. Đến nay, tại 30 KCN Đồng Nai với tổng diện tích 9.574,49 ha đã cho thuê được 6.306,13 ha đạt tỷ lệ 61,07% diện tích đất dành cho thuê. Hiện có 35 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư với tổng số 1.153 dự án

44

trong đó có 839 dự án FDI với tổng vốn đầu tư 13,9 tỷ USD và 314 dự án trong nước với tổng vốn đầu tư 32.836 tỷ đồng.

Với tốc độ tăng trưởng cao trong các năm vừa qua cùng với định hướng đến năm 2015 trở thành tỉnh công nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp. Đây là thị trường đầy tiềm năng để cung cấp các dịch vụ viễn thông.

b) Các yếu tố về chính trị - pháp luật.

Mọi hoạt động của doanh nghiệp đều bị ảnh hưởng của hệ thống chính trị và ổn định của xã hội. Với Đồng Nai nói riêng và Việt Nam nói chung, gia nhập WTO năm 2006 đã mang lại cho các doanh nghiệp Việt Nam những cơ hội và thách thức không nhỏ. Sự gia tăng của đầu tư nước ngoài cùng với sự mở cửa theo lộ trình đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế tại Việt Nam. Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng với thế giới thể hiện qua các hiệp định song phương và đa phương như: ASEAN, APEC, TPP . . .

Luật viễn thông số: 41/2009/QH12 ngày 23 tháng 11 năm 2009 thay thế cho pháp lệnh Bưu chính Viễn thông số 43/2002/PL-UBTVQH10 ngày 25 tháng 05 năm 2002 và nghị định số: 25/2011/NĐ-CP ngày 06 tháng 04 năm 2012 về Quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật Viễn thông. Tại Điều 3: Một tổ chức, cá nhân đã sở hữu trên 20% vốn điều lệ hoặc cổ phần trong một doanh nghiệp viễn thông thì không được sở hữu trên 20% vốn điều lệ hoặc cổ phần của doanh nghiệp viễn thông khác cùng kinh doanh trong một thị trường dịch vụ viễn thông thuộc Danh mục dịch vụ viễn thông do Bộ Thông tin và Truyền thông quy định. Chính vì quy định này, Tập đoàn VNPT với sở hữu 100% vốn tại 2 mạng di động Vinaphone và Mobifone sẽ phải có phương án tối ưu nhất để đảm bảo quyền lợi của Tập đoàn, nhà nước và khách hàng. Cho dù có thực hiện phương án nào thì cũng ảnh hưởng đến mô hình hoạt động kinh doanh của Tập đoàn VNPT và VNPT Đồng Nai.

Qua những phân tích về các yếu tố chính trị và pháp luật cho thấy thị trường viễn thông sẽ ngày càng cạnh tranh mạnh mẽ, không chỉ cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước mà còn có các Tập đoàn nước ngoài. Đồng thời, với Luận viễn thông năm 2009 và nghị định số: 25/2011/NĐ-CP cùng với đề án tái cấu trúc Tập

45

đoàn VNPT theo định hướng của chính phủ sẽ làm thay đổi mô hình tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của VNPT Đồng Nai trong thời gian tới.

c) Các yếu tố về xã hội – dân số.

Đồng Nai là một trong những tỉnh thu hút vốn đầu tư nước ngoài lớn trong cả nước, từ đó các chuyên gia nước ngoài từ các quốc gia khác nhau đến làm việc và sinh sống tại Đồng Nai. Tạo ra những cộng đồng văn hóa các quốc gia trên địa bàn như cộng đồng người Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Trung Quốc . . . với những bản sắc khác nhau cũng như thói quen tiêu dùng cũng khác biệt (trong đó có dịch vụ viễn thông).

Ngoài ra, với lực lượng lao động từ ngoài tỉnh đến sinh sống và làm việc tại các doanh nghiệp trên địa bàn, từ đó hình thành các khu dân cư tập trung. Vì vậy, nhu cầu sử dụng các dịch vụ xã hội cũng tăng cao. Đây cũng chính là động lực để các doanh nghiệp viễn thông khai thác khúc thị trường này.

Với dân số toàn tỉnh tính đến năm 2011 là 2.665.079 người. Trong đó: thành thị là: 897.591 người; nông thôn là 1.767.488 người. Số người trong độ tuổi lao động là: 1.474.976 chiếm 55,34% dân số toàn tỉnh cùng với các chuyên gia nước ngoài và lao động ở địa phương khác đến lao động tại Đồng Nai. Đây là nhóm đối tượng thường có nhu cầu cao sử dụng các dịch vụ viễn thông để trao đổi thông tin.

Qua đó, cho thấy Đồng Nai là một thị trường đầy tiềm năng về kinh doanh dịch vụ viễn thông. Vì vậy, để có ưu thế cạnh tranh trong việc cung cấp dịch vụ đòi hỏi các doanh nghiệp cần phải có chiến lược kinh doanh đối với từng nhóm đối tượng như đã phân tích.

d) Các yếu tố về công nghệ.

Trong các yếu tố môi trường vĩ mô thì yếu tố công nghệ là yếu tố có sự phát triển nhanh nhất, đặc biệt lĩnh vực công nghệ cao như: viễn thông, công nghệ thông tin, công nghệ sinh học . . . Đối với ngành viễn thông, sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật dẫn đến vòng đời của công nghệ ngày càng rút ngắn. Do đó, nếu không có kế hoạch dài hạn trong việc đầu tư công nghệ thì có thể làm doanh nghiệp mất lợi thế cạnh tranh so với đối thủ.

46 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Như chúng ta đã biết, dịch vụ vô tuyến cố định nội vùng tại TP.HCM và thủ đô Hà Nội (Cityphone) của Tập đoàn VNPT đầu tư từ năm 2005 nhưng đến nay thì đã ngừng cung cấp do các công nghệ di động mặt đất phát triển và thương mại hóa mạnh mẽ. Đó là rủi ro về mặt công nghệ khi doanh nghiệp không dự báo được xu hướng phát triển công nghệ. Một ví dụ điển hình nữa, về dịch vụ internet tốc độ cao (ADSL) sắp tới có thể bị thay thế bởi công nghệ di động 3G và tương lai là 4G hoặc điện thoại cố định đang dần bị thay thế bởi điện thoại di động.

Với xu hướng phát triển công nghệ viễn thông trong tương lai, Tập đoàn VNPT đã thay đổi nhận thức tập trung đầu tư chủ yếu vào các lĩnh vực trọng điểm như di động, băng rộng, giá trị gia tăng. Tuy nhiên, những hoạt động đầu tư trong giai đoạn trước đây chủ yếu vào mạng điện thoại cố định cũng là một khó khăn đối với Tập đoàn. Ngược lại, Tập đoàn Viettel đã khai thác tốt yếu tố công nghệ này, với xu hướng công nghệ di động phát triển, Viettel đã đầu tư mạnh vào mạng di động đón đầu thị trường và đã thành công trong mảng kinh doanh dịch vụ di động. Vì vậy, với ngành viễn thông yếu tố công nghệ là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

e) Các yếu tố về tự nhiên

Đồng Nai là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía nam và là đầu mối giao thông quan trọng của cả vùng Đông Nam Bộ. Đồng Nai có nhiều điều kiện thuận lợi cả về đường bộ, đường thuỷ và đường hàng không để thu hút đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội. Với diện tích 5.903,94 km2, chiếm 1,76% diện tích tự nhiên cả nước và chiếm 25,5% diện tích tự nhiên của vùng Đông Nam Bộ.

Theo quy hoạch trong tương lai, hệ thống đường cao tốc đi Biên Hòa - Bà Rịa - Vũng Tàu và TP. Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây, hệ thống đường sắt Biên Hòa - Vũng Tàu, hệ thống cảng nước sâu Vũng Tàu - Thị Vải - Gò Dầu, sân bay quốc tế Long Thành, hệ thống đường dẫn khí từ Vũng Tàu đi qua tỉnh Đồng Nai về TP. Hồ Chí Minh . . . sẽ tạo nên một mạng lưới giao thông hoàn chỉnh, phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế xã hội tại địa phương và khu vực.

Đồng Nai có 11 đơn vị hành chính trực thuộc gồm: Thành phố Biên Hòa - là trung tâm chính trị kinh tế văn hóa của tỉnh; thị xã Long Khánh và 9 huyện: Long

47

Thành; Nhơn Trạch; Trảng Bom; Thống Nhất; Cẩm Mỹ; Vĩnh Cửu; Xuân Lộc; Định Quán; Tân Phú. Đồng Nai tiếp giáp với các vùng sau: Phía Đông giáp tỉnh Bình Thuận, Phía Đông Bắc giáp tỉnh Lâm Đồng, Phía Tây giáp Thành phố Hồ Chí Minh, Phía Tây Bắc giáp tỉnh Bình Dương và Bình Phước, Phía Nam giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Với vị trí địa lý, giao thông thuận tiện góp phần tạo cho Đồng Nai có điều kiện phát triển kinh tế, thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước. Khi các doanh nghiệp đến đầu tư và đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn. Đây là tiền đề góp phần làm tăng nhu cầu sử dụng dịch vụ viễn thông.

2.4.2.2 Môi trường ngành.

Môi trường ngành thể hiện mức độ cạnh tranh trong ngành đó. Sự cạnh tranh ở một ngành nghề thường xuyên tác động làm giảm mức lợi nhuận của doanh nghiệp. Phân tích môi trường ngành sẽ giúp doanh nghiệp thấy được vị thế trong môi trường cạnh tranh, từ đó hình thành cơ sở xây dựng giải pháp cạnh tranh. Năm yếu tố cạnh tranh theo Michael Porter sẽ được phân tích trong môi trường hoạt động của VNPT Đồng Nai.

a) Đối thủ cạnh tranh.

Với ngành viễn thông, tuy tỷ suất lợi nhuận trong ngành cũng còn tương đối cao, tập trung ở các dịch vụ di động, internet và dịch vụ giá trị gia tăng. Trong năm 2011, Viettel với doanh thu là 117.000 tỷ đồng và lợi nhuận đạt gần 20.000 tỷ đồng. Còn Tập đoàn VNPT doanh thu 120.800 tỷ đồng và lợi nhuận đạt khoảng 10.333 tỷ đồng. Trong lợi nhuận của Tập đoàn thì 2 mạng di động chiếm hơn 80% (Mobifone là 5.860 tỷ đồng và Vinaphone là khoảng 3.000 tỷ đồng). Phần còn lại là của toàn bộ các đơn vị khác thuộc Tập đoàn VNPT. Điều đó chứng tỏ rằng có sự phân hóa rõ rệt trong hiệu quả kinh doanh của từng lĩnh vực, giữa dịch vụ di động và các dịch vụ còn lại (điện thoại cố định, internet ADSL, . . .).

Về điện thoại di động: Hiện nay, trên thị trường cung cấp dịch vụ viễn thông

tại Việt Nam có 7 nhà cung cấp dịch vụ di động Vinaphone (VNPT), Mobifone (VNPT), Viettel (Hiện nay, EVN Telecom đã sát nhập vào Viettel), Beeline (Gtel),

48

Vietnamobile (Công ty CP viễn thông Hà Nội), Indochinamobile (sử dụng mạng di động ảo).

Ngoài mạng di động indochinamobile chưa triển khai đầu tư kinh doanh tại Đồng Nai, còn lại có đầy đủ các doanh nghiệp di động đang cung cấp tại Việt Nam đều đã có mặt kinh doanh trên địa bàn.

(Nguồn: Sở thông tin truyền thông Đồng Nai)

Biểu đồ 2.2 Thị phần điện thoại di động của các nhà cung cấp

Biểu đồ 2.2 cho thấy thị phần điện thoại di động của Viettel Đồng Nai là lớn nhất, cụ thể 36,72% cộng với thị phần của EVN chuyển qua thêm khoảng 1,59%, thứ 2 là Mobifone với 29,72, trong khi đó Vinaphone chỉ đứng thứ 3 với 28,71%. Các doanh nghiệp còn lại chiếm khoảng 5% còn lại.

(Nguồn: Sở thông tin truyền thông Đồng Nai)

49

Về dịch vụ internet: Biểu đồ 2.3 cho thấy về thị phần dịch vụ internet VNPT

Đồng Nai chiếm tuyệt đối với 82,4% thị phần, FPT là doanh nghiệp thứ 2 chỉ có 11,4 %. Với lợi thế về thị phần internet, VNPT Đồng Nai đang rất có nhiều lợi thế trong việc cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng như: E-learning (học trực tuyến), truyền hình IPTV (MyTV), . . .

(Nguồn: Sở thông tin truyền thông Đồng Nai)

Biểu đồ 2.4: Thị phần điện thoại cố định trên địa bàn Đồng Nai

Về điện thoại cố định: Biểu đồ 2.4 cho thấy chỉ có 2 doanh nghiệp cung cấp

dịch vụ là VNPT Đồng Nai và Viettel Đồng Nai (EVN đã sát nhập vào Viettel). Tuy nhiên, với thị phần chiếm ưu thế tuyệt đối là 88,2%,VNPT Đồng Nai có lợi thế rất lớn về quy mô khách hàng và cũng là doanh nghiệp có uy tín cung cấp dịch vụ điện thoại cố định.

Mặt khác, với nhu cầu dịch vụ điện thoại cố định đã tương đối bão hoà và hiệu quả đầu tư không cao, dẫn đến các doanh nghiệp viễn thông đã không còn chú trọng đầu tư mạnh để khai thác mà chỉ phát triển ở nhưng khu vực có doanh thu cao như: khu công nghiệp, khu thương mại . . . trên cơ sở tối ưu lại mạng lưới hiện có. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

b) Đối thủ tiềm ẩn.

Ngành viễn thông là ngành có chi phí cố định cao, hiệu quả hoạt động dựa trên quy mô khách hàng. Chi phí rút lui cũng như gia nhập ngành cao. Vì vậy, để tham gia vào thị trường viễn thông, đòi hỏi nhà đầu tư không chỉ phải mạnh về tiềm lực tài chính, công nghệ . . . mà điều quan trọng là dung lượng thị trường có đủ lớn để gia nhập. Mặc dù chi phí chuyển đổi giữa nhà cung cấp của khách hàng là thấp.

50

Nhưng để xây dựng được hệ thống cơ sở hạ tầng đáp ứng tốt một lượng khách hàng lớn, đòi hỏi chi phí đầu tư không nhỏ.

Hiện nay, điện thoại cố định đang đứng trước sức ép giảm doanh thu. Trên thế giới, doanh thu cố định ghi nhận sự sụt giảm từ 10% đến 15% mỗi năm, ở Việt Nam thậm chí còn sụt giảm lớn hơn, khoảng gần 23,8%. Tuy nhiên, hạ tầng mạng internet ADSL sử dụng chung với hạ tầng mạng điện thoại cố định, nên sự sụt giảm doanh thu cố định được bù đắp một phần từ doanh thu dịch vụ internet ADSL. Thật vậy, APRU của điện thoại cố định của VNPT Đồng Nai chỉ khoảng 2,66 USD/1 thuê bao. Trong khi đó chi phí đầu tư và chi phí quản lý vận hành tương đối lớn. Vì vậy, theo xu thế trong tương lai, về kinh doanh dịch vụ viễn thông cố định sẽ không được nhiều doanh nghiệp quan tâm. Thể hiện rõ nhất là việc được cấp phép đầu tư và kinh doanh mạng cố định, nhưng đến thời điểm các doanh nghiệp như Gtel, VTC, CMC vẫn chưa triển khai đầu tư mạng cố định.

Về điện thoại di động: Mặc dù tổng doanh thu tăng nhưng ARPU của dịch vụ di động lại có chiều hướng giảm ở Việt Nam. Công nghệ di động phát triển dẫn đến việc thương mại hoá thiết bị di động cùng với sự cạnh tranh về giá giữa các doanh nghiệp, đã đẩy giá cước xuống mức khá thấp.

Xu hướng ARPU của điện thoại di động

4.49 5 5.52 7 6.5 6 0 1 2 3 4 5 6 7 8 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 USD APRU (Doanh thu trung bình trên 1 thuê bao)

(Nguồn: Báo Bưu điện Việt Nam)

51

Biểu đồ 2.5 cho thấy ARPU của điện thoại di động ngày càng giảm. Đồng thời, thị phần của 3 nhà cung cấp Viettel, Mobifone và Vinaphone chiếm đến 95%, còn 5% là của Vietnamobile, S-phone, Beeline. Trong khi đó số lượng thuê bao di động đến hết năm 2011 là 120.363.392 thuê bao trên cả nước và tại Đồng Nai là 3.663.373 thuê bao, hơn cả dân số cả nước và tại Đồng Nai.

Từ những phân tích trên, cho thấy thị trường viễn thông sẽ rất khó khăn cho các doanh nghiệp mới muốn đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực viễn thông di động. Trong năm 2011, đã có sự ra đi của Tập đoàn SK telecom (Hàn Quốc) rút khỏi liên

Một phần của tài liệu Một số giải pháp góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của VNPT đồng nai đến năm 2015 (Trang 43 - 54)