Môi trường bên trong của doanh nghiệp thể hiện nội lực bên trong của doanh nghiệp. Doanh nghiệp nào phát huy được những điểm mạnh và hạn chế được các điểm yếu sẽ có ưu thế nâng cao khả năng cạnh tranh hơn so với đối thủ.
2.4.1.1 Nguồn nhân lực.
Đối với bất cứ doanh nghiệp nào, nguồn nhân lực luôn là yếu tố quan trọng nhất quyết định sự thành bại của tổ chức đó. Với các doanh nghiệp viễn thông sử dụng công nghệ cao thì yếu tố này đòi hỏi nhiều hơn nữa.
Tính đến 31/12/2011, VNPT Đồng Nai có 1.136 cán bộ công nhân viên, trong đó cơ cấu nhân sự thể hiện như sau:
Bảng 2.3: Cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn
STT Trình độ Số lượng Tỷ lệ 1 Cao học 06 1% 2 Đại học 365 32,13% 3 Cao đẳng 37 3,25% 4 Trung cấp 332 29,22% 5 Sơ cấp 359 31,6%
6 Đào tạo tại đơn vị 37 2,8%
Tổng cộng 1.136 100%
33
Theo Bảng 2.3 cho thấy, mặc dù tổng số nhân viên đông và là ngành công nghệ cao nhưng tỷ lê nhân viên cao học chiếm 1% là khá thấp so với một đơn vị có quy mô và địa bàn hoạt động lớn như VNPT Đồng Nai. Tỷ lệ đại học, cao đẳng là 35,38% như vây là có khoảng 3 nhân viên có trình độ trung cấp trở xuống làm việc với 1 kỹ sư. Tuy nhiên, nếu phân theo chức năng công việc, chúng ta có bảng sau:
Bảng 2.4: Bảng lao động phân theo chức năng
Chức năng công việc Tổng số (người) Tỷ lệ (%)
Lao động gián tiếp sản xuất Lao động quản lý 239 21,04 Lao động phục vụ, phụ trợ 40 3,52 Cộng 279 24,56 Lao động trực tiếp sản xuất
Lao động vừa kinh doanh
& kỹ thuật 155 13,65
Lao động kỹ thuật 527 46,39
Lao động kinh doanh 175 15,40
Cộng 857 75,44
Tổng cộng 1.136 100
(Nguồn: Phòng Tổ chức – Lao động tiền lương)
Bảng 2.4 cho thấy lao động gián tiếp chiếm 24,56% so với mức bình quân của doanh nghiệp là cao, chỉ khoảng 10%. Với tỷ lệ này cho thấy số lượng người không trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh chiếm cao trong tổng số lao động. Ngoài ra, lao động trong lĩnh vực kỹ thuật chiếm tỷ trọng cao là 46,39%. Trong khi, công nghệ đã phát triển giúp doanh nghiệp có thể điều khiển và giám sát từ xa, từ đó giảm được số lượng lao động kỹ thuật. Ngược lại, số lao động khối kinh doanh chưa được quan tâm đúng mức chỉ chiếm 15,4%. Mặt khác, trong thời điểm thị trường viễn thông cạnh tranh khốc liệt, vấn đề quan tâm hàng của các doanh nghiệp là làm gì đáp ứng mọi nhu cầu và thỏa mãn cao hơn đối thủ cạnh tranh. Vì thế đội ngũ lao động kinh doanh đòi hỏi đủ cả lượng và chất mới có thể giúp doanh nghiệp giành được phần thắng trước các đối thủ.
34
Với thu nhập bình quân đầu người năm 2011 là khoảng 10,2 triệu đồng/người/tháng tăng 16% so với năm 2010. Tuy nhiên, so với đối thủ trong cùng ngành như Viettel Đồng Nai khoảng 18 triệu đồng/người/tháng thì đây vẫn là mức thu nhập chưa cạnh tranh. Với số lượng cán bộ công nhân viên là 1.136 người và doanh thu 1.240 tỷ đồng (năng suất lao động là 1,091 tỷ đồng/người/năm) so với Viettel Đồng Nai là 140 người và 1.200 tỷ đồng (năng suất lao động là 8,571 tỷ đồng/người/năm). Từ năng suất lao động và thu nhập cho thấy VNPT Đồng Nai cần phải cải thiện hơn nữa hoạt động sản xuất kinh doanh để nâng cao hiệu quả cho doanh nghiệp và tăng thu nhập cho người lao động từ đó mới giữ được nguồn nhân lực chất lượng.
Trong năm 2011, công tác đào tạo, bồi dưỡng về các lĩnh vực quản lý, kinh doanh tiếp thị . . . tiếp tục được đẩy mạnh, đã cử đi tham gia 75 khoá đào tạo với 1.732 lượt CBCNV. Điều này cho thấy VNPT Đồng Nai đã từng bước hướng đến chuyên nghiệp hoá kiến thức cho CBCNV. Tuy nhiên, các khoá học chưa mang tính có hệ thống, mà chỉ khi thực tế đòi hỏi thì mới triển khai đào tạo. Ngoài ra, VNPT Đồng Nai cũng chưa xây dựng kế hoạch đào tạo chuyên sâu trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực cho thế hệ kế tiếp.
2.4.1.2 Hoạt động marketing.
Ngày nay, trong môi trường cạnh tranh, hoạt động marketing hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp giành phần thắng trong việc thỏa mãn cho khách hàng hơn đối thủ. Ngoài ra, đây được xem là cầu nối giữa doanh nghiệp và khách hàng trong việc xây dựng hình ảnh và định vị thương hiệu trong thị trường.
Xúc tiến bán hàng: Hàng năm VNPT Đồng Nai tổ chức hơn 10 đợt khuyến
mãi với các dịch vụ chủ yếu là: điện thoại di động, internet ADSL, internet FTTH, truyền hình IPTV . . . qua các sự kiện trong năm như: “Thỏa sức Alo”; “Chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước 30/4 và 1/5”; “Chào Xuân Mới 2012” . . . Với các chương trình khuyến mãi này VNPT Đồng Nai thể hiện sự quan tâm và chia sẽ với khách hàng trong việc sử dụng dịch vụ của VNPT Đồng Nai. Ngoài ra, trong năm 2011, VNPT Đồng Nai đã thực hiện sửa chữa 29 giao dịch chính theo mô hình nhận diện thương hiệu chung của Tập đoàn. VNPT Đồng Nai đã thực hiện 30 lượt bán
35
hàng lưu động tại các Khu công nghiệp, Hội trợ triển lãm hàng Việt Nam chất lượng cao tại Đồng Nai . . . Vào dịp cuối năm 2011, đơn vị đã tổ chức thàng công chương trình quay xổ số với các khách hàng thân thiết. Từ những hoạt động trên đã giúp VNPT Đồng Nai ngày càng nâng cao được vị thế và thể hiện cam kết đồng hành với khách hàng.
Sản phẩm dịch vụ: Với VNPT Đồng Nai là doanh nghiệp cung cấp đầy đủ
các dịch vụ viễn thông có tại Việt Nam trên địa bàn Đồng Nai.
Bảng 2.5: Một số sản phẩm dịch vụ của các doanh nghiệp viễn thông
STT Tên dịch vụ VNPT Đồng Nai Viettel Đồng Nai Chi nhánh FPT
1 Điện thoại cố định, vô
tuyến cố định. x x
2 Internet (ADSL) x x x
3 Internet (FTTH) x x x
4 Di động x x
5 Internet (3G) x x
6 Kênh thuê riêng x x x
7 Dịch vụ tra cứu thông tin
(1080) x
8 Chữ ký số x x
9 Định vị (Vntracking) x x
10 Truyền hình IPTV x x x
11 Dịch vụ thuê kênh vệ tinh x
(Nguồn: Tác giả tổng hợp).
Bảng 2.5 thể hiện một số dịch vụ cơ bản mà các doanh nghiệp cung cấp. Từ bảng ta thấy sự đa dạng sản phẩm dịch vụ của VNPT Đồng Nai hơn hẳn các doanh nghiệp khác. Ngoài ra, VNPT Đồng Nai còn có các dịch vụ giá trị gia tăng như: hội nghị truyền hình, E-learning (đào tạo trực tuyến), IP-Camera (giám sát qua mạng internet) . . . thể hiện sức mạnh về quy mô cũng như hạ tầng viễn thông hiện đại.
Ngoài ra, VNPT Đồng Nai triển khai các gói cước tích hợp các dịch vụ, tạo sự gắn kết người dùng với các dịch vụ của doanh nghiệp. Nhằm cung cấp cho khách
36
hàng nhiều lựa chọn trong việc sử dụng sản phẩm viễn thông như: gói cước tích hợp giữa điện thoại cố định, vô tuyến cố định với internet (ADSL), truyền hình IPTV . . Chính điều này đã giúp VNPT Đồng Nai tạo sự khác biệt về sản phẩm so với đối thủ chính là Viettel Đồng Nai.
Về giá cước: Đối với dịch vụ di động, với mức cước được Tập đoàn VNPT
quy định áp dụng cho cả 2 mạng di động Vinaphone và Mobifone. Tuy nhiên, xây dựng gói cước sẽ được Vinaphone (phối hợp cùng VNPT Đồng Nai) và Mobifone chủ động thực hiện. Với dịch vụ điện thoại cố định, thị trường chủ yếu do 2 doanh nghiệp cung cấp VNPT Đồng Nai và Viettel Đồng Nai. Với dịch vụ di động, đối thủ chính của VNPT Đồng Nai là Viettel Đồng Nai, để so sánh được giá cước, ta tham khảo bảng giá cước sau:
Bảng 2.6: Bảng cước dịch vụ viễn thông chủ yếu
Dịch vụ Gói cưới VNPT Đồng Nai Viettel Đồng Nai Mobifone FPT Cố định Cước thuê bao 20.000 đ/tháng 20.000 đ/tháng Cước nội tỉnh 200 đ/phút 200 đ/phút Cước liên tỉnh và di động 80đ/6s đầu + 13,33đ/1s tiếp theo 90đ/6s đầu + 15,15đ/1s tiếp theo Di động Cước thuê bao 49.000 đồng/tháng 50.000 đồng/tháng 49.000 đồng/tháng Cước nội mạng 1.180 đồng/phút 1.190 đồng/phút 1.180 đồng/phút Cước ngoài mạng 1.380 đồng/phút 1.390 đồng/phút 1.380 đồng/phút ADSL Cước thuê bao 35.000 đồng/tháng 32.000 đồng/tháng 30.000 đồng/tháng Cước theo lưu lượng 48 đồng/Mbyte 42 đồng/Mbyte 40 đồng/Mbyte
37
Qua Bảng 2.6 cho thấy, về dịch vụ cố định không có sự khác nhau nhiều về giá cước thuê bao hàng tháng và cước nội tỉnh giữa VNPT Đồng Nai và Viettel, nhưng với cước liên tỉnh thì VNPT Đồng Nai có mức rẻ hơn. Hơn nữa, với ưu thế về quy mô, VNPT Đồng Nai đang có lợi thế về cạnh tranh trong dịch vụ cố định.
Với dịch vụ di động: do cùng là thành viên của Tập đoàn VNPT, vì vậy cước di động của Vinaphone và Mobifone có mức ngang nhau. Đồng thời, so sánh với Viettel thì cước thuê bao thấp hơn là 1.000 đồng/tháng và cước sử dụng là 10 đồng/phút. Đây là mức cước rất cạnh tranh so với đối thủ chính là Viettel.
Về cước internet ADSL: VNPT Đồng Nai có mức cước cao hơn so với các đối thủ là Viettel và FPT. Tuy nhiên, với lợi thế dịch vụ internet ADSL thường sử dụng chung với thuê bao điện thoại cố định, trong khi đó số lượng thuê bao cố định của VNPT Đồng Nai chiếm ưu thế tuyệt đối. Vì vậy, tuy có mức cước cao hơn không đáng kể, nhưng VNPT Đồng Nai cũng có lợi thế nhất định.
Hệ thống phân phối: Với 721 đại lý, 33 điểm giao dịch và 77 trạm viễn thông
bao phủ rộng khắp toàn tỉnh. Đây là những đầu mối để phục vụ khách hàng nhanh chóng trên mọi địa bàn. Ngoài ra, VNPT Đồng Nai còn có triển khai bán hàng qua điện thoại, với số: 061.800126 khách hàng có thể được đáp ứng mọi yêu cầu. Mặt khác, với số lượng hùng hậu về hệ thống phân phối đã giúp VNPT Đồng Nai trong việc thu thập số liệu thị trường, từ đó có thể đưa ra các chính sách phù hợp và cạnh tranh hơn đối thủ.
2.4.1.3 Hoạt động tài chính.
VNPT Đồng Nai là đơn vị hạch toán phụ thuộc vào Tập đoàn VNPT, các chỉ tiêu như: lợi nhuận trên vốn, lợi nhuận trên doanh thu, lợi nhuận thuần . . . sẽ được hạch toán chung và đánh giá ở cấp độ Tập đoàn. Hoạt động sản xuất kinh doanh của VNPT Đồng Nai thực hiện theo kế hoạch chỉ tiêu mà Tập đoàn giao như: số lượng thuê bao phát triển trong năm, chỉ tiêu doanh thu, chênh lệch thu chi . . . Vì vậy, đánh giá về hoạt động tài chính của VNPT Đồng Nai, tác giả sẽ không đi sâu vào phân tích các chỉ tiêu tài chính. Qua hoạt động sản xuất kinh doanh, tác giả chỉ đánh giá sơ bộ về hoạt động tài chính. Hiện nay, kế hoạch kinh doanh và kế hoạch đầu tư được xây dựng tách rời nhau. Một mặt đầu tư phát triển kinh doanh, nhưng sử dụng
38
vốn đầu tư thì chưa phụ thuộc vào kinh doanh. Mặt khác, việc chi phí sử dụng vốn cũng chưa được tính đến trong quyết định đầu tư, các công trình triển khai theo kế hoạch của tập đoàn và khi hoàn thành Tập đoàn sẽ cấp vốn để quyết toán.
Bảng 2.7: Kết quả sản xuất kinh doanh giai đoạn 2009 - 2011
Stt Doanh thu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
1 Tổng doanh thu 760 728 1.240
2 Tổng chi phí 710 706 1.170
3 Chênh lệch thu chi 50 22 70
4 Tỷ suất hiệu quả
(chênh lệch thu chi/ doanh thu) 6,57% 3,02% 5,64%
(Nguồn: Phòng Kế toán – Thống kê – Tài chính)
Bảng 2.7 cho thấy, về doanh thu mặt dù năm 2011 tăng cao là 70% so với năm 2010, tuy nhiên tỷ suất hiệu quả vẫn ở mức thấp chỉ 5,64%, thấp hơn so với mức bình quân của các doanh nghiệp.
Ngoài ra, dịch vụ viễn thông được cung cấp là một chu trình kết nối giữa các phần thiết bị khác nhau. Cùng một dịch vụ cung cấp nhưng có nhiều đơn vị trong VNPT Đồng Nai cùng tham gia quản lý vận hành. Trong khi đó, VNPT Đồng Nai chưa định lượng được phần đóng góp của các đơn vị trực thuộc trong 1 chu trình cung cấp. Vì thế, mặc dù có nhiều đơn vị tham gia vào chu trình cung cấp dịch vụ, nhưng doanh thu từ khách hàng chỉ hạch toán cho một Trung tâm. Chính vì điều này đã dẫn đến khó khăn trong đánh giá hiệu quả quản trị. Ví dụ như: doanh thu điện thoại cố định trên địa bàn TP.Biên Hoà sẽ được hạch toán cho Trung tâm Viễn thông 2, trong khi đó để tạo được doanh thu này còn có sự đóng góp của Trung tâm Viễn thông 1, Trung tâm Dịch vụ Khách hàng.
2.4.1.4 Hoạt động nghiên cứu & phát triển (R&D).
Đối với các doanh nghiệp nhà nước nói chung và VNPT Đồng Nai nói riêng, hoạt động nghiên cứu phát triển chưa được quan tâm đúng mức. Mặc dù, hoạt động này giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả cũng như gia tăng lợi thế cạnh tranh với các đối thủ trong việc nghiên cứu và cung cấp dịch vụ sản phẩm mới. Tuy nhiên,
39
với VNPT Đồng Nai, bộ phận nghiên cứu phát triển mới chủ yếu tập trung vào hoạt động quản lý và đánh giá các sáng kiến cải tiến của các đơn vị.
Năm 2010, VNPT Đồng Nai mới thành lập Phòng Nghiên cứu & Phát triển. Những năm trước đây không có bộ phận chuyên trách theo dõi, mà chỉ có Hội đồng Thi đua – Khen thưởng phụ trách công tác sáng kiến cải tiến kỹ thuật trong sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, do mới thành lập và nhân sự của phòng được tuyển chọn từ các đơn vị sản xuất, chưa có chuyên môn sâu về nghiên cứu phát triển. Đồng thời, sự quan tâm của lãnh đạo đối với hoạt động này cũng chưa được cao
Bảng 2.8: Kết quả Hoạt động sáng kiến cải tiến kỹ thuật 2009 -2011
Stt Tên danh mục Đơn vị Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
1 Các đề tài cấp Tập đoàn
(đã đạt cấp VNPT Đồng Nai) Đề tài 0 2 5
2 Các sáng kiến cải tiến cấp
VNPT Đồng Nai Sáng kiến 3 8 10
3 Các sáng kiến cải tiến cấp
đơn vị cơ sở Sáng kiến 15 48 50
4 Sáng kiến được giải khuyến
khích Sáng kiến 20 30 33
Tổng số 38 88 98
(Nguồn: Phòng Nghiên cứu – Phát triển)
Bảng 2.8 cho thấy đã có chuyển biến trong công tác sáng tạo, cải tiến trong hoạt động sản xuất kinh doanh thể hiện ở số lượng sáng kiến tăng theo từng năm, điều này đã giúp doanh nghiệp một phần nào đó nâng cao hiệu quả hoạt động. Tuy nhiên, chất lượng của các sáng kiến chưa đạt hiệu quả cao mà còn mang tính phong trào, một số sáng kiến chỉ thể hiện được ý tưởng không áp dụng trong thực tế.
2.4.1.5 Sản xuất và tác nghiệp.
Hiện nay, với mô hình các Trung tâm Viễn thông trên từng khu vực chịu trách nhiệm cung cấp dịch vụ và chăm sóc khách hàng tại nơi đây. Tuy nhiên, mô hình giữa các Trung tâm Viễn thông có sự khác nhau, như tại TP.Biên Hòa có 4 Trung
40
tâm cùng hoạt động trên địa bàn: Trung tâm Viễn thông 1, Trung tâm Viễn thông 2, Trung tâm Tin học và Trung tâm Dịch vụ Khách hàng. Mỗi Trung tâm thực hiện một công đoạn trong chu trình cung cấp dịch vụ viễn thông. Trong khi đó, tại một số huyện chỉ có duy nhất 1 Trung tâm thực hiện toàn bộ các chức năng của cả Trung tâm Viễn thông 2 và Trung tâm Dịch vụ Khách hàng. Với Trung tâm Viễn thông 2 chịu trách nhiệm về các dịch vụ hữu tuyến, Trung tâm Dịch vụ Khách hàng chịu trách nhiệm dịch vụ di động và thực hiện thu cước toàn bộ thuê bao trên địa bàn (kể cả khách hàng của Trung tâm Viễn thông 2). Chính sự trồng chéo các công việc giữa các Trung tâm làm giảm hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn.
Hơn nữa, Trung tâm Viễn thông 1 quản lý tổng đài Host và các thiết bị truyền dẫn. Còn các Trung tâm Viễn thông 2; 3; 4 quản lý mạng ngoại vi và thiết bị tổng đài vệ tinh. Do đó trong quá trình điều hành đòi hỏi phải có sự phối hợp giữa các đơn vị, nhưng do thuộc 2 đơn vị khác nhau, từ đó dẫn đến sự phối hợp điều hành,