Giải pháp thu phí đề nghị

Một phần của tài liệu Đề xuất giải pháp kinh tế trong thu phí nước thải khu công nghiệp lê minh xuân (Trang 58)

III. TÍNH MỚI, TÍNH KHOA HỌC VÀ THỰC TIỂN CỦA ĐỀ TÀI

e. Trạm xử lý nước thải tập trung của KCN

4.4.3 Giải pháp thu phí đề nghị

Để có thể thu phí hợp lý về các thông số ô nhiễm, duy trì hoạt động hiệu quả của TXL cũng như đảm bảo tính ổn định của chất lượng nước đầu ra của mỗi doanh nghiệp, đáp ứng được tiêu chuẩn xả thải, một phương pháp tính thu phí mới được đề nghị như sau: Trong trường hợp các doanh nghiệp xả nước thải có nồng độ thấp hơn cột C của quy chuẩn TCVN 5945:2005, thì sẽ tính toán theo công thức củ (Nghị định 88/2007/NĐ- CP). Đối với các doanh nghiệp có nước thải vượt quá các giá trị giới hạn trong cột C, BQL sẽ thu phí vượt tải (Surcharge fee) theo công thức sau:

( ) ( ) ( ) ( ) SS Ni Cr III Cr VI Zn COD o o o o o SS Ni Cr III Cr VI Zn C C C C C F f V K C C C C C                (2) Trong đó:

f, V, KCOD: tính theo cách tính hiện hữu của KCN

C: nồng độ của một số chỉ tiêu vượt chuẩn trong nước thải của doanh nghiệp khi xả thải vào HTTN chung của KCN (chú ý: chỉ đưa vào công thức đối với chỉ tiêu có C/C0>1)

C0: giá trị giới hạn của các chỉ tiêu tương ứng tính theo TCVN 5945-2005 cột C Trong phương pháp này, phần căn bản vẫn dựa trên cách tính cũ của KCN, ngoài ra bổ sung thêm phần chi phí vượt tải cho các đối tượng có thành phần gây ô nhiễm đặc thù như xi mạ, dệt nhuộm. Phương pháp tính toán mới này được xem như là công cụ kinh tế hạn chế xả thải của các doanh nghiệp sản xuất gây ô nhiễm ngoài chất hữu cơ (như độ màu, kim loại nặng, thuốc trừ sâu), khuyến khích doanh nghiệp cải thiện HTXL cục bộ để cải thiện chất lượng nước thải, giảm bớt gánh nặng cho TXLNTT.

Hiện nay, ở nước ta, phí này chỉ dừng lại ở xử phạt hành chính là chủ yếu và các khoản phạt là nhẹ tới mức người vi phạm luật vẫn có lợi hơn khi không tuân thủ. Do đó, Ban

quản lý KCN Lê Minh Xuân cần phải thực hiện các biện pháp: (i)Quy định rõ ràng theo mức độ vi phạm nhằm phát huy tính bắt buộc của nó, (ii) Đưa mức phí phải thật cao để chấm dứt tình trạng cố tình vi phạm và (iii) Kết hợp với công cụ pháp lý để tiến hành xử phạt nghiêm minh các trường hợp cố tình vi phạm việc xả thải.

Box 1: Thí dụ tính toán phí vượt tải

Ví dụ 1: Tính toán phí nước thải từ một nhà máy dệt nhuộm có lưu lượng 100 m3/ngày. Các thông số nước thải đầu ra của HTXLNT cục bộ như sau:

STT Thông số Đơn vị Giá trị TCVN 5945 – 2005, cột C

1. pH - 7,3 5 – 9

2. Độ màu Pt-Co 200 -

3. COD mg/L 358 400

4. SS mg/L 89 200

Căn cứ vào đặc tính nước thải trên cho thấy nhà máy này có các chỉ tiêu ô nhiễm trong nước thải đều nằm trong giới hạn cho phép của KCN, do đó nhà máy chỉ đóng phí thoát nước theo công thức (1) (Nghị định 88/2007/NĐ-CP).

Trong đó:

f = 2.700 vnđ/m3

V = 80% x 100 m3/ngày x 30 ngày = 2.400 m3/tháng K = 2,5 (300 < COD < 400)

Tổng phí nước thải theo công thức (1):

F = 2.700 x 2.400 x 2,5 = 16.200.000 đồng/tháng

Ví dụ 2: Tính toán phí nước thải từ một nhà máy xi mạ có lưu lượng 100 m3

/ngày. Các thông số nước thải đầu ra của HTXLNT cục bộ như sau:

Thông số Đơn vị Giá trị TCVN 5945 -2005, cột C

pH - 10,25 5 – 9

COD mg/L 113 400

Cr6+ mg/L 3,5 0,5

Với cách tính hiện nay của KCN theo công thức (1) thì tổng phí nước thải mà danh nghiệp phải đóng là: F = 2.700 x 2.400 x 1,5 = 9.720.000 vnđ/tháng

Tuy nhiên, đặc thù ngành công nghiệp này không gây ô nhiễm COD nhiều mà chủ yếu là ở các kim loại nặng, căn cứ vào đặc tính trong bảng trên thì các kim loại nặng gồm có Cr6+ và Zn2+, do đó nhà máy phải đóng phí thoát nước theo công thức (2).

Trong đó:

f = 2.700 vnđ/m3

V = 80% x 100 m3/ngày x 30 ngày = 2.400 m3/tháng KCOD = 1,5 (300 < COD < 400)

Tổng phí nước thải theo công thức (2):

F = 2.700 x 2.400 x [1,5 + (3,5/0,5)x(8,9/5)] = 2.700 x 2.400 x (1,5 + 7 x 1,87)

= 2.700 x 2.400 x 13,96 = 90.460.800 vnđ/tháng

Như vậy doanh nghiệp này phải đóng phí vượt tải chênh lệch đến gần 10 lần so với cách tính củ. Với chi phí này, sẽ buộc doanh nghiệp phải kiểm soát kim loại nặng thay vì chỉ COD như cách tính củ.

4.4.4 Phƣơng pháp thu phí nƣớc thải a. KCN trả phí nƣớc thải

Hiện nay, phí nước thải mà KCN chi trả cho nhà nước thông qua Chi Cục Bảo Vệ Môi Trường theo quy trình như Hình 4.2. Hằng quí, KCN khai mức phí và đệ trình lên HEPZA và Chi Cục Bảo Vệ Môi Trường. Chi cục Bảo Vệ MT lấy mẫu, kiểm tra, phân tích và thẩm định mức phí, sau đó cùng với HEPZA thông báo mức phí cho KCN.

THỰC HIỆN NỘP PHÍ (quý)

QUYẾT TOÁN THU CHI (năm)

THỰC HIỆN THU PHÍ THÔNG BÁO

MỨC PHÍ

KIỄM TRA PHÂN TÍCH THẨM ĐỊNH MỨC PHÍ K.KHAI MỨC PHÍ (quí/năm) THỐNG KÊ ĐỐI TƯỢNG Chi cục BVMT, UBND Q/H, HEPZA, Ban QL KCN Doanh nghiệp

Chi cục bảo vệ môi trường

Chi cục BVMT Doanh nghiệp Kho bạc/Chi cục BVMT Kho bạc/Chi cục BVMT/Sở Tài Chính/Cục Thuế UBND Q/H, HEPZA UBND Q/H, HEPZA

Hình 4.1 Quy trình thu phí nƣớc thải b. Thu phí nƣớc thải của doanh nghiệp

Thu gom phí nước thải hiệu quả sẽ là công cụ kinh tế tốt nhằm thúc đẩy các doanh nghiệp xả thải thực hiện việc giảm thiểu ô nhiễm mà còn tạo động lực cho doanh nghiệp cải thiện hệ thống xử lý nước thải cục bộ đạt nồng độ thấp nhất có thể.

Hiện nay KCN LMX thu phí theo hàng quí và dựa vào lượng nước cấp sử dụng. Quy trình sau đây được đề nghị:

1. BQL tổ chức thu phí nước thải thông qua hóa đơn tiền nước cho các doanh nghiệp sử dụng nước sạch từ hệ thống cấp nước tập trung.

2. Định kỳ hàng tháng, BQL phải cung cấp thông tin về chất lượng nước thải dòng ra của các doanh nghiệp để làm cơ sở xác định phí nước thải. Thời điểm cung cấp thông tin do hai bên thoả thuận.

3. Trong trường hợp một số công ty sử dụng nước ngầm, BQL có trách nhiệm gắn đồng hồ nước tại giếng khai thác. Căn cứ vào đồng hồ, BQL trực tiếp thu phí nước thải đối với các doanh nghiệp này.

4. Các doanh nghiệp có trách nhiệm đóng phí nước thải trong vòng 15 ngày kể từ ngày ra hóa đơn, nếu quá thời hạn trên mà doanh nghiệp vẫn chưa thanh toán phí thoát nước thì BQL KCN sẽ ngưng không cung cấp nước cho các doanh nghiệp trên.

Để thu phí hiệu quả, KCN nên thực hiện các kế hoạch sau:

- Xây dựng cơ sở dữ liệu về hệ số phát thải nước thải cho từng ngành sản xuất: Lượng nước cấp/sản phẩm, lượng nước thải/sản phẩm, lượng nước thải/lượng nước cấp (hiện nay chỉ số này là 70-80% nhưng áp dụng chung cho từng ngành sản xuất có nước thải là không phù hợp). Trên cơ sở này sẽ dể kiểm soát và có cơ sở minh chứng trong các trường hợp xả nước thải bất hợp pháp hoặc khai thác nước ngầm không xin phép.

- Cải tiến cách kiểm soát lượng nước thải, cụ thể lắp đặt đồng hồ đo lưu lượng nước thải cho các doanh nghiệp và trang bị các thiết bị giám sát chất lượng tự động ở các doanh nghiệp có tải lượng ô nhiễm cao.

4.5. CÁC KẾ HOẠCH CẢI THIỆN MÔI TRƢỜNG NƢỚC CHO KCN LMX

Các kế hoạch cải tạo môi trường nước thải cho khu công nghiệp LMX bao gồm:

- Cải thiện việc đấu nối cống nước thải và nước mưa từ DN vào hệ thống cống của khu công nghiệp.

- Quản lý nước thải và bùn thải của trạm xử lý nước thải tập trung. - Giám sát việc xả thải và quản lý bùn thải của các DN ô nhiễm. Các kế hoạch này thể hiện phụ lục A.

KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ

KẾT LUẬN

Qua kết quả khảo sát và phân tích nguyên nhân ô nhiễm của KCN LMX cho thấy môi trường nước KCN LMX bị ô nhiễm do:

- Các DN không xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn TCVN 5945:2005 nguồn loại C trước khi thải vào hệ thống thoát nước và TXLNTTT của KCN;

- Các DN còn đối phó trong việc xử lý nước thải và quản lý bùn thải;

- Nước thải của các DN xử lý môi trường có thành phần và tính chất biến đổi, gây ảnh hưởng đến hiệu quả của TXLNTTT;

- Các DN có hoạt động xi mạ và thuộc da làm cho nồng độ kim loại nặng (Cr, Ni) cao trong nước thải đi về trạm XLNT. Điều này làm cho nồng độ kim loại nặng trong bùn ép của KCN cao, vượt ngưỡng nguy hại;

- Lưu lượng nước thải của KCN bị quá tải; - Một số DN còn có khai thác nước ngầm;

- Đa phần các DN không có nhân viên vận hành chuyên trách và không có kinh nghiệm, kiến thức vận hành các công trình xử lý môi trường. Do đó xử lý nước thải không hiệu quả;

- Hệ thống xử lý nước thải của KCN cần được bảo dưỡng, vận hành theo quy định. Cần thay thế một số thiết bị, máy móc để hoạt động hiệu quả;

- Cần người vận hành có kinh nghiệm và am hiểu các quá trình xử lý môi trường.

KIẾN NGHỊ

- Khu công nghiệp cần triển khai sớm các kế hoạch đề nghị bao gồm (i) cải thiện việc đấu nối cống nước thải và nước mưa từ DN vào hệ thống cống của KCN; (ii) Quản lý nước thải và bùn thải của trạm xử lý nước thải tập trung và (iii) Giám sát việc xả thải và quản lý bùn thải của các DN ô nhiễm

- Nâng cấp TXLNTTT lên đạt công suất khoảng 6000 m3/ngày để có khả năng xử lý triệt để lượng nước thải hiện tại.

- Khu công nghiệp cần có biện pháp xử lý độ màu của nước thải đạt tiêu chuẩn cho phép thải;

- BQL khu công nghiệp cải tạo hệ thống thoát nước và xử lý nước thải của KCN. Có kế hoạch bảo dưỡng vận hành thiết bị, và máy móc.

- BQL cần tăng cường quy trình giám sát và kiểm tra các DN. Cần có mức khen thưởng và chế tài phạt thật nặng các DN cố tình vi phạm;

- Kiểm soát việc quản lý bùn thải của các DN một cách nghiêm ngặt.

- Khu công nghiệp nên thường xuyên tổ chức các cuộc giao lưu DN và hỗ trợ đào tạo các nhân viên vận hành hệ thống xử lý cục bộ của DN trong toàn khu công nghiệp trong công tác vận hành và kiểm soát các quá trình xử lý. Hỗ trợ các DN thực hiện sản xuất sạch hơn, tái chế/tái sử dụng nước thải và đạt các chứng chỉ về môi trường;

Nghiên cứu kiến nghị các hướng nghiên cứu tiếp theo như sau:

- Nghiên cứu việc cải tạo, nâng cấp hệ thống xử lý nước thải tập trung của khu công nghiệp có tính đến khu tiểu thủ công nghiệp.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng việt

1. Anh N.T (2008)- Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp cải thiện công nghệ xử lý nước thải phù hợp cho các khu công nghiệp – khu chế xuất tại TP.HCM, Khoa Môi Trường – trường ĐHBK Tp.HCM.

2. Bảo P.P.Q (2005) - Đánh giá hiện trạng quản lý môi trường và đề xuất chương trình nâng cao năng lực quản lý môi trường cho các khu chế xuất - Công nghiệp trên địa bàn Tp.HCM, Khoa Môi Trường – trường ĐHBK Tp.HCM.

3. Khu công nghiệp Lê Minh Xuân (2009) Báo cáo đánh giá tác động môi trường 6 tháng đầu năm 2009.

4. Nga P.T (2006), Nghiên cứu xây dựng hệ thống quản lý thống nhất môi trường trong khu công nghiệp.

5. Quy Chuẩn Việt Nam QCVN 40:2011/BTNMT, QCVN 08:2009/BTNMT.

6. Sỹ P.C (2006), Báo cáo “Nghiên cứu đánh giá tải lượng ô nhiễm các cơ sở sản xuất khu vực Lê Minh Xuân – Bình Chánh tính toán khả năng tiếp nhận nước thải và đề xuất biện pháp quản lý”, Viện Kỹ thuật nhiệt đới và bảo vệ môi trường.

7. Trình Lê (1997), Quan trắc và kiểm soát ô nhiễm môi trường nước, Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật.

Tiếng anh

8. APHA (1998). Standard methods for Water and Wastewater analysis.

9. Armcanz and Anzecc (2000). Agriculture and Resource Management Council of Australia and New Zealand, and Australian and New Zealand Environment and Conservation Council, Canberra ACT. National Water Quality Management Strategy;

10. Australian and New Zealand Environment and Conservation Council National Health and Medical (2000). National Water Quality Management Strategy-Guidelines for Sewerage Systems Reclaimed Water

11. Metcaft and Eddy (2003). Wastewater Engneering Treatment and Reuse. Fourth Edition.

Một phần của tài liệu Đề xuất giải pháp kinh tế trong thu phí nước thải khu công nghiệp lê minh xuân (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)