Các giải pháp cải thiện cho hệ thống cống của DN

Một phần của tài liệu Đề xuất giải pháp kinh tế trong thu phí nước thải khu công nghiệp lê minh xuân (Trang 49)

III. TÍNH MỚI, TÍNH KHOA HỌC VÀ THỰC TIỂN CỦA ĐỀ TÀI

e. Trạm xử lý nước thải tập trung của KCN

4.2.2 Các giải pháp cải thiện cho hệ thống cống của DN

Bảng 4.2 thể hiện các giải pháp cải thiên hệ thống cống thoát nước mưa và hệ thống thu gom nước thải của DN.

Bảng 4.2Các giải pháp cải thiên hệ thống cống thoát nƣớc mƣa và hệ thống thu gom nƣớc thải của DN

STT Hiện tƣợng Giải pháp Ghi Chú

1

Cống thoát NM có nước chảy khi trời nắng tại thời điểm khảo sát Cống thoát NM thông với cống thoát NT trong DN

DN phải cải tạo, tách dòng NM và NT triệt để ngay sau khi có kết luận của đoàn khảo sát. Cung cấp bản vẽ chi tiết đề xuất cải tạo hệ thống thoát NM và NT cho KCN và HEPZA. HEPZA và KCN cần phối hợp để thanh tra và nghiệm thu hệ thống thoát NM và NT

có màu chảy đến, có các vết lấp các đấu nối đến hố ga (tuy nhiên vẫn còn có nước rò rỉ)

lần/tháng

+ Cải tạo các hố ga, các đường ống đấu nối hư hỏng

3 + Cống thoát NM, NT và hố ga NM, NT có rác

+ Nạo vét định kì 1 lần/tháng + Có lưới chắn rác (inox, mắt lưới 1 cm x 1 cm) gắn tại hố ga NM và NT cuối cùng trước khi thoát vào cống chung của KCN 4

+ Công nhân đổ dầu mỡ, chất thải sản xuất vào hố ga thoát NM (các DN xi mạ, cơ khí)

+ DN cần có nội quy sản xuất và có quy định xử lý.

5

+ DN không có hố ga NT hoặc hố ga NM trước cổng DN trước khi đấu nối vào cống thoát KCN

+ DN cần xây dựng hố ga bổ sung

6

+ Các đấu nối sai: - NM vào NT, - NT vào NM,

- NT từ nhà vệ sinh vào NM, - Nước rửa tay sản xuất vào NM, - Nước rửa từ các khâu SX vào NM

+ Đấu nối lại hệ thống thoát nước phù hợp

+ KCN cần giám sát các đấu nối.

7 + Ô nhiễm mùi phát sinh từ các DN

+ Trong cây xanh lâu năm tại các đường vành đai, vỉa hè các đường nội bộ trong KCN

8

+ Hệ thống XLNT của các DN quá tải và hoạt động không hiệu quả do công nghệ không phù hợp

+ Nâng cấp và cải tạo hệ thống xử lý + KCN và đơn vị tư vấn môi trường. 9 + Có hệ thống xử lý tốt nhưng vận

hành không hiệu quả + Đào tạo nhân viên vận hành

+ KCN và đơn vị tư vấn hỗ trợ.

4.3. CÁC QUI ĐỊNH VỀ KIỄM SOÁT NƢỚC THẢI CHO DOANH NGHIỆP

Để quản lý việc đấu nối, xả nước thải, nước mưa của các DN, một số quy định sau đây được phác thảo.

4.3.1 Mạng lƣới thoát nƣớc mƣa và nƣớc thải

(1) Đối với một doanh nghiệp mới muốn đấu nối mới vào hệ thống thoát nước mưa hoặc nước thải của KCN, cần thiết xin giấy phép “đấu nối vào hệ thống thoát nước của khu công nghiệp”.

(2) Trong thủ tục xin giấy phép này, doanh nghiệp cần cung cấp các thông tin liên quan đến các thông tin về hệ thống thoát nước trong doanh nghiệp. Các thông tin đó bao gồm:

(i) Bản vẽ và thuyết minh thiết kế hệ thống thoát nước mưa: Đối với trường hợp các doanh nghiệp có kho bãi nguyên liệu lộ thiên, kho xăng dầu, cần có hệ thống thu gom nước mưa và hệ thống xử lý nước mưa (như bể gạn dầu, lắng cát, v.v...) trước khi đấu nối vào hệ thống thoát nước mưa của KCN.

(ii) Bản vẽ và thuyết minh thiết kế hệ thống thoát nước thải

(iii) Bản vẽ và thuyết minh thiết kế hệ thống xử lý nước thải của DN (nếu có) (iv) Biên bản nghiệm thu và bộ bản vẽ hoàn công (nếu có)

(3) Trong trường hợp nước thải doanh nghiệp có thành phần chất bẩn thấp hơn quy định của KCN, nước thải công nghiệp và nước thải sinh hoạt từ nhà vệ sinh công nhân viên chức phải đấu nối chung vào cống thoát nước thải của KCN. Nước thải sinh hoạt công nhân viên chức không được thải vào hệ thống thoát nước mưa. Nếu doanh nghiệp có nhà bếp phục vụ căn tin, nước thải từ nhà bếp phải có bể vớt dầu và lắng cặn trước khi đấu nối vào cống khu công nghiệp.

(4) KCN có trách nhiệm lưu giữ toàn bộ hồ sơ trên. Các điểm đấu nối của các doanh nghiệp nên có thông tin định vị GPS, để KCN dể dàng quản lý hệ thống thoát nước.

(5) Bất kỳ doanh nghiệp hiện hữu muốn nâng công suất trạm xử lý, hoặc thay đổi công nghệ sản xuất dẩn đến thay đổi thành phần nước thải cần thiết, ngoài báo cáo đánh giá tác động môi trường (hoặc cam kết bảo vệ môi trường hay đề án bảo vệ môi trường), doanh nghiệp phải trình nộp cho khu công nghiệp hồ sơ hệ thống thoát nước mưa và nước thải cải tạo như mục (1).

(6) KCN có trách nhiệm kiểm tra tính toán mức độ chịu tải của các tuyến cống hiện hữu khi có một đấu nối mới hoặc cải tạo. Đồng thời kiểm tra mức chịu tải của trạm xử lý nước thải tập trung về mặt lưu lượng và tải lượng. Các số liệu này nên được ghi nhận lại trong hồ sơ về “đấu nối hệ thống thoát nước của KCN” trong mục 1. (7) KCN có trách nhiệm duy tu, bão dưỡng và nạo vét bùn lắng định kỳ hệ thống thoát

nước mưa, nước thải và kinh rạch tiếp nhận nước thải và nước mưa của KCN. Việc nạo vét bùn lắng KCN có thể ký hợp đồng với công ty có chức năng nạo vét và xử lý bùn nạo vét.

(8) Cần đánh giá khối lượng và chất lượng bùn cho mỗi lần nạo vét để đánh giá ngưỡng nguy hại theo TCVN 7629:2007. Nếu bùn vượt mức nguy hại, KCN cần thiết phải ký hợp đồng với công ty có chức năng xử lý CTNH. KCN có trách nhiệm lưu giữ các số liệu khối lượng và chất lượng bùn nạo vét, các hợp đồng ký kết với các công ty nạo vét và xử lý bùn để phục vụ cho báo cáo giám sát định kỳ của KCN lên HEPZA.

(9) Trong trường hợp KCN phát hiện doanh nghiệp đấu nối bất hợp pháp vào hệ thống thoát nước (chẳng hạn như nước thải đi vào hệ thống thoát nước mưa, có nhiều hơn một miệng cống xả nước thải,...), doanh nghiệp hoàn toàn chịu trách nhiệm bồi thường các khoản chi phí làm hư hỏng đường ống và chi phí làm sạch tuyến cống và đồng thời mức phạt theo đúng qui định của Ban Quản Lý KCN (HEPZA). (10) Trong trường hợp nước thải từ cống KCN chảy ngược vào mạng lưới thoát nước

nhiệm bồi hoàn cho doanh nghiệp các khoản chi phí sửa chửa, làm sạch và các chi phí phát sinh khác nếu có (gây hư hỏng thiết bị, hư hại sản phẩm,....)

4.3.2 Kiểm soát hệ thống xử lý nƣớc thải cục bộ của doanh nghiệp

(1) Các doanh nghiệp có hệ thống xử lý nước thải phải đệ trình cho KCN báo cáo ĐGTĐMT (hoặc đăng ký chất lượng môi trường/đề án bảo vệ môi trường) đã được xác nhận của cấp thẩm quyền như HEPZA, hoặc Bộ/Sở TN&MT; giấp phép xả thải của HEPZA.

(2) Các doanh nghiệp thuộc loại ô nhiễm (gồm các công ty xử lý chất thải, công ty dệt nhuộm, thuộc da, xi mạ, giấy, chế biến thực phẩm) nộp “báo cáo giám sát” hằng qui (4 lần/năm) hệ thống xử lý nước thải trong đó thể hiện các nội dung sau: (i) Thành phần nước thải vào và ra hệ thống trong đó thể hiện nồng độ các thông số chất bẩn theo quy định đã chỉ ra trong báo cáo ĐGTĐMT, (ii) Lưu lượng đo đạc. Các doanh nghiệp thuộc các ngành ít ô nhiễm, nộp “báo cáo giám sát” hai lần trong năm.

(3) Doanh nghiệp nên lấy mẫu giám sát theo cách lấy “mẫu thành phần”. Nghĩa là mẫu được lấy trong cách khoảng một giờ với lượng mẫu khoảng một đến hai lít kéo dài trong khoảng 1ca làm việc (8 giờ). Tất cả các mẫu đã lấy được trộn đều trong thùng chứa sạch và lấy ít nhất hai lít mang đến cơ quan có chức năng phân tích.

(4) Bất kỳ doanh nghiệp hiện hữu muốn nâng công suất trạm xử lý, hoặc thay đổi công nghệ sản xuất dẩn đến thay đổi thành phần nước thải cần thiết, ngoài báo cáo đánh giá tác động môi trường bổ sung đã được phê duyệt của cấp thẩm quyền (hoặc cam kết bảo vệ môi trường hay đề án bảo vệ môi trường), doanh nghiệp phải trình nộp cho khu công nghiệp hồ sơ thiết kế cải tạo hệ thống xử lý nước thải trong đó thể hiện rõ (i) thành phần tính chất nước thải thay đổi, (ii) công suất mở rộng (m3/ngày), (iii) Sơ đồ công nghệ cải tạo, (iv) kích thước của các công trình

cơ bản, (v) xử lý bùn và biện pháp thải đổ bùn, và (vi) lượng bùn, rác, dầu mỡ dự kiến sinh ra.

(5) Nếu doanh nghiệp có yêu cầu sử dụng nước thải sau xử lý để phục vụ cho cấp nước công nghiệp (rữa nguyên liệu, làm mát,..) hoặc dự trữ chửa cháy hay tưới cây, bãi cỏ cảnh quan, hồ cảnh quan,... cần phải báo cáo bằng văn bản cho KCN và HEPZA về lượng nước và chất lượng nước tái sử dụng cho các đối tượng sử dụng lại. Chất lượng nước tái sử dụng phải được sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền.

(6) Nếu doanh nghiệp muốn xây dựng một hệ thống xử lý nước thải bậc cao nối tiếp với hệ thống xử lý nước thải hiện hữu cho tái sử dụng, đòi hỏi phải đệ trình lên KCN và HEPZA hồ sơ hệ thống xử lý nước thải bậc cao này bao gồm bộ hồ sơ thiết kế và thuyết minh của hệ thống xử lý nước tái sử dụng.

(7) Nếu KCN có nghi ngờ nước thải của doanh nghiệp vượt quá qui định xả thải ở điểm đấu nối nước thải hoặc nước mưa, nhân viên KCN có quyền lấy mẫu bất cứ lúc nào và phải được sự hỗ trợ của doanh nghiệp về việc lấy mẫu và hai bên cùng ký xác nhận trên niêm phong mẫu. Ít nhất hai mẫu được lấy cùng một thời điểm và được gởi đến công ty có chức năng phân tích với sự chứng kiến của hai đại diện KCN và doanh nghiệp.

(8) Nếu kết quả phân tích thấp hơn quy định, KCN chịu trách nhiệm chi trả toàn bộ chi phí phân tích.

(9) Nếu ngược lại, doanh nghiệp phải trả toàn bộ chi phí phân tích. Đồng thời, KCN sẽ ra văn bản nhắc nhở doanh nghiệp xem xét đánh giá lại hệ thống xử lý. Trong thời gian 01 tuần sau khi KCN ra văn bản, doanh nghiệp có trách nhiệm giải trình lý do hệ thống không đạt yêu cầu và có hướng đề xuất khắc phục và thời gian khắc phục. Tất cả các văn bản này đều được hai bên lưu giữ. KCN có trách nhiệm gởi các biên bản này cho HEPZA.

(10) Các doanh nghiệp không được phép pha loãng nước thải bằng nguồn nước cấp hoặc nước ngầm hay nước kinh rạch để đạt quy định xả thải.

(11) Trong trường hợp KCN phát hiện lưu lượng xả thải trong ngày nhiều hơn công suất thiết kế của hệ thống trên 20%, (Lưu lượng trung bình ngày có thể xác định theo lưu lượng kế giám sát dòng ra), KCN sẽ ra văn bản nhắc nhở doanh nghiệp đánh giá lại lưu lượng nước thải. Nếu chưa có lưu lượng kế giám sát, KCN có thể xác định lưu lượng trung bình dựa vào lượng nước sạch tiêu thụ trong tháng đó. (12) Nếu doanh nghiệp vi phạm lần thứ hai, KCN sẽ ra văn bản báo cho doanh nghiệp

ngưng tiếp nhận nước thải trong đó thể hiện rõ thời điểm ngưng tiếp nhận và giải pháp thực hiện. Đồng thời HEPZA sẽ thực hiện xử phạt theo nghị định 88/2007/NĐCP.

4.4. GIẢI PHÁP KINH TẾ XỬ LÝ NƢỚC THẢI 4.4.1 Giới thiệu chung 4.4.1 Giới thiệu chung

Hiện nay phí BVMT là phổ biến nhưng cho đến nay nhiều doanh nghiệp cho rằng đây là một gánh nặng họ cố tìm cách để loại bỏ khoản phí này. Bởi vì họ chưa thật sự hiểu được tác hại môi trường khi xả nước thải không xử lý và chưa hiểu được gánh nặng chi phí đầu tư, quản lý vận hành hệ thống thoát nước mà khu công nghiệp phải chi trả. Hiện nay, mức độ xử phạt chỉ dừng lại ở xử phạt hành chính là chủ yếu và các khoản phạt là nhẹ tới mức người vi phạm luật vẫn có lợi hơn khi không tuân thủ. Do đó, Ban quản lý KCN cần phải thực hiện các biện pháp mạnh như (i) Quy định rõ ràng theo mức độ vi phạm nhằm phát huy tính bắt buộc của quy định hoặc (ii) Đưa mức phí phải thật cao để chấm dứt tình trạng cố tình vi phạm và (iii) Kết hợp với công cụ pháp lý để tiến hành xử phạt nghiêm minh các trường hợp cố tình vi phạm việc xả thải.

Doanh nghiệp phải có nhận thức xem việc đóng phí nước thải là trách nhiệm đối với xã hội, đồng thời về mặt kinh tế, doanh nghiệp nên chuyển phí bảo vệ môi trường vào giá thành sản phẩm thì mục tiêu môi trường mới được thực hiện một cách hiệu quả. Như

thế nó tạo điều kiện cho các nhà sản xuất tìm ra giải pháp tối ưu giảm thiểu ô nhiễm vừa có lợi cho nhà sản xuất, vừa bảo vệ môi trường.

4.4.2 Phân tích phí nƣớc thải hiện tại của KCN LMX

Hiện nay, KCN Lê Minh Xuân tính toán phí nước thải cho các doanh nghiệp xả thải vào HTTN chung của khu công nghiệp trên phương pháp tính phí thoát nước theo Nghị định 88/2007/NĐ-CP:

F   f V K (1) Trong đó:

f - là phí thoát nước được xác định theo tỷ lệ % và không thấp hơn 10% giá tiêu thụ nước sạch áp dụng cho các đối tượng sử dụng nước khác nhau. Hiện nay, KCN LMX lấy f bằng 80% giá nước cấp, với giá nước cấp là 3400 đồng/m3 thì f = 2700 vnđ/m3.

V- là khối lượng nước thải thu phí, = 80% khối lượng nước cấp

K - là hệ số điều chỉnh phụ thuộc hàm lượng chất gây ô nhiễm xác định theo quy định tại Điều 52 Nghị định này; đối với nước thải sinh hoạt, lấy hệ số K = 1. Hệ số K được xác định như sau:

Bảng 4.3 Hệ số điều chỉnh K STT Hàm lƣợng COD (mg/l) Hệ số K 1 ≤ 100 1 2 101 – 200 1,5 3 201 – 300 2 4 301 – 400 2,5 5 401 – 600 3,5

Bên cạnh đó, có thể so sánh với chi phi xử lý nước thải thực tế của TXLNT TT khu công nghiệp Lê Minh Xuân được thể hiện trong Bảng 4.4.

Bảng 4.4Chi tiết chi phí xử lý nƣớc thải 8 tháng đầu năm 2010 tại TXLNT KCN LMX Tháng Hóa chất Điện Nhân công Khấu hao* Bảo dƣỡng**

1 44.732.600 97.590.647 39.933.649 12.843.255.079 2 113.016.050 77.700.233 40.637.298 11.156.189.585 3 137.268.450 87.028.717 49.759.146 4 119.566.950 105.158.158 52.228.437 5 96.811.350 92.831.871 68.324.283 6 89.202.000 102.871.093 64.274.424 7 175.752.200 107.457.251 54.381.113 8 112.483.000 115.195.856 64.009.213 9 66.884.800 115.998.746 65.202.993 Tổng 955.717.400 901.832.572 498.750.556 23.999.444.664 Chi phí TB tháng 106.190.822 100.203.619,1 55.416.728 69.998.380 349.991 Chi phí XL, đ/m3 3.163 Ghi chú:

* Chi phí khấu hao = (Tổng chi phí đầu tư) x (1+5%-„lãi suất ngân hàng/năm‟)/(thời gian vận hành x 12 tháng)

** Chi phí bảo dưỡng = 0,5% chi phí khấu hao

Với cách tính toán như trên, các doanh nghiệp trong KCN chỉ đóng phí nước thải đối với phần COD. Tuy nhiên, có một số ngành công nghiệp, nước thải có COD thấp nhưng lại gây ô nhiễm do các thông số khác như công nghiệp xi mạ (kim loại nặng Cr, Ni, Zn) hay ngành dệt nhuộm (độ màu) và các ngành khác (chất rắn lơ lửng, thuốc trừ sâu,...), khi đó việc áp dụng tính toán như cách trên sẽ không phù hợp, không công bằng với các ngành chỉ có ô nhiễm hữu cơ.

Theo kết quả ghi nhận của TXLNT, 8 tháng đầu năm 2010 cho thấy, chi phí xử lý trung bình cho mỗi m3 nước thải là 3.163 đồng, chi phí này bao gồm các khoản như điện năng, hóa chất, nhân công, khấu hao và bảo dưỡng. Với mức xử lý thực tế này và nếu thu phí nước thải đầy đủ thì TXL vẫn duy trì tốt hoạt động. Tuy nhiên, trong phép

tính toán chi phí này chưa tính đến chi phí thải và xử lý bùn thải, phát sinh từ TXLNTTT. Theo ước tính thì lượng bùn thải phát sinh trung bình từ 8 – 10 tấn/ngày. Chi phí xử lý bùn nguy hại hiện tại của các công ty xử lý CTNH từ 5 – 7 triệu/tấn.

4.4.3 Giải pháp thu phí đề nghị

Để có thể thu phí hợp lý về các thông số ô nhiễm, duy trì hoạt động hiệu quả của TXL cũng như đảm bảo tính ổn định của chất lượng nước đầu ra của mỗi doanh nghiệp, đáp ứng được tiêu chuẩn xả thải, một phương pháp tính thu phí mới được đề nghị như sau: Trong trường hợp các doanh nghiệp xả nước thải có nồng độ thấp hơn cột C của quy

Một phần của tài liệu Đề xuất giải pháp kinh tế trong thu phí nước thải khu công nghiệp lê minh xuân (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)