THÀNH PHẦN VÀ TÍNH CHẤT NƢỚC THẢI

Một phần của tài liệu Đề xuất giải pháp kinh tế trong thu phí nước thải khu công nghiệp lê minh xuân (Trang 25)

III. TÍNH MỚI, TÍNH KHOA HỌC VÀ THỰC TIỂN CỦA ĐỀ TÀI

3.2.THÀNH PHẦN VÀ TÍNH CHẤT NƢỚC THẢI

e. Trạm xử lý nước thải tập trung của KCN

3.2.THÀNH PHẦN VÀ TÍNH CHẤT NƢỚC THẢI

3.2.1. Chất lƣợng nƣớc thải ở các giếng thu gom nƣớc thải

Tính chất nước thải của KCN được xác định dựa vào các mẫu lấy ở các giếng thu nước thải nằm trong KCN. Giếng thu nước thải (GT) là các hầm bơm trung gian nhằm tập trung nước thải trong mạng lưới thu gom, từ đó được bơm về TXLNTTT. Giếng thu GT1, GT2 và GT3 lần lượt là các giếng thu gom nước thải từ các DN gần kênh 8, kênh 6 và từ khu tiểu thủ công nghiệp.

Bảng 3. 4 Chất lƣợng nƣớc thải tại các giếng thu (GT) (đơn vị mg/L)

Thông số/giếng thu COD BOD5 TKN P tổng TSS Dầu mỡ

GT1-19/2 179 58 9 8.56 83 0.87 GT2-19/2 391 281 7 6.78 132 5.51 GT2-9/4 381 165 - 0.8 203 GT3-8/5 2359 - 448 4.7 70 Nổi lớp dày GT3-25/9 1998 - 72 5.1 111 Có dầu mỡ nổi TCVN 5945:2005, Cột C 400 100 60 8 200 30

Ghi chú: GT2 thường đầy tràn tại thời điểm lấy mẫu, do trạm TXLNTTT bị quá tải. Giếng thu 3 là từ Khu TTCN

Qua kết quả trên nhận thấy COD và TKN nước thải của GT3 (nước thải từ khu TTCN) rất cao so với mức cho phép thải. COD khoảng 2360 mg/L. Hàm lượng BOD5 của GT2 cao hơn gấp đôi yêu cầu cột C, TCVN 5945:2005. Hiện nay lưu lượng nước thải từ khu TTCN chiếm khoảng 600-1000 m3/ngày (khoảng 1/5 lưu lượng xử lý của trạm). Do đó cần phải kiểm soát việc xả thải của khu TTCN để bảo đảm TXLNTTT không bị quá tải. Khu tiểu thủ có nhu cầu dùng nước thấp nhưng nồng độ ô nhiễm rất cao và ngược lại so với KCN. Khu TTCN có ô nhiễm hữu cơ và cả kim loại nặng. Hình cho thấy GT 2 và GT 3 có nồng độ Ni và Cr cao hơn giá trị cột C TCVN5945:2005 (Ni = 2 mg/L; Cr(III) = 2 g/L). Điều này có thể do nhiều DN xi mạ (mạ Niken, Crom và kẽm) chưa kiểm soát tốt nước thải.

3.2.2. Chất lƣợng nƣớc thải ở các cống xả nƣớc mƣa và nƣớc thải

Kết quả khảo sát chất lượng nước ở các cống xả nước mưa và nước thải của 03 đợt khảo sát thể hiện trong hình 3.1 và 3.2.

Hình 3.1 COD của nƣớc thải ở các cống xả qua 3 lần khảo sát

Hình 3.1 cho thấy khảo sát lần I, có 10/10 cống xả đều bị ô nhiễm COD, nặng nhất là ở CXNM 5 và CXNT 9. Khảo sát lần II, có 8/10 cống xả ô nhiễm COD (trừ CXNM 10

0 50 100 150 200 250 300 350 400 450 NM 1 NM 2 NM 3 NM 4 NM 5 NM 6 NM 7 NM 8 NM 9 NT 10 CO D, m g /L Cống xả 19/2/2011 09/4/2011 18/9/2011

và CXNT 9), nặng nhất là ở CXNM 7 và 8. Khảo sát lần III, 5/10 Cống xả bị ô nhiễm COD, nặng nhất là CXNM 1. Điều này cho thấy cống nước mưa có chứa nước thải công nghiệp. Một số lý do có thể liệt kê như sau: (i) Nước thải tràn qua cống nước mưa do công suất bơm ở các giếng thu nước thải không đáp ứng lưu lượng thực tế hoặc (ii) Trạm bơm nước thải có dung tích bể điều hòa không chứa đủ vào giờ cao điểm hay (iii) hiện tượng xả bật hợp pháp của các DN.

Tỷ lệ cống xả bị ô nhiễm COD vào tháng 8/2011 được cải thiện hơn do BQL đã thực hiện các các biện pháp tổng thể kiểm soát nước thải tốt hơn. Tuy nhiên, vẫn còn một vài cống xả có nồng độ còn vượt tiêu chuẩn nhẹ. KCN cần giám sát các công xả để hạn chế DN xả NT qua cống xả nước mưa. Nồng độ chất ô nhiễm tại cửa ra các cống xả nước mưa và cống xả nước thải lượng nước mưa giảm nhiều so với lần khảo sát vào tháng 2/2011 và tháng 4/2011. Đây là kết quả tích cực từ kế hoạch kiểm tra, khảo sát cống thoát nước của các doanh nghiệp trong KCN.

Hình 3.2SS của nƣớc thải ở các cống xả qua 3 lần khảo sát

Hình 3.2 cho thấy hàm lượng chất rắn lơ lửng tại các công xả cũng giảm rõ rệt vào tháng 08/2011, DN đã hạn chế xả bất hợp pháp qua các cống xả nước mưa nhiều.

0 50 100 150 200 250 300 350 400 450 500 550 600 NM 1 NM 2 NM 3 NM 4 NM 5 NM 6 NM 7 NM 8 NM 9 NT 10 SS , m g/ L Cống xả 19/2/11 09/4/11 18/9/11

Tương tự, qua hình 3.3 thể hiện nồng độ Cr đã tốt hơn nhiều vào tháng 08/2011 (đạt QCVN 40:2011/BTNMT-loại B) so với kết quả phân tích ngày 19/2. Điều này chứng tỏ các biện pháp cải thiện của BQL trong thời gian gần đây đã có hiệu quả tốt.

Hình 3.3 Nồng độ Cr ở các ống xả qua hai lần khảo sát

Nồng độ Ni ở các cống xả cũng có dấu hiệu giảm, chỉ có 4/10 cống xả là CXNM 2, 3, 9 và CXNT 10 là tăng nhẹ lên so với lần khảo sát vào thàng 02/2011. Tuy nhiên, lượng tăng này không đáng kể và vẫn nằm trong qui chuẩn cho phép. Vi trí CXNM 4 cần được xem xét lại, cụ thể kiểm tra lại các đầu nối vào cống xả và kiểm tra hệ thống xử lý cục bộ của các nhà máy xi mạ, cơ khí xi mạ, và thuộc da gần cống xả này. Kết quả khảo sát vào tháng 09/2011, nồng độ Ni ở CXNM 4 đã giảm nhiều nhưng vẫn còn vượt 1.3 lần so với QCVN. 0.0 0.5 1.0 1.5 2.0 2.5 3.0 3.5 4.0 4.5 5.0 5.5 6.0 6.5 7.0 NM 1 NM 2 NM 3 NM 4 NM 5 NM 6 NM 7 NM 8 NM 9 NT 10 C rom e, m g/ L Cống xả 19/2/11 18/9/11

Hình 3.4Nồng độ Ni ở các cống xả qua hai lần khảo sát 3.2.3. Chất lƣợng nƣớc nguồn tiếp nhận

Chất lượng nguồn nước tiếp nhận, kinh B, kinh 6 được thể hiện trong bảng 3.6.

Bảng trên cho thấy kênh tiếp nhận bị ô nhiễm khá cao về chất hữu cơ và nitơ. Điều này dẩn đến độ thiếu hụt oxy hòa tan, làm DO của các dòng Kênh 6, Kênh 8 và kinh B đều nhỏ hơn 2 mg/L. Hàm lượng Fe cũng khá cao. Vào thời điểm này, các kênh tiếp nhận có nhiều váng dầu, rác nổi xung quanh các cửa xả nước mưa. Điều này càng khẳng định trong các tuyến cống nước mưa có nước thải vào thời điểm tháng 04/2011.

Bảng 3.5 Số lƣợng kênh khảo sát đợt 2 (9/4/2011)

STT Chi tiêu khảo sát Số lƣợng kênh khảo sát vƣợt QCVN 08:

2009/BTNMT, cột B2 Tỷ lệ %

1 DO 4 (nhỏ hơn giá trị khảo sát) 100

2 COD 2 (kênh 8 và kênh B2) 50

3 BOD5 2 (kênh 8 và kênh B2) 50

4 TKN 4 100 5 TSS 1 25 0.00 0.10 0.20 0.30 0.40 0.50 0.60 0.70 0.80 0.90 1.00 1.10 NM 1 NM 2 NM 3 NM 4 NM 5 NM 6 NM 7 NM 8 NM 9 NT 10 Ni, m g /L Cống xả 19/02/11 18/9/10

6 Fe 4 100 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

7 Tổng số kênh khảo sát 4

Nước ở 4 kênh đều có màu đen (hơi đen Kênh B1), có mùi hôi và váng nổi.

Bảng 3.6Chất lƣợng nƣớc kênh tiếp nhận nƣớc thải (9/4/2011)

ST T Vị trí lấy mẫu pH DO mg/ L Nhiệ t độ COD mg/L BOD5 mg/L TKN mg/ L TSS mg/l TP mg/l Fe mg/l Zn mg/l Ghi chú 1 K6A (kênh 6) 6.60 0.21 28.7 47 27 12.3 79 0.22 3.7 0.1 Nước đen, có mùi hôi, có nhiều rác 2 K8A (kênh 8) 7.53 0.0 34.1 202 70 31.4 117 0.38 12.5 0.1 Nước đen, có váng nổi. 3 KB1

(kênh B) 6.56 0.6 28.4 47 26 13.4 69 0.34 3.5 0.5 Nước hơi đen

4 KB2

(kênh B) 7.31 0.39 32.7 202 71 20.2 82 0.38 5.8 KPH

Nước đen, mùi hôi, triều lớn ngập hết miệng cống, có váng, nước chảy QCVN08:2008 BTNMT, cột B2 5.5- 9.0 2.0 50 25 1.0 100 0.5 2.0 2.0 3.2.4. Chất lƣợng nƣớc thải của các DN

Bảng 3.7 thể hiện chất lượng nước thải vào và ra của hệ thống xử lý của các DN được khảo sát đợt 1, 2.

Bảng 3.7 cho thấy COD đầu ra có 7/34 doanh nghiệp không đạt chỉ tiêu chiếm 20%. Đặc biệt các DN có giá trị COD rất cao như Hiếu Hảo, Đặng Tư Ký, Nhuộm Thuận Phát, Tiến Dũng. Các DN này cần có cần có biện pháp xử lý nước thải trước khi đưa vào hệ thống. Đáng chú ý các DN Nhân Thành, Môi Trường Xanh, BVTV An Giang,

ALFA có COD đầu vào rất cao nhưng COD đầu ra rất thấp (xem ở phụ lục B). Từ số liệu này có thể nói hiệu suất khử COD của các DN này đạt trên 97%. Điều này rất đáng ngờ do các công nghệ xử lý nước thải của các DN hiện tại là công nghệ thông thường (không phải xử lý bậc cao), đôi khi chỉ có xử lý hóa lý (xử lý bậc 1). Có thể có các DN đã đối phó với việc lấy mẫu bằng cách pha loãng nước thải vào thời điểm lấy mẫu. Tương tự như vậy, các DN theo thứ tự 2; 5; 6; 7; 13; 22; 34 cũng có giá trị COD đầu ra rất thấp.

Bảng 3.7 Kết quả khảo sát nƣớc thải HTXL của các doanh nghiệp đợt 1, 2.

STT Nội dung

Số lƣợng doanh nghiệp có giá trị khảo sát vƣợt TCVN 5945-2005, cột C (yêu cầu của KCN đối với DN)

Lần 1 Tỷ lệ (%) Lần 2 Tỷ lệ (%) 1 BOD 10 29,41 - - 2 COD 7 20.58 4 19,04 3 SS 8 23,52 3 14,28 4 TNK 5 14,7 3 14,28 5 TP 4 11,76 5 23,8 Số lượng DN khảo sát 34 21

Đối với thông số cặn lơ lững SS, có 8/34 DN chưa đạt chỉ tiêu SS đầu ra (chiếm 23,5%). Đáng chú ý các DN 14; 18 20 có hiệu suất xử lý rất cao trên 90%. Nước thải một số DN có hàm lượng chất rắn lơ lửng (SS) rất cao. Đây có thể là nguyên nhân nước thải đầu vào TXLNTTT có hàm lượng cặn cao.

Dựa vào hàm lượng TDS (hàm lượng muối), có thể dự đoán DN có pha loãng nước thải hay không. Công nghệ xử lý nước thải thông thường không thể khử muối, hay nói cách khác hàm lượng muối đầu vào và đầu ra của hệ thống xử lý nước thải thường không thay đổi nhiều. đối với qui định của các nước tiên tiến, việc pha loãng nước thải đầu vào bằng nước sạch (nước cấp/nước ngầm/nước kênh rạch) là không được phép. Tuy nhiên hiện nay ở Việt Nam chưa có quy định rõ ràng điều này. Kết quả khảo sát

cho thấy có 27 DN có TDS dòng vào (I) và dòng ra (E) tương đương nhau, trong đó có 29 DN có TDS dòng ra thấp hơn dòng vào 30%. Như vậy, BQL KCN nên kiểm soát lại việc xả thải của các doanh nghiệp liệt kê trong Bảng trên. Có một số trường hợp đặc biệt TDS dòng ra cao hơn đầu vào là do trong quá trình xử lý nước thải DN có sử dụng các muối, acid, bazơ để trung hòa hoặc kết tủa kim loại, chẳng hạn như các DN xi mạ dùng NaOH/HCl trung hòa nước thải đầu ra.

3.3. HIỆN TRẠNG CỐNG THOÁT NM VÀ CỐNG THU GOM NƢỚC THẢI 3.3.1. Cống thu gom nƣớc thải và thoát nƣớc mƣa của KCN

Kết quả khảo sát hệ thống cống thu gom nước thải và cống thoát nước mưa của KCN vào ngày 05/03/2011 thể hiện trong Bảng 3.8.

Bảng 3.8Hiện trạng hệ thống cống thu gom nƣớc thải và cống thoát nƣớc mƣa của KCN

STT Hiện tƣợng Địa chỉ

1 Hố ga nước mưa (NM) có nước thải chảy khi trời nắng

-Trước công ty Phước Long, ĐS3 -Bên cạnh công ty Shoufong, ĐS8

(nước đen, có mùi)

-2 hố ga NM trước Alfa (ĐS11)

-Hố ga NM trước Nhân Thành có đướng ống nhựa nối tới, có nước chảy

-Cống thoát NM bên ngoài Thanh Sơn Hóa Nông

2 NT ngập cao hơn miệng cống, thường xảy ra hiện tượng tràn từ hồ ga GT2 ra đường vào hố ga NM.

Trời mưa có thể ngập đến độ sâu 10-15 cm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trước công ty Thiên Cơ (ĐS6-ĐS1)

3 Miệng hố ga NM nghẹt rác và lá Hố ga trước công ty Thiên Cơ, Công ty Ngô Chí Cường (ĐS6)

4 Cống NM và NT thông nhau Trước công ty Thiên Cơ (ĐS6-ĐS1) 5 Các hố ga NT ngập rác Trước công ty Thiên Cơ (ĐS6-ĐS1)

Hố ga trước cty Strongway (có rác, bùn) 6 Hố ga NT sinh hoạt có váng dầu mỡ + Dany

7 Cửa xả nước mưa từ khu TTCN có váng đỏ trên bề mặt quanh miệng cống, và nhiều rác nổi trên mặt nước

+ Kênh 8, tại miệng cống thoát NM của khu TTCN

8 TXLNTT có hiện tượng NT trào ra đường + Bên hông TXL, ĐS10

Bảng 3.9Các thông tin phản ánh của các doanh nghiệp đƣợc khảo sát

STT Nội dung phản ánh Doanh Nghiệp

1

Mực nước hố ga NT của KCN đôi khi cao hơn mực nước hố ga của DN và trào vào trong hệ thống thoát NM hoặc NT của DN. DN không cho lấy mẫu thời điểm này.

-Shoufong

-Hiệp Phước, Hiệp Lực (Thuộc danh sách 27 đấu nối sai)

-Môi Trường Xanh (nhưng DN đã xây hố gom NT và tự bơm ra hố ga NT của KCN

2 Nước cấp từ KCN yếu do cuối mạng, phải mua

thêm bồn chứa. KCN chở xe bồn nước cấp đến. Shoufong 3

Khi mực nước thải trong hố ga, NT trước DN cao, không cho lấy mẫu tại hố ga và lấy mẫu trong DN (do NT từ các DN tràn đến)

Ngọc Tùng

4 ĐS3 đã hết ngập do KCN tiến hành sửa cống thoát

nước; NT không còn tràn ra đường Vĩnh Hưng 5

Tháng mưa, NT ngập và tràn vào cống của Handa, có lần là NT nhuộm (màu xanh)

Nước cấp của KCN có phèn

Handa

6 Đôi khi NT từ KCN có chảy tràn từ ngoài và ngập cống thoát NT/NM của DN

-Alfa

-Thiên Cơ -Việt Thắng

-Chất Dẻo 2 (NT vào NM của DN)

-Vạn Phúc Thành (NT vào NM của DN)

-Bao Bì Nhựa Trung Sơn

7 Ngập úng do triều cưởng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

-Shang One -Chất Dẻo 2

-Hưng Đạt (có gửi công văn lên KCN rồi, chưa được giải quyết) 8 Ngập úng do tắc nghẽn hệ thống thoát nước Thuận Phát

9 Ngập úng do HT KCN đấu nối sai Dũ Phát 10 Mực nước cống thoát NT cao hơn ống xả của DN Hua Heong 11 Lấy mẫu NT cùng với thời điểm KCN lấy mẫu để

đối chứng, nhưng kết quả phân tích khác nhau Dũ Phát

Kết quả khảo sát 35 hố ga trong KCN vào ngày 9/4/2010 thể hiện trong bảng 3.20. Số đấu nối sai nghi ngờ khoảng 6/35 DN, chiếm 17%. Hiện tượng ngập nước trong hố ga chiếm 9/35 hố ga khảo sát. Các hố ga bị ngập chủ yếu là các hố ga nước thải nằm gần Kênh 6. Hố ga có phần trăm thể tích ngập trên 50% chiếm 26%. Có một số hố ga nước thải ngập gần như 100% và có khả năng tràn ra đường và chảy vào hố ga nước mưa lân cận. Tại thời điểm khảo sát, hố ga NT trước DN Ngô Chí Cường tràn ra xung quanh và vào cả hố ga NM.

Ngoài ra còn có 1 vị trí đấu nối sai đã sửa lại, trước đây có đục nhưng đã bít lại bằng xi măng tuy nhiên hiện tại vẫn còn rò rỉ (vị trí giao giữa đường (7C, 10) góc công ty Wu Feng và giao của đường (11,8) góc trạm XLNT. Cần thực hiện bít lại các điểm này. Còn một số nắp cống còn để mở lâu ngày (như vị trí HG nước mưa đường (12) bên

hông cty Việt Úc + Tân Thới Hiệp, hố ga nước mưa góc (7,10) bên cạnh DN Wu Feng, hố ga nước thải đường (6,1) góc doanh nghiệp Thiên Cơ); hố ga để hở 1 phần (như hố ga tại đường số 3 trước DN Đặng Tư Ký), v.v. Do vậy khả năng rác trên đường và xung quanh sẽ tràn, rơi vào các hố ga gây ra hiện tượng tắc nghẽn bơm, lắng đọng trong hệ thống thoát nước, hố ga, giếng thu, và các kênh tiếp nhận .v.v.

Tại các hố ga có nghi ngờ đấu nối sai (chủ yếu là doanh nghiệp tự đấu nối) có hiện tượng nước chảy mặc dù trời không mưa như vị trí hố ga nước mưa tại góc đường (7C,10) bên cạnh DN Wu Feng và góc đường (3,10) bên hông Cty Cơ Điện Hà Nội. Tại vị trí giếng thu số 2 tại đường số 6 tại thời gian khảo sát là 11h30 ngày 09/04/2010 nước thải đang chảy tràn ra ngoài giếng thu nguyên nhân chủ yếu là do giếng thu quá tải. Nước thải của một số doanh nghiệp chảy qua các hố nước mưa thông qua các ống nối nhỏ (khả năng do đấu nối sai hoặc cố tình đầu nối), Các hố ga, cống nước mưa

Một phần của tài liệu Đề xuất giải pháp kinh tế trong thu phí nước thải khu công nghiệp lê minh xuân (Trang 25)