HIỆN TRẠNG TRẠM XỬ LÝ NƢỚC THẢI TẬP TRUNG

Một phần của tài liệu Đề xuất giải pháp kinh tế trong thu phí nước thải khu công nghiệp lê minh xuân (Trang 40)

III. TÍNH MỚI, TÍNH KHOA HỌC VÀ THỰC TIỂN CỦA ĐỀ TÀI

3.4HIỆN TRẠNG TRẠM XỬ LÝ NƢỚC THẢI TẬP TRUNG

e. Trạm xử lý nước thải tập trung của KCN

3.4HIỆN TRẠNG TRẠM XỬ LÝ NƢỚC THẢI TẬP TRUNG

3.4.1 Lƣu lƣợng của TXLNT tập trung

Hiện tại TXLNT có hai đơn nguyên xử lý có công nghệ tương tự nhau. Mỗi đơn nguyên có công suất 2000 m3/ngày. Dựa theo lưu lượng nước cấp của KCN và khu tiểu thủ công nghiệp 2.924 m3/ngày(tháng 03/2009), hiện nay công suất vận hành của tram XLNTTT 4.000 m3/ngày là đảm bảo. Tuy nhiên trong thực tế lượng nước thải vào trạm xử lý cao hơn lượng nước cấp và công suất thiết kế của trạm. Theo kết quả khảo sát và số liệu lưu lượng nước thải xử lý từ ngày 21/12/2010-20/4/2011 trạm tiếp nhận lên đến

4500 m3/ngày. Tần suất tiếp nhận nước thải với lưu lượng cao hơn 4000 m3/ngày là khá cao. Do đó trạm xử lý nước thải đã quá tải dẫn đến hiện tượng tràn ở giếng thu 2 (GT2) và đôi khi ở bể điều hòa của TXLNTTT. Ngoài ra, lưu lượng 4500 m3

/ngày là lưu lượng chưa kể các doanh nghiệp xả thải bất hợp pháp ra hệ thống thoát nước mưa. Dự kiến lượng nước thải thực tế còn cao hơn kết quả đo.

Hình 3.7Tổng lƣu lƣợng nƣớc thải xử lý cho cả hai đơn nguyên cả GĐ1 và GĐ2

3.4.2 Hiệu quả xử lý của trạm xử lý nƣớc thải tập trung

TXLNTTT được thiết kế với nước thải vào có hàm lượng chất bẩn tối đa theo giá trị giới hạn cột C, TCVN 5945:2005 và mức độ xử lý theo cột B, QCVN 24:2009/BTNMT có nhân hệ số Kq = 0,9, do nguồn tiếp nhận có lưu lượng dòng chảy nhỏ hơn 50 m3/s.

Hiệu quả xử lý qua các công đoạn của TXLNTT được đánh giá cho các thời gian trước khi BQL có các biện pháp tổng thể kiểm soát ô nhiễm nước thải (trước tháng 05/2010). Các biện pháp cải thiện bao gồm: (i) Cải tạo TXLNTTT (thay đĩa thổi khí, thay đổi nồng độ hóa chất, sửa chữa máy ép bùn) (ii) tăng cường bơm nước thải, bảo dưỡng bơm ở các giếng thu và (iii) tăng cường quản lý chất lượng dòng ra đầu ra các

0 1,000 2,000 3,000 4,000 5,000 0 20 40 60 80 100 120 (m 3 /ng à y ) ngày

DN,v.v... Các giải pháp cải thiện chi tiết mà KCN tiến hành thể hiện trong chương 4, mục 4.1.

Việc đánh giá hiệu quả xử lý TXLNTTT trước khi cải thiện dựa trên số liệu phân tích của của Tổng Cục Môi Trường và của Trung Tâm CENTEMA ở các công đoạn trong trạm xử lý trong thời gian 9/2008 đến tháng 5/2010. Hiệu quả xử lý sau khi cải thiện được xác định dựa trên kết quả lấy mẫu của Khoa Môi Trường-ĐH Bách Khoa TP.HCM vào tháng 9/2011.

Qua kết quả phân tích cho thấy nước thải đầu ra của cả hai đơn nguyên có các chỉ tiêu phân tích đều đạt chuẩn ngoại trừ chỉ tiêu độ màu. Chỉ tiêu không đạt là độ màu cả hai đơn nguyên lần lượt là 154 Pt-Co và 138 Pt-Co (vượt tiêu chuẩn khoảng 3 lần). Mặc dù hiệu quả xử lý độ màu của cả 2 đơn nguyên khá tốt hoá lý là 60%; 73% còn sinh học 75%; 83%. Độ màu vẫn không đạt là do nước thải đầu vào trạm XLNTTT của KCN quá cao khoảng (1600-3000 Pt-Co).

Chất rắn lơ lửng (SS) và COD tổng (bao gồm cặn lơ lửng) đầu vào đơn nguyên 1 rất cao do bùn đang được tuần hoàn về hầm bơm tiếp nhận từ bể nén bùn. Tuy nhiên hiện tại nồng độ COD về trạm (COD sau lắng) có giá trị dao động khoảng 417-825 mg/L. Điều này chứng tỏ các DN đã có ý thức hơn trong việc xử lý nước thải cục bộ.

Hiệu quả xử lý sinh học loại bỏ chất hữu cơ (COD) của cả 2 đơn nguyên, lần lượt là 77% và 87% cho đơn nguyên 1 và đơn nguyên 2. Tải trọng vận hành của đơn nguyên 2 là 0.81 kgCOD/m3.ngày. Tải trọng vận hành nằm trong khoảng cho phép (0.5-1.5 kgCOD/m3.ngày). Nồng độ COD đầu ra cả 2 đơn nguyên đều đạt tiêu chuẩn.

Chất rắn lơ lửng trong nước thải đầu vào của KCN LMX ở đơn nguyên 1 là 109mg/L và ở đơn nguyên 2 là 19000 mg/L. Ở đơn guyên 2 do nguyên nhân là bùn từ bể nén bùn quá tải do không được ép liên tục và chảy tràn về hầm bơm. Chất rắn lơ lửng trong nước thải từ giếng thu tập trung đạt tiêu chuẩn do đó chất rắn lơ lững đơn nguyên 1 đạt tiêu chuẩn. Đơn nguyên 1 hiệu quả khử chất rắn lơ lửng (SS) ở bể lắng 1 rất tốt, gần 100%. Chất rắn lơ lững đầu ra của cả hai đơn nguyên đều đạt tiêu chuẩn.

Tuy nhiên hiệu quả xử lý Niken ở công đoạn xử lý hóa lý thấp cho cả hai dơn nguyên lần lượt là 25%; 24%. Hiệu quả xử lý Crom khá tốt cả hai đơn nguyên đều trên 98%. Nồng độ của Crom và Niken trong nước thải đầu ra đều đạt tiêu chuẩn. Hiệu quả xử lý sinh học đạt tiêu chuẩn thải cho cả hai đơn nguyên. Nhìn chung, hệ thống vận hành khá tốt chi có độ màu là chưa đạt cần phải cải tạo, nâng cấp TXLNTTT để đảm bảo nồng độ chất ô nhiễm đầu ra.

3.4.3 Tính chất bùn thải của TXLNTTT

Theo kết quả phân tích bùn thải của Viện Môi Trường và Tài Nguyên vào tháng 05/2009, bùn thải của TXLNT KCN LMX có nồng độ kim loại được chiết tan trong cường thủy (TCVN 7629-2007), Cr và Ni cao hơn so với ngưỡng nguy hại. Cr và Ni vượt tiêu chuẩn TCVN 7629:2007 là 1.8-3.0 lần. Do đó bùn của nhà máy không thể bón trực tiếp như trước đây. Hiện nay bùn được chứa tại khuôn viên TXLNT và kho chứa của KCN. Nguồn phát sinh Cr, Ni chủ yếu từ các nhà máy xi mạ, cơ khí có xi mạ, và thuộc da. Cr, Ni từ dòng thải của các DN này đi vào bùn làm cho bùn thải KCN LMX trở thành bùn nguy hại do vượt tiêu chuẩn Cr và Ni (1.8-3.0 lần).

Bảng 3.13Chất lƣợng bùn hóa lý & bùn sinh học (mg/kg)(GĐ tách riêng hai loại bùn)

STT Loại bùn TS TOC OM Cr Ni Zn TN TP

1 Bùn Sinh học 44.2 35.6 61.4 3.8 46.8 72.1 15.7 0.006 2 Bùn hóa lý* 43.4 12.3 21.1 16.7 97.9 110.1 12.0 0.01

QCVN 03:2008: Đất NN 200

Bùn hóa lý là bùn sau khi ép. Bùn sinh học là bùn lỏng chưa ép. Nguồn: Khoa Môi Trường Đại Học Bách Khoa;

Bảng 3.13 cho thấy bùn thải chứa hàm lượng hữu cơ cao (OM cao), nếu đem bón trực tiếp có thể ảnh hưởng đến cây trồng. Tuy nhiên nếu bùn được ổn định chất hữu cơ bằng các phương pháp sinh học kị khí/hiếu khí hoặc làm compost, có thể có tiềm năng làm phân bón tốt cho cây nếu hàm lượng kim loại nặng chiết giảm thấp hơn ngưỡng nguy hại.

Theo bảng 3.27, có 11/35 DN cần lưu ý quan tâm giám sát hàm lượng kim loại nặng Ni, Zn, Cd, Cr cho nước thải dòng ra trước khi thải vào cống chung của KCN. Các DN này có lưu lượng nước thải nhỏ khoảng 3-18 m3

/ngày. Các DN thuộc khu TTCN có lưu lượng nhỏ hơn chủ yếu từ 3-5 m3/ngày. Ngoài ra chỉ có DN thuộc da Đặng Tư Ký có lưu lượng lớn khoảng 300 m3

/ngày.

Có 5/35 DN chỉ mạ kẽm. Tuy nhiên qua kết quả phân tích nồng độ kẽm của nước thải đầu vào và đầu ra TXLNTTT không cao hơn tiêu chuẩn. Hơn nữa mức độ nguy hại của kẽm cũng ít hơn so với Cr và Ni. Có 8/35 DN không có xi mạ, chỉ là gia công cơ khí thông thường không có chất thải Cr, Ni, hoặc Zn. Còn lại 9/35 DN chưa khảo sát. Nhìn chung các hệ thống xử lý nước thải DN xi mạ áp dụng công nghệ trung hòa và nâng pH cao bằng kiềm (NaOH) để kết tủa hydroxit kim loại tiếp theo lắng. Một số doanh nghiệp sử dụng polymer để tăng cường hiệu quả keo tụ. Phương pháp này nếu xử lý nước thải hiệu quả sẽ sinh lượng lớn bùn nguy hại. Về mặt kỹ năng vận hành, hầu hết các DN không có người vận hành có chuyên môn, làm theo kinh nghiệm, không giám sát hoặc không giám sát thường xuyên nồng độ kim loại nặng, không có phương tiện kiểm soát được các thông số vận hành (như điều chỉnh lượng hóa chất thích hợp) hoặc là không vận hành hệ thống thường xuyên. Do đó chất lượng nước thải đầu ra không đạt so với TCVN 5945-2005, loại C.

Về mặt thu gom bùn thải nguy hại này, có 9/35DN được thu gom, 7/35 DN chưa có đơn vị thu gom bùn thải nguy hại từ quá trình keo tụ của DN. Đối với DN có ký hợp đồng với đơn vị xử lý môi trường thu gom, 90% được thu gom bởi công ty dich vụ xử lý môi trường Việt Úc.

Đối với các DN chưa có ký hợp đồng với đơn vị thu gom thì đa phần các DN đều chứa bùn lại trong bể chứa, sân phơi bùn hoặc đổ ra đất trống trước cổng DN. Do đó BQL KCN cần có giải pháp quản lý và kiểm soát nước thải dòng ra đồng thời với quản lý bùn thải của các DN thuộc các loại hình sản xuất này.

CHƢƠNG 4 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP KỸ THUẬT VÀ QUẢN LÝ CẢI THIỆN HIỆN TRẠNG MÔI TRƢỜNG NƢỚC THẢI KCN LÊ MINH XUÂN

4.1 CÁC GIẢI PHÁP KỸ THUẬT VÀ QUẢN LÝ NHẰM CẢI THIỆN TRẠM XỬ LÝ NƢỚC THẢI TẬP TRUNG XỬ LÝ NƢỚC THẢI TẬP TRUNG

4.1.1 Các giải pháp kỹ thuật và quản lý cải thiện TXLNTTT

TXLNTTT được thiết kế với nước thải vào có hàm lượng chất bẩn tối đa theo giá trị giới hạn cột C, TCVN 5945:2005 và mức độ xử lý theo cột B, QCVN 40:2011/BTNMT có nhân hệ số Kq = 0,9, do nguồn tiếp nhận có lưu lượng dòng chảy nhỏ hơn 50 m3/s. Các giải pháp cải thiện TXLNTTT được đề xuất trong Bảng 4.1.

Bảng 4.1Các giải pháp đề nghị cải thiện TXLNTTT

Công trình Các giải pháp cải thiện

Công suất

-Nâng cấp TXLNTTT thêm một đơn nguyên với công suất 2000 m3/ngày. Tổng cộng suất của cả trạm sẽ là 6000 m3/ngày.

-Trong việc xây dựng đơn nguyên mới, nên tính toán thêm bể chứa khẩn cấp chống chảy tràn (thể tích tối thiểu là 750 m3 với công suất 6000 m3/ngày)

Hầm bơm tiếp nhận/giếng thu nước thải

-Cần bổ sung các bơm dự phòng, công suất 250 m3/giờ để tránh tràn và đảm bảo công suất vận hành trạm.

-Đầu tư bơm dự phòng trữ sẵn trong KCN, hoặc hầm bơm/giếng thu ít nhất có 02 bơm cho đơn nguyên 2000 m3

/ngày, mỗi bơm công suất 250 m3/giờ (tương đương với công suất giờ cao điểm) hoạt động luân phiên.

-Lắp đặt các hệ thống giám sát trực tuyến mực nước ở các giếng thu nước thải, lắp đặt lưu lượng kế ở các giếng thu; Hệ thống báo mực nước bằng siêu âm nên được đầu tư. Hệ thống phao báo mức nước cũng nên lắp đặt để dự phòng trong trường hợp hệ thống siêu âm hư hỏng.

-Lắp đặt các song chắn rác thô ở các giếng thu -Đồng hồ tiêu thụ điện ở các giếng thu nên lắp đặt

-Hệ thống báo động (alarm system) cho giếng thu nước thải được đề nghị. Hệ thống này hoạt động khi bơm hư hỏng

Bể điều hòa

-Chuẩn bị bơm dự phòng cho bể điều hòa công suất 85 m3/giờ.

-Lắp đặt thiết bị điều khiển mực nước bằng siêu âm tại bể tiếp nhận và bể điều hòa để chống hiện tượng bám cặn lên dây tín hiệu (3 que) để tăng hiệu quả chống tràn nước thải.

Bể keo tụ/tạo bông

-Kiểm soát hàm lượng PAC và độ pH hiệu quả trong quá trình keo tụ tạo bông.

-Thực hiện thí nghiệm Jartest để xác định pH, lượng phèn tối ưu ít nhất 01 lần/tuần.

-Lắp đặt thiết bị điều chỉnh pH tự động tại bể trung hòa trước khi vào bể Aerotank. Lắp chuông cảnh báo khi pH vượt ngưỡng cho phép từ 7-8 và bơm nước thải phải bị tắt “OFF”.

-PTN nên đầu tư phân tích nhanh kim loại nặng

Bề lắng 1

-Lắp đặt thiết bị đo mực bùn tại bể lắng 1 để điều khiển bơm hút bùn ra bể nén bùn, tránh hiện tượng bùn hóa lý trào qua bể Aerotank. Khi mực bùn dâng cao, bơm nước thải vào tại bể điều hòa phải tự tắt “OFF” để tránh tràn bùn qua bể sinh học hiếu khí.

-Lắp tấm lắng lamella để tăng hiệu quả lắng tại bể lắng 1.

-Nâng tấm chặn váng tại bể lắng 1 cao lên khoảng 50 mm để đảm bảo khi vận hành ở lưu lượng lớn váng dầu không bị tràn qua phần nước đi vào bể Aerotank.

Bể Aerotank

-Sửa chữa, thay thế đĩa thổi khí và thiết bị đo DO trong bể (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

-Lắp thêm 04 thiết bị xáo trộn chìm tại bể thổi khí để tăng quá trình tiếp xúc nâng cao hiệu quả xử lý.

-Lắp bổ sung thiết bị đo MLSS online để kiểm soát quá trình và tỉ lệ cơ chất và vi sinh vật (F/M), sensor trực tuyến DO hòa tan

Bề lắng 2 -Lắp tấm lắng lamella tại bể lắng 2 để tránh hiện tượng bùn trào ra bể khử trùng.

Bể chứa bùn -Thay thế các bơm bùn tuần hoàn tại hệ xử lý GĐ2 bằng các bơm bùn chuyên dụng cánh hở để tránh tắc nghẽn rác và bơm hiệu quả hơn.

Ổn định bùn -Đầu tư công trình bể ổn định bùn (kị khí/hiếu khí) nhằm giảm TVS, ổn định kim loại nặng và có thể sử dụng làm phân bón.

Máy ép bùn

-Nâng cao công suất ép bùn để tránh tồn đọng bùn, và bùn trào về hầm bơm từ bể nén bùn.

-Hoạt động máy ép bùn liên tục.

-Nâng cấp thêm máy ép bùn công suất 4 tấn bùn ép/ngày

PLC -Sửa chữa/thay đổi chương trình của hệ điều khiển PLC cho phù hợp.

Bơm -Thay thế các bơm định lượng và đặc biệt quan tâm bơm chỉnh pH và sensor trước khi vào bể Aerotank.

Khử mùi sinh ra tại trạm

-Sử dụng EM khử mùi cho trực tiếp vào các hầm bơm (đặc biệt sử dụng vào mùa nắng)

Nhân viên vận hành

-Trực 24/24 làm 3 ca

-Tăng số lượng nhân viên vận hành

-Đào tạo và hướng dẫn kỹ thuật vận hành trạm XLNT cho toàn bộ nhân viên của trạm.

4.1.3. Các giải pháp cải thiện quản lý và xử lý bùn thải

Các giải pháp quản lý bùn thải

- Khi chuyển tải bùn thải từ nhà máy XLNTTT đến nơi tiếp nhận phải lưu ý tránh rơi vãi làm mất vệ sinh. Tránh tập kết bùn thải quá nhiều tại 1 điểm mà sự phân hủy gây mùi hôi khó chịu, ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe cộng đồng. - BQL KCN phải tiến hành quản lý bùn thải dựa vào thành phần và tính chất nguy

hại của bùn theo quy trình đề xuất.

- Không được bón trực tiếp vào đất nếu chưa xác định được mức độ nguy hại và rủi ro của bùn.

- Bùn thải không nguy hại tại các điểm bón cho cây phải được lưu ý tránh các rãnh nước, dòng chảy gây rửa trôi nhanh bùn vào các nguồn nước.

- Việc bón bùn cho cây cần trải mỏng giúp nhanh khô, không bón quá nhiều sẽ gây hại cho cây trồng. Việc bón bùn cho cây phải thực hiện tuần tự cho các nơi tránh bón vào 1 nơi làm tập trung hàm lượng các chất không mong muốn vào đất quá cao.

Theo kết quả ở chương 3, phân tích....hàm lượng kim loại nặng (KLN) trong bùn thải thấp hơn giá trị tối đa cho phép đối với đất sử dụng cho nông nghiệp hoặc công nghiệp....Tuy nhiên, xét về tính linh động thông qua nồng độ kim loại được chiết tan trong cường thủy (TCVN 7629-2007), Cr và Ni cao hơn so với ngưỡng nguy hại. Để giảm thiểu tính độc/tính linh động của kim loại nặng trong bùn lắng, các giải pháp tận dụng, xử lý bùn và quản lý được kiến nghị như sau:

a. Sử dụng làm nguyên liệu gạch ép:

b. Sử dụng làm nguyên liệu cho phân compost c. Ốn định bùn thải bằng các phương pháp sinh học

Ngoài ra, giải pháp ngắn hạn hoặc trước mắt được đề nghị như sau:

Khu công nghiệp nên có kế hoạch khảo sát các DN xi mạ hoặc DN có phát thải kim loại nặng trong đó nội dung khảo sát tập trung vào lưu lượng thải, nồng độ KLN, hiệu

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Đề xuất giải pháp kinh tế trong thu phí nước thải khu công nghiệp lê minh xuân (Trang 40)