III. TÍNH MỚI, TÍNH KHOA HỌC VÀ THỰC TIỂN CỦA ĐỀ TÀI
e. Trạm xử lý nước thải tập trung của KCN
4.1.1 Các giải pháp kỹ thuật và quản lý cải thiện TXLNTTT
TXLNTTT được thiết kế với nước thải vào có hàm lượng chất bẩn tối đa theo giá trị giới hạn cột C, TCVN 5945:2005 và mức độ xử lý theo cột B, QCVN 40:2011/BTNMT có nhân hệ số Kq = 0,9, do nguồn tiếp nhận có lưu lượng dòng chảy nhỏ hơn 50 m3/s. Các giải pháp cải thiện TXLNTTT được đề xuất trong Bảng 4.1.
Bảng 4.1Các giải pháp đề nghị cải thiện TXLNTTT
Công trình Các giải pháp cải thiện
Công suất
-Nâng cấp TXLNTTT thêm một đơn nguyên với công suất 2000 m3/ngày. Tổng cộng suất của cả trạm sẽ là 6000 m3/ngày.
-Trong việc xây dựng đơn nguyên mới, nên tính toán thêm bể chứa khẩn cấp chống chảy tràn (thể tích tối thiểu là 750 m3 với công suất 6000 m3/ngày)
Hầm bơm tiếp nhận/giếng thu nước thải
-Cần bổ sung các bơm dự phòng, công suất 250 m3/giờ để tránh tràn và đảm bảo công suất vận hành trạm.
-Đầu tư bơm dự phòng trữ sẵn trong KCN, hoặc hầm bơm/giếng thu ít nhất có 02 bơm cho đơn nguyên 2000 m3
/ngày, mỗi bơm công suất 250 m3/giờ (tương đương với công suất giờ cao điểm) hoạt động luân phiên.
-Lắp đặt các hệ thống giám sát trực tuyến mực nước ở các giếng thu nước thải, lắp đặt lưu lượng kế ở các giếng thu; Hệ thống báo mực nước bằng siêu âm nên được đầu tư. Hệ thống phao báo mức nước cũng nên lắp đặt để dự phòng trong trường hợp hệ thống siêu âm hư hỏng.
-Lắp đặt các song chắn rác thô ở các giếng thu -Đồng hồ tiêu thụ điện ở các giếng thu nên lắp đặt
-Hệ thống báo động (alarm system) cho giếng thu nước thải được đề nghị. Hệ thống này hoạt động khi bơm hư hỏng
Bể điều hòa
-Chuẩn bị bơm dự phòng cho bể điều hòa công suất 85 m3/giờ.
-Lắp đặt thiết bị điều khiển mực nước bằng siêu âm tại bể tiếp nhận và bể điều hòa để chống hiện tượng bám cặn lên dây tín hiệu (3 que) để tăng hiệu quả chống tràn nước thải.
Bể keo tụ/tạo bông
-Kiểm soát hàm lượng PAC và độ pH hiệu quả trong quá trình keo tụ tạo bông.
-Thực hiện thí nghiệm Jartest để xác định pH, lượng phèn tối ưu ít nhất 01 lần/tuần.
-Lắp đặt thiết bị điều chỉnh pH tự động tại bể trung hòa trước khi vào bể Aerotank. Lắp chuông cảnh báo khi pH vượt ngưỡng cho phép từ 7-8 và bơm nước thải phải bị tắt “OFF”.
-PTN nên đầu tư phân tích nhanh kim loại nặng
Bề lắng 1
-Lắp đặt thiết bị đo mực bùn tại bể lắng 1 để điều khiển bơm hút bùn ra bể nén bùn, tránh hiện tượng bùn hóa lý trào qua bể Aerotank. Khi mực bùn dâng cao, bơm nước thải vào tại bể điều hòa phải tự tắt “OFF” để tránh tràn bùn qua bể sinh học hiếu khí.
-Lắp tấm lắng lamella để tăng hiệu quả lắng tại bể lắng 1.
-Nâng tấm chặn váng tại bể lắng 1 cao lên khoảng 50 mm để đảm bảo khi vận hành ở lưu lượng lớn váng dầu không bị tràn qua phần nước đi vào bể Aerotank.
Bể Aerotank
-Sửa chữa, thay thế đĩa thổi khí và thiết bị đo DO trong bể
-Lắp thêm 04 thiết bị xáo trộn chìm tại bể thổi khí để tăng quá trình tiếp xúc nâng cao hiệu quả xử lý.
-Lắp bổ sung thiết bị đo MLSS online để kiểm soát quá trình và tỉ lệ cơ chất và vi sinh vật (F/M), sensor trực tuyến DO hòa tan
Bề lắng 2 -Lắp tấm lắng lamella tại bể lắng 2 để tránh hiện tượng bùn trào ra bể khử trùng.
Bể chứa bùn -Thay thế các bơm bùn tuần hoàn tại hệ xử lý GĐ2 bằng các bơm bùn chuyên dụng cánh hở để tránh tắc nghẽn rác và bơm hiệu quả hơn.
Ổn định bùn -Đầu tư công trình bể ổn định bùn (kị khí/hiếu khí) nhằm giảm TVS, ổn định kim loại nặng và có thể sử dụng làm phân bón.
Máy ép bùn
-Nâng cao công suất ép bùn để tránh tồn đọng bùn, và bùn trào về hầm bơm từ bể nén bùn.
-Hoạt động máy ép bùn liên tục.
-Nâng cấp thêm máy ép bùn công suất 4 tấn bùn ép/ngày
PLC -Sửa chữa/thay đổi chương trình của hệ điều khiển PLC cho phù hợp.
Bơm -Thay thế các bơm định lượng và đặc biệt quan tâm bơm chỉnh pH và sensor trước khi vào bể Aerotank.
Khử mùi sinh ra tại trạm
-Sử dụng EM khử mùi cho trực tiếp vào các hầm bơm (đặc biệt sử dụng vào mùa nắng)
Nhân viên vận hành
-Trực 24/24 làm 3 ca
-Tăng số lượng nhân viên vận hành
-Đào tạo và hướng dẫn kỹ thuật vận hành trạm XLNT cho toàn bộ nhân viên của trạm.
4.1.3. Các giải pháp cải thiện quản lý và xử lý bùn thải
Các giải pháp quản lý bùn thải
- Khi chuyển tải bùn thải từ nhà máy XLNTTT đến nơi tiếp nhận phải lưu ý tránh rơi vãi làm mất vệ sinh. Tránh tập kết bùn thải quá nhiều tại 1 điểm mà sự phân hủy gây mùi hôi khó chịu, ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe cộng đồng. - BQL KCN phải tiến hành quản lý bùn thải dựa vào thành phần và tính chất nguy
hại của bùn theo quy trình đề xuất.
- Không được bón trực tiếp vào đất nếu chưa xác định được mức độ nguy hại và rủi ro của bùn.
- Bùn thải không nguy hại tại các điểm bón cho cây phải được lưu ý tránh các rãnh nước, dòng chảy gây rửa trôi nhanh bùn vào các nguồn nước.
- Việc bón bùn cho cây cần trải mỏng giúp nhanh khô, không bón quá nhiều sẽ gây hại cho cây trồng. Việc bón bùn cho cây phải thực hiện tuần tự cho các nơi tránh bón vào 1 nơi làm tập trung hàm lượng các chất không mong muốn vào đất quá cao.
Theo kết quả ở chương 3, phân tích....hàm lượng kim loại nặng (KLN) trong bùn thải thấp hơn giá trị tối đa cho phép đối với đất sử dụng cho nông nghiệp hoặc công nghiệp....Tuy nhiên, xét về tính linh động thông qua nồng độ kim loại được chiết tan trong cường thủy (TCVN 7629-2007), Cr và Ni cao hơn so với ngưỡng nguy hại. Để giảm thiểu tính độc/tính linh động của kim loại nặng trong bùn lắng, các giải pháp tận dụng, xử lý bùn và quản lý được kiến nghị như sau:
a. Sử dụng làm nguyên liệu gạch ép:
b. Sử dụng làm nguyên liệu cho phân compost c. Ốn định bùn thải bằng các phương pháp sinh học
Ngoài ra, giải pháp ngắn hạn hoặc trước mắt được đề nghị như sau:
Khu công nghiệp nên có kế hoạch khảo sát các DN xi mạ hoặc DN có phát thải kim loại nặng trong đó nội dung khảo sát tập trung vào lưu lượng thải, nồng độ KLN, hiệu quả hệ thống xử lý nước thải, cách quản lý, xử lý bùn thải. Từ kết quả khảo sát, xác định các DN có tải lượng ô nhiễm KLN cao. Khu công nghiệp yêu cầu các DN thuê tư vấn đánh giá công nghệ xử lý nước thải hiện tại của DN và thiết kế cải tạo hệ thống xử lý nước thải và bùn thải phù hợp.
KCN nên có các biện pháp hỗ trợ cho DN này thông qua các hoạt động sau:
- Hỗ trợ kinh phí khảo sát, kinh phí quan trắc kim loại nặng cho các nguồn điểm quan trọng trong thời gian xây dựng và vận hành thử (trong 1 năm đầu);
- Hỗ trợ kinh phí đào tạo ngắn hạn định kỳ.
Trong trường hợp các DN không tuân thủ như xả thải nước thải và bùn thải vào hệ thống cống của KCN hoạc môi trường xung quanh, BQL khu công nghiệp nên có các biện pháp phạt như sau:
- Kết hợp với HEPZA cúp điện và cúp nước DN
- Kết hợp với cảnh sát môi trường xử lý vi phạm của DN - Lấp các cống thoát nước thải và nước mưa của DN - Chấm dứt hợp đồng thuê đất của DN
4.2.CÁC GIẢI PHÁP CẢI THIỆN HỆ THỐNG CỐNG THOÁT NƢỚC MƢA VÀ CỐNG THU GOM NƢỚC THẢI
4.2.1. Các giải pháp cải thiện cho hệ thống cống của KCN
Các giải pháp cải thiện hệ thống cống thoát nước mưa và cống thu gom nước thải của KCN thể hiện trong Bảng A1 phụ lục A.
4.2.2 Các giải pháp cải thiện cho hệ thống cống của DN
Bảng 4.2 thể hiện các giải pháp cải thiên hệ thống cống thoát nước mưa và hệ thống thu gom nước thải của DN.
Bảng 4.2Các giải pháp cải thiên hệ thống cống thoát nƣớc mƣa và hệ thống thu gom nƣớc thải của DN
STT Hiện tƣợng Giải pháp Ghi Chú
1
Cống thoát NM có nước chảy khi trời nắng tại thời điểm khảo sát Cống thoát NM thông với cống thoát NT trong DN
DN phải cải tạo, tách dòng NM và NT triệt để ngay sau khi có kết luận của đoàn khảo sát. Cung cấp bản vẽ chi tiết đề xuất cải tạo hệ thống thoát NM và NT cho KCN và HEPZA. HEPZA và KCN cần phối hợp để thanh tra và nghiệm thu hệ thống thoát NM và NT
có màu chảy đến, có các vết lấp các đấu nối đến hố ga (tuy nhiên vẫn còn có nước rò rỉ)
lần/tháng
+ Cải tạo các hố ga, các đường ống đấu nối hư hỏng
3 + Cống thoát NM, NT và hố ga NM, NT có rác
+ Nạo vét định kì 1 lần/tháng + Có lưới chắn rác (inox, mắt lưới 1 cm x 1 cm) gắn tại hố ga NM và NT cuối cùng trước khi thoát vào cống chung của KCN 4
+ Công nhân đổ dầu mỡ, chất thải sản xuất vào hố ga thoát NM (các DN xi mạ, cơ khí)
+ DN cần có nội quy sản xuất và có quy định xử lý.
5
+ DN không có hố ga NT hoặc hố ga NM trước cổng DN trước khi đấu nối vào cống thoát KCN
+ DN cần xây dựng hố ga bổ sung
6
+ Các đấu nối sai: - NM vào NT, - NT vào NM,
- NT từ nhà vệ sinh vào NM, - Nước rửa tay sản xuất vào NM, - Nước rửa từ các khâu SX vào NM
+ Đấu nối lại hệ thống thoát nước phù hợp
+ KCN cần giám sát các đấu nối.
7 + Ô nhiễm mùi phát sinh từ các DN
+ Trong cây xanh lâu năm tại các đường vành đai, vỉa hè các đường nội bộ trong KCN
8
+ Hệ thống XLNT của các DN quá tải và hoạt động không hiệu quả do công nghệ không phù hợp
+ Nâng cấp và cải tạo hệ thống xử lý + KCN và đơn vị tư vấn môi trường. 9 + Có hệ thống xử lý tốt nhưng vận
hành không hiệu quả + Đào tạo nhân viên vận hành
+ KCN và đơn vị tư vấn hỗ trợ.
4.3. CÁC QUI ĐỊNH VỀ KIỄM SOÁT NƢỚC THẢI CHO DOANH NGHIỆP
Để quản lý việc đấu nối, xả nước thải, nước mưa của các DN, một số quy định sau đây được phác thảo.
4.3.1 Mạng lƣới thoát nƣớc mƣa và nƣớc thải
(1) Đối với một doanh nghiệp mới muốn đấu nối mới vào hệ thống thoát nước mưa hoặc nước thải của KCN, cần thiết xin giấy phép “đấu nối vào hệ thống thoát nước của khu công nghiệp”.
(2) Trong thủ tục xin giấy phép này, doanh nghiệp cần cung cấp các thông tin liên quan đến các thông tin về hệ thống thoát nước trong doanh nghiệp. Các thông tin đó bao gồm:
(i) Bản vẽ và thuyết minh thiết kế hệ thống thoát nước mưa: Đối với trường hợp các doanh nghiệp có kho bãi nguyên liệu lộ thiên, kho xăng dầu, cần có hệ thống thu gom nước mưa và hệ thống xử lý nước mưa (như bể gạn dầu, lắng cát, v.v...) trước khi đấu nối vào hệ thống thoát nước mưa của KCN.
(ii) Bản vẽ và thuyết minh thiết kế hệ thống thoát nước thải
(iii) Bản vẽ và thuyết minh thiết kế hệ thống xử lý nước thải của DN (nếu có) (iv) Biên bản nghiệm thu và bộ bản vẽ hoàn công (nếu có)
(3) Trong trường hợp nước thải doanh nghiệp có thành phần chất bẩn thấp hơn quy định của KCN, nước thải công nghiệp và nước thải sinh hoạt từ nhà vệ sinh công nhân viên chức phải đấu nối chung vào cống thoát nước thải của KCN. Nước thải sinh hoạt công nhân viên chức không được thải vào hệ thống thoát nước mưa. Nếu doanh nghiệp có nhà bếp phục vụ căn tin, nước thải từ nhà bếp phải có bể vớt dầu và lắng cặn trước khi đấu nối vào cống khu công nghiệp.
(4) KCN có trách nhiệm lưu giữ toàn bộ hồ sơ trên. Các điểm đấu nối của các doanh nghiệp nên có thông tin định vị GPS, để KCN dể dàng quản lý hệ thống thoát nước.
(5) Bất kỳ doanh nghiệp hiện hữu muốn nâng công suất trạm xử lý, hoặc thay đổi công nghệ sản xuất dẩn đến thay đổi thành phần nước thải cần thiết, ngoài báo cáo đánh giá tác động môi trường (hoặc cam kết bảo vệ môi trường hay đề án bảo vệ môi trường), doanh nghiệp phải trình nộp cho khu công nghiệp hồ sơ hệ thống thoát nước mưa và nước thải cải tạo như mục (1).
(6) KCN có trách nhiệm kiểm tra tính toán mức độ chịu tải của các tuyến cống hiện hữu khi có một đấu nối mới hoặc cải tạo. Đồng thời kiểm tra mức chịu tải của trạm xử lý nước thải tập trung về mặt lưu lượng và tải lượng. Các số liệu này nên được ghi nhận lại trong hồ sơ về “đấu nối hệ thống thoát nước của KCN” trong mục 1. (7) KCN có trách nhiệm duy tu, bão dưỡng và nạo vét bùn lắng định kỳ hệ thống thoát
nước mưa, nước thải và kinh rạch tiếp nhận nước thải và nước mưa của KCN. Việc nạo vét bùn lắng KCN có thể ký hợp đồng với công ty có chức năng nạo vét và xử lý bùn nạo vét.
(8) Cần đánh giá khối lượng và chất lượng bùn cho mỗi lần nạo vét để đánh giá ngưỡng nguy hại theo TCVN 7629:2007. Nếu bùn vượt mức nguy hại, KCN cần thiết phải ký hợp đồng với công ty có chức năng xử lý CTNH. KCN có trách nhiệm lưu giữ các số liệu khối lượng và chất lượng bùn nạo vét, các hợp đồng ký kết với các công ty nạo vét và xử lý bùn để phục vụ cho báo cáo giám sát định kỳ của KCN lên HEPZA.
(9) Trong trường hợp KCN phát hiện doanh nghiệp đấu nối bất hợp pháp vào hệ thống thoát nước (chẳng hạn như nước thải đi vào hệ thống thoát nước mưa, có nhiều hơn một miệng cống xả nước thải,...), doanh nghiệp hoàn toàn chịu trách nhiệm bồi thường các khoản chi phí làm hư hỏng đường ống và chi phí làm sạch tuyến cống và đồng thời mức phạt theo đúng qui định của Ban Quản Lý KCN (HEPZA). (10) Trong trường hợp nước thải từ cống KCN chảy ngược vào mạng lưới thoát nước
nhiệm bồi hoàn cho doanh nghiệp các khoản chi phí sửa chửa, làm sạch và các chi phí phát sinh khác nếu có (gây hư hỏng thiết bị, hư hại sản phẩm,....)
4.3.2 Kiểm soát hệ thống xử lý nƣớc thải cục bộ của doanh nghiệp
(1) Các doanh nghiệp có hệ thống xử lý nước thải phải đệ trình cho KCN báo cáo ĐGTĐMT (hoặc đăng ký chất lượng môi trường/đề án bảo vệ môi trường) đã được xác nhận của cấp thẩm quyền như HEPZA, hoặc Bộ/Sở TN&MT; giấp phép xả thải của HEPZA.
(2) Các doanh nghiệp thuộc loại ô nhiễm (gồm các công ty xử lý chất thải, công ty dệt nhuộm, thuộc da, xi mạ, giấy, chế biến thực phẩm) nộp “báo cáo giám sát” hằng qui (4 lần/năm) hệ thống xử lý nước thải trong đó thể hiện các nội dung sau: (i) Thành phần nước thải vào và ra hệ thống trong đó thể hiện nồng độ các thông số chất bẩn theo quy định đã chỉ ra trong báo cáo ĐGTĐMT, (ii) Lưu lượng đo đạc. Các doanh nghiệp thuộc các ngành ít ô nhiễm, nộp “báo cáo giám sát” hai lần trong năm.
(3) Doanh nghiệp nên lấy mẫu giám sát theo cách lấy “mẫu thành phần”. Nghĩa là mẫu được lấy trong cách khoảng một giờ với lượng mẫu khoảng một đến hai lít kéo dài trong khoảng 1ca làm việc (8 giờ). Tất cả các mẫu đã lấy được trộn đều