Sự kỳ thị giới tính đối với nam

Một phần của tài liệu Đặc trưng giới tính biểu hiện qua tục ngữ, ca dao việt nam (Trang 80 - 81)

2. Sự kỳ thị giới thể hiện qua tục ngữ, ca dao Việt Nam

2.2.Sự kỳ thị giới tính đối với nam

Trái với quan niệm trên còn có quan niệm đề cao phụ nữ. Quan niệm này có lẽ bắt nguồn từ nền sản xuất lúa nớc của ngời Việt. Vai trò của ngời phụ nữ trong việc canh tác lúa nớc hết sức quan trọng: cần phải có đông ngời và cần phải biết sắp xếp công việc, chỉ huy công việc nh đi cấy, đi gặt, đập lúa, phơi lúa, tát nớc, phân tro… Tất cả đều cần đến bàn tay ngời phụ nữ. Chính vì vai trò này của ngời phụ nữ nên tục ngữ có câu:

Thứ nhất: Thái độ đề cao ngời phụ nữ thể hiện qua sự khẳng định vai trò của ngời phụ nữ trong gia đình, vai trò đối nội: Nhất vợ nhì trời; Lệnh ông không bằng cồng bà. Ngời phụ nữ chỉ huy công việc gia đình, cơm nớc chợ búa, chi tiêu trong gia đình, có nghĩa là họ nắm quyền về kinh tế nên ở phơng diện này, ngời đàn ông lại có vai trò thứ yếu và ngời phụ nữ trong gia đình lại trở nên nắm quyền quyết định, từ đó họ gián tiếp quyết định cả những phơng diện khác.

Thứ hai, tục ngữ đề cao vai trò, sự khôn ngoan, trí tuệ của nữ giới. Phần lớn những câu tục ngữ phản ánh thái độ đề cao ngời phụ nữ này đều đặt họ trong quan hệ gia đình, trong quan hệ với ngời chồng, ngời vợ đã chi phối ngợc trở lại: Vợ khôn ngoan, làm quan cho chồng; Vợ khôn chồng đợc nhiều bài cậy trông; Giàu vì bạn, sang vì vợ; Vợ khôn chồng đ- ợc có ngày nên ông; Gái ngoan làm quan cho chồng; Gái ngoan lo toan mọi việc; Gái có công, chồng chẳng phụ.

Thứ ba, thái độ đề cao nữ giới còn thể hiện ở sự đánh giá giá trị của ngời con gái hơn ngời con trai. Thang giá trị này xuất phát từ vai trò lao động chủ lực, thạo việc đồng áng của ngời phụ nữ: trăm con trai không bằng lỗ tai con gái; Con trai bằng hai lỗ tai con gái; Ruộng sâu trâu nái không bằng con gái đầu lòng; Tam nam bất phú, ngũ nữ bất bần.

Cả hai hớng quan niệm đánh giá trên đây cùng tồn tại cho đến ngày nay, tuy ít nhiều có thay đổi nhng vẫn còn sâu sắc trong dân gian ở nhiều vùng quê.

Một phần của tài liệu Đặc trưng giới tính biểu hiện qua tục ngữ, ca dao việt nam (Trang 80 - 81)