1. Các đặc trng về giới tính thể hiện qua tục ngữ, ca dao
1.1. Các từ ngữ nói về giới qua tục ngữ
Trong tục ngữ có những câu phản ánh giới tính nam - nữ chiếm số lợng không ít. Trong số 16.311 câu tục ngữ trong tập Kho tàng tục ngữ ngời Việt, chúng tôi bắt gặp 1124 câu gắn với giới tính, chiếm 14,51%. Trong đó có 636 câu nói về nữ giới, nhng vì có những câu có ý nghĩa t- ơng tự nhau nên chúng tôi không trích vào, vì vậy, số lợng chỉ còn là 471 câu về nữ giới và 485 câu nói về nam giới. Con số này cho ta những giá trị ngữ nghĩa về quan niệm giới tính của ngời Việt từ rất sớm cũng nh cách nhìn nhận về mối quan hệ nam nữ khác nhau trong xã hội.
Trong kho tàng tục ngữ, chúng tôi gặp lớp từ chỉ nữ giới xuất hiện thành trờng với số lợng lớn:
Trờng các từ chỉ ngời - là giới nữ: bà cô, bà chúa, bà dì, bà o, bà s, bà Đanh, ả làng, chị em dâu, cháu ngoại, chị em ta, con gái, mẹ, mụ ăn mày, bà đồng, nàng dâu, đàn bà, bà vãi, con đĩ, đĩ dại, bà tiên, nạ dòng…
Trờng các từ chỉ quan hệ thân tộc: bà cô, bà dì, chị, bà, thím, chị em gái, chị dâu, em chồng, mẹ, o, chị em dâu…
Trờng các từ chỉ vật dụng thiên về nữ giới: yếm, vây, nón, kim, chỉ, quần lĩnh, khuyên bạc, khuyên tai, cờm bóng…
Trờng các từ chỉ bộ phận cơ thể ngời, vẻ đẹp gắn với nữ giới: đếch l…, cả vú, to hông, da trắng, tóc dài, con mắt liếc, đít bồ, trôn vại, má hồng, thắt đáy lng ong, con mắt lá răm, vú bánh dày, má bánh đúc…
Những lớp từ trờng ngữ nghĩa này đợc sử dụng trong các câu tạo thành những quan niệm mang tính kinh nghiệm để nhận thức về nữ giới.
Tục ngữ phản ánh các quan niệm, cách nhìn nhận, cách đánh giá của nam giới, của cộng đồng xã hội về ngời phụ nữ chứ không phải đánh giá của ngời phụ nữ về chính họ. Đây không phải là biểu hiện ngôn ngữ của nữ giới mà là cách nhìn nhận của xã hội về nữ giới. Cách nhìn nhận này có thể đặt trong sự đối lập với nam giới hoặc chỉ đánh giá riêng về giới nữ. Phần lớn các câu tục ngữ đề cập đến giới nữ ở tuổi trởng thành, đ- ợc tính từ mốc thời con gái, tức là thời kỳ trởng thành.