1. Quan niệm của xã hội về giới tính thể hiện qua tục ngữ
1.2. Quan niệm của xã hội đối với nữ giớ
1.2.1. Quan niệm về hình thức
Trớc hết, ngời phụ nữ đợc nhìn nhận về hình thức bên ngoài. Hình thức này đợc đánh giá qua các giai đoạn phân chia giới tính: Con gái, gái có chồng (gái không chồng), gái có con, gái goá.
Giai đoạn con gái: Các câu tục ngữ miêu tả con gái ở giai đoạn này phần lớn thiên về hình dáng bên ngoài với vẻ đẹp đạt đến độ rực rỡ nhất trong đời ngời: Hoa tơi trong độ gió đông, gái xinh xinh đến có chồng thời thôi; Gái dậy thì nh hoa quỳ mới nở; Đàn bà nh cành hoa tơi, nở ra chỉ đợc một thời mà thôi; Con gái có thì.
Vẻ đẹp của ngời con gái còn biểu hiện qua sự ý tứ, kín đáo, khác với vẻ đẹp của ngời đàn ông: Đàn ông cời hoa, đàn bà cời nụ, những ngời cha nói đã cời, cha đi đã chạy là ngời vô duyên.
Cùng với vẻ đẹp là sự đánh giá về biểu hiện hình thức bên ngoài theo từng bộ phận: Đàn bà tốt tóc thì sang, đàn ông tốt tóc thì mang nặng đầu; Đàn ông rộng miệng thì sang, đàn bà rộng miệng tan hoang cửa nhà; Gái chọc lỗ tai đòi khuyên bạc; Khéo léo khuyên tai, dài tai khuyên bạc; Trai thâm môi, gái lồi mắt. ở độ con gái, họ không chỉ đợc ca ngợi về vẻ đẹp mà còn tràn đầy sức lực: Con gái mời bảy bẻ gãy sừng trâu; Con gái mím môi, Thiên lôi rơi búa.
Ngoài ra các câu tục ngữ còn đề cập đến thiên hớng về cách sinh hoạt, đi lại của họ: Gái cha chồng trông mong đi chợ; Gái cha chồng xem hang Cắc Cớ, trai cha vợ xem hội chùa Thầy; Cách trang phục: Đàn ông đóng khố đuôi lơn, đàn bà mặc yếm hở lờn mới xinh; Gái chọc lỗ tai đòi khuyên bạc", Miệng mấp máy, cái váy chẳng còn.
Chính vẻ đẹp về hình thức và sức trẻ này khiến cho đấng mày râu có cách nhận xét: Thế giới ba sự khôn chừa, rợu nồng, dê béo, gái vừa đ- ơng tơ. Hoặc họ đa ra nhận xét xếp hạng: Thứ nhất thịt bò tái, thứ nhì gái đơng tơ.
Giai đoạn con gái không kéo dài, vì vậy họ chỉ có giá một thời, nếu để quá thì xem là quá lứa, khó lấy chồng. Tục ngữ ghi lại sự đánh giá của ngời xa về giai đoạn này với hàm ý chê những ngời con gái kén chọn, muộn chồng: Còn duyên kén những trai tơ, hết duyên ông lão cũng vơ làm chồng; Còn duyên kén cá chọn canh, hết duyên ếch đực (rốc đực) cũng vơ làm chồng; Còn duyên năm nguyền mời hẹn, hết duyên mời nẹn cũng không; Còn duyên nh tợng mới tô.
Giai đoạn gái có chồng: Phần lớn những câu tục ngữ đề cập đến gái có chồng đều thiên về ý tốt về chiều hớng phát triển, sinh sôi nảy nở. Có nhiều cách diễn đạt, cách ví ngời phụ nữ có chồng hết sức sinh động: Gái có chồng má hồng tơi tốt; gái có chồng nh chông nh mác, Gái có chồng nh rồng có cánh, Gái có chồng nh rồng có mây, Gái có chồng nh rồng có vây, Gái có chồng nh sông có nớc, Gái có chồng nh ngựa có c- ơng. Ngợc lại, gái không chồng lại đợc ví với sự không may mắn, sự tổn thất, thiếu định hớng: Gái không chồng nh cối xay chết ngõng. Trong kết hợp: Cối xay chết ngõng thì ngõng là một bộ phận có hình dáng giống cái
mỏ chim mắc vào tai cối xay, để đẩy cho cối xay quay. Nếu bộ phận này hỏng thì không thể xay đợc. Ta bắt gặp cách ví thiếu định hớng này qua một số hình ảnh cũng không kém phần sinh động: Gái không chồng nh phản gỗ long đanh, Gái không chồng nh nhà không nóc, Gái không chồng
nh thuyền không lái… Thậm chí, hai vế có chồng và không chồng đợc đặt cạnh nhau thành một sự so sánh đối lập: Gái có chồng nh sông có nớc,
gái không chồng nh lợc gẫy răng. Chính vì vậy khi ngời con gái lớn cha gả chồng thì đó là một gánh nặng cho gia đình: Gái to trong nhà lo bằng ba mả cha cất; Gái chậm chồng mẹ cha khắc khoải; Cha chết không lo bằng gái to trong nhà.
Giai đoạn gái có con: Ngời Việt xa quan niệm gái có con là điều tốt đẹp, là sự thuận hoà, hợp lẽ: Gái có con nh bồ hòn có rễ, gái không con nh bè nghể trôi sông. Thờng ngời phụ nữ xa lấy chồng sớm (gái thập tam, nam thập lục) nên khi đợc một con thì ngời con gái ở vào giai đoạn đẹp hoàn thiện: Gái một con trông mòn con mắt; Cơm chín tới, cải ngồng non, gái một con, gà mái ghẹ; Nhất gái một con, nhì thuốc ngon nửa điếu.
Tuy vậy, khi con cái, tuổi tác của ngời phụ nữ tăng thì hình thức lại tỉ lệ nghịch: Gái một con trông mòn con mắt, gái hai con vú quặt đằng sau, gái ba con chỉ đâu ngồi đấy.
Giai đoạn gái goá chồng: Tục ngữ cũng đề cập đến ngời phụ nữ bị goá chồng. Phần lớn các câu tục ngữ miêu tả ngời phụ nữ ở giai đoạn này là không may mắn, đét gãy, thiên về bất trắc, không tốt. Và ngời phụ nữ sau khi chồng chết phải thủ tiết thờ chồng thì mới đợc ca ngợi: Gái goá chồng phòng không chực tiết; Gái chính chuyên chẳng lấy hai chồng; Ghe
bầu trở lái về đông, Làm thân con gái thờ chồng nuôi con. Vì vậy, những ngời ôm đồm, cáng đáng hoặc lo lắng đến những việc quá lớn so với khả năng và phận sự của mình, ngời Việt thờng dùng câu tục ngữ để chỉ việc làm của họ: Gái goá chồng lo việc triều đình.
Tục ngữ còn đề cập đến cả những ngời con gái chửa hoang, có tính lẳng lơ. Những ngời con gái này thờng bị xã hội chê trách, lên án: Gái h ông s cũng ghẹo; Gái chửa hoang ngàn quan chẳng cáp, Gái đâu có gái lạ đời, chỉ còn thiếu một ông trời không chim. Ngời con gái phải có bổn phận giữ gìn trinh tiết: Chữ trinh đáng giá nghìn vàng. Tuy nhiên, đây là cách quan niệm mang đặc thù văn hoá của ngời Việt xa, ngày nay quan niệm này đã có chiều hớng thay đổi.
1.2.2. Quan niệm về trách nhiệm, thân phận
Trong tục ngữ ta bắt gặp các câu phản ánh cách quan niệm của xã hội về thiên chức và trách nhiệm của ngời phụ nữ.
Trớc hết đó là thiên chức sinh nở. Ngời xa có cách nhìn nhận về chức năng sinh nở của ngời phụ nữ nh một nấc thang giá trị. Nếu ngời phụ nữ không có con là có tội với cả dòng tộc, đặc biệt là không có con trai: Có chồng mà chẳng có con, khác nào hoa nở trên non một mình. Họ đánh giá chức năng này qua dáng vẻ bên ngoài: Cả vú to hông cho không chẳng màng là đối với những ngời không thể sinh đẻ đợc hoặc đẻ khó. Còn những ngời Lng chữ cụ, vú chữ tâm là với ý những ngời đàn bà lng hơi gù và vú bầu bầu thì mắn đẻ và khéo nuôi con; Làm vợ là có bổn phận sinh con đàn cháu đống thì mới đợc xem là tốt phúc. Điều này gắn với nền văn hoá sản xuất lúa nớc của ngời Việt xa cho rằng, đợc mùa là điềm tốt cũng nh ngời con gái đẻ đợc nhiều con: Trời cho đợc mùa, gái có con
sai. Trách nhiệm của ngời đàn bà là sinh nở cũng nh ngời đàn ông là đi đánh giặc: Đàn ông chiến tranh, đàn bà sanh đẻ hoặc đàn ông là ngời lao động chính trong gia đình: Đàn ông cắp chà, đàn bà làm tổ.
Thứ hai là trách nhiệm nuôi dạy con cái. Trách nhiệm trong gia đình của ngời phụ nữ không chỉ sinh con mà còn nuôi dạy con khôn lớn, trởng thành: Con khôn nở mặt mẹ cha. Việc con cái h hỏng hay thành bại là do cả cha lẫn mẹ nhng chủ yếu là mẹ: Con h tại mạ, má h tại tra; Con h tại mẹ, cháu h tại bà; Con dại cái mang; Con nhờ đức mẹ. Việc nuôi dạy con nên ngời là niềm vinh hạnh, tự hào của ngời mẹ, ngời bà, còn con h là một nỗi đau to lớn: Đẻ con khôn mát l rời rợi, đẻ con dại, thảm hại cái l…; Đẻ con khôn thì mát nh quạt, đẻ con dại thì rát nh hơ. Tục ngữ không chỉ đề cập đến chức năng nuôi dạy con cái của ngời phụ nữ mà còn phản ánh tính chất khác biệt trong lời khuyên răn, giáo dục con cái giữa mẹ và bố.
Trách nhiệm nuôi dạy con cái không chỉ của ngời mẹ mà cả bố, nh- ng vai trò của ngời mẹ thờng khác với ngời bố. Ngời mẹ thiên về sự khéo léo, còn ngời bố thiên về trí tuệ, sự khôn ngoan: Mẹ dạy thì con khéo, cha dạy thì con khôn; Mẹ đánh một trăm không bằng cha ngăm một tiếng. Vì sự gần gũi, thân thiết giữa mẹ và con nên nhiều khi không tránh khỏi sự thiên lệnh trong cách đánh giá về con: mẹ hát con khen, ai chen vô lọt; Cá chuối đắm đuối vì con.
Việc đánh giá hình thức bên ngoài về ngời con gái, trở thành một đặc trng trong xét đoán, kén chọn vợ, liên quan đến trách nhiệm nuôi dạy con cái. Ngời Việt xa luôn quan tâm kĩ càng đến chức năng này, nên luôn có cách đánh giá qua hình thức bên ngoài: Những ngời thắt đáy lng ong,
vừa khéo chiều chồng lại khéo nuôi con, những ngời béo trục béo tròn, ăn vụng nh chớp đánh con suốt ngày.
Những ngời bị coi là có hình thức xấu, không nên lấy: Mặt tày lệnh, cổ tày cong, Những ngời con mắt lá răm, ve trai nh chớp hay nằm với trai.
Thứ ba là trách nhiệm nội trợ trong gia đình. Ngời phụ nữ xa thờng phụ thuộc gia đình nhà chồng, khi về nhà chồng, họ thờng giữ vai trò lo việc bếp núc, khâu vá, chăm sóc cho cả gia đình: Vắng đàn ông quạnh nhà, vắng đàn bà quạnh bếp; làm dâu vụng nấu vụng kho, chồng không bắt bẻ, mụ o nhím trề; đàn ông quện nhà, đàn bà quện bếp; trai có vợ tề gia nội trợ.
Thứ t là trách nhiệm lao động gắn bó với nghề nghiệp. Trong xã hội xa, đa số ngời phụ nữ là phải làm ruộng: Làm ruộng hỏi đàn bà, làm nhà hỏi đàn ông. Ngoài ra, ngời phụ nữ còn phải chăn nuôi gà lợn, chăn tằm, dệt vải: Đàn bà không biết nuôi heo là đàn bà nhác, đàn ông không biết buộc lạt là đàn ông h; Con gái dệt nái, tay trái đếm tiền; Chăn tằm, kiếm cá nuôi con, trong ba việc ấy ai còn khoe hay. Đồng thời họ còn phải có tài khâu vá, nữ công gia chánh: Gái khéo vá vai, trai tài phủ nóc.
Một số ngời phụ nữ làm các nghề khác cũng đợc tục ngữ nhắc đến nh bà đồng, bà vãi, gái đĩ… Miệng bà đồng nh lồng chim khiếu; ông s có ngãi, bà vãi có nghì… Những ngời làm gái đĩ, bán hàng cơm, trái lại, bị xã hội coi thờng, vì họ làm những nghề đáng khinh: ả lành không ở hàng cơm; rầu rỉ nh gái đĩ về già; đĩ dại làm hại thằng tù; đĩ rạc đợc tha, bà giả phải tội, đĩ chết có văn tế nôm; làm đĩ không xấu bằng xay gấu ban ngày;
làm đĩ chẳng đắt; làm đĩ có tàn có tán, có ngang án thờ vua, có trống chùa niệm Phật; làm đĩ gặp năm mất mùa; Chính chuyên lấy chồng thợ giác, đĩ rạc lấy chồng quận công.
Tục ngữ phản ánh Phận ngời con gái có hai giai đoạn: Trớc lúc lấy chồng và sau khi lấy chồng.
Giai đoạn trớc khi lấy chồng, số phận ngời con gái ít nhiều bình ổn, còn sự bấp bênh là phía trớc, phụ thuộc vào nơi họ đợc làm dâu. Có khá nhiều câu tục ngữ phản ánh điều này: Phận gái bến nớc mời hai, gặp nơi trong đục may ai nấy nhờ; Phận gái nh cái bầu, sa đâu ấm đấy; Phận gái mời hai bến nớc, trong nhờ, đục chịu; con gái có hai bến nớc, bến đục thì chịu bến trong thì nhờ. Quan niệm về phận này đợc phản ánh qua cách lựa chọn con dâu: Lựa đợc con dâu, sâu con mắt, có nghĩa là phải mất nhiều công phu mới lựa chọn đợc con dâu vừa ý. Điều này nói lên việc dựng vợ gả chồng không phải do tình yêu mà do sự định đoạt của số phận, do nhà trai chọn lựa.
Cuộc đời sớng khổ của phụ nữ không phải bắt đầu từ khi ở nhà bố mẹ đẻ mà bắt đầu từ khi về nhà chồng. Việc gả bán cho ai, yêu ai không do ngời con gái định liệu mà do cha mẹ gả bán, do nơi họ về làm dâu. Đúng nh tổ hợp từ ghép gả bán, họ vừa là những món hàng để gả vừa là những vật đổi chác. Vì vậy câu: Cha mẹ đặt đâu, con ngồi đấy với nghĩa là việc gả bán (đối với ngời con gái) do cha mẹ định đoạt.
Giai đoạn sau khi kết hôn mới đợc xem là giai đoạn quyết định đối với phận ngời con gái. Ngời phụ nữ dới chế độ xa thờng phụ thuộc rất nhiều vào thế lực nhà chồng. Sau khi lấy chồng thì bổn phẩn của họ là phải theo chồng: Thuyền theo lái, gái theo chồng; Phận gái chữ tòng;
Phận gái theo chồng. Khi ngời phụ nữ lấy chồng thì họ không thể tự quyết định cuộc đời riêng của mình mà phụ thuộc hoàn toàn vào gia đình nhà chồng: Lấy chồng bắt thói nhà chồng, đừng giữ thói cũ ở cùng mẹ cha; Lấy chồng nhờ phúc nhà chồng; sống quê cha, ma quê chồng; Lấy chồng theo họ nhà chồng; Lấy chồng theo thói nhà chồng, thôi đừng theo thói cha ông nhà mình; Con gái là con ngời ta, con dâu mới thật mẹ cha mua về.
1.2.3. Quan niệm về các quan hệ xã hội
Trong tục ngữ, ngời phụ nữ đợc nhìn nhận từ nhiều vai quan hệ khác nhau: Họ là chị, là em, là mẹ, là vợ, là con dâu, là mẹ chồng, là bà, là gái goá, là gái đĩ, là gái có chồng, gái không chồng, gái cha chồng, gái có con, gái ngoan, gái khôn, gái sề, gái già, gái chê chồng, gái chậm chồng, gái chính chuyên, gái chồng rẫy, gái dại, gái có công, gái có nghĩa, gái ghen, gái lẳng lơ, gái h… Vì vậy trong mối quan hệ này, vai trò vị thế của họ thay đổi theo thang giá trị của chồng, của dòng tộc bên nhà chồng trong xã hội ở vào từng thời kỳ khác nhau. Họ sẽ trở thành bà,
hoặc thành con mụ tuỳ vào vị thế của họ trong dòng họ, trong xã hội. a. Quan hệ chị em
Các câu tục ngữ nói về chị em thờng có hai loại: chị em ruột và chị em dâu. Một bên là mối quan hệ do quan hệ huyết thống, dòng máu và một bên do kết hôn mà có. Mối quan hệ này gắn với tình cảm, quan hệ chị em dâu nặng về trách nhiệm. Hai mối quan hệ này đã chi phối khá mạnh đến sự ứng xử trong cộng đồng gia tộc ngời Việt. Ta bắt gặp cách đánh giá chị em dâu thờng không u thích nhau qua một loạt các câu: Chị dâu làm đâu ra đấy; Chị dâu lội sông, em chồng đi mảng; Chị em chồng
nấu nồi đồng đứt quai; chị em dâu làm rầu bát xáo; Chị em dâu nấu đầu trâu lủng nồi; Chị em dâu nói trâu thành bò; Chị em dâu nh bầu nớc lã, chị em gái nh cái nhân sâm; Chị em dâu ở lâu mới biết…
Trái lại, chị em gái thờng gắn bó thân thiết, yêu thơng lẫn nhau:
Chị em gái nh cái nhân sâm. Các hình ảnh ví von về mối quan hệ chị em gái rất đẹp: Chị em gái nh trái cau non; chị em gái nh trái sim muồi; Chị em ba tháng, láng giềng ba ngày; Chị em ta đồng quà tấm bánh, chị em ngời đòn gánh gót chân. Chị em gái thờng gắn bó thân thiết, bảo ban nhau: Chị em đừng nh hàng cá hàng thịt, chị dại đã có em khôn; Chị em trên kính dới nhờng, là nhà có phúc mọi đờng yên vui; Chị ngã em nâng; Yêu nhau là chị em gái, rái nhau là chị em dâu, đánh nhau vỡ đầu là anh