Các kiểu nhân vật tự thức tỉnh trong tác phẩm Thạch Lam.

Một phần của tài liệu Kiểu nhân vật tự thức tỉnh trong tác phẩm thạch lam (Trang 29 - 41)

Nếu văn chơng làm cho con ngời cảm thông, chia sẻ với nhau nhiều hơn, nếu nó làm cho con ngời tỉnh tâm hơn thì có nghĩa là văn chơng đã làm tròn đợc thiên chức của nó. Văn Thạch Lam có đặc tính ấy, một thứ văn coá tính thanh lọc con ngời, nâng đỡ con ngời. Do đó, trong tác phẩm Thạch Lam thờng tồn tại một loại nhân vật, đó là nhân vật "tự thức tỉnh". Nhân vật này có thể có nhiều tầng lớp khác nhau. Sở dĩ có nhân vật tự thức tỉnh là vì đối với Thạch Lam, con

ngời có sai lầm là tất yếu, nhng điều quan trọng là họ có biết điều chỉnh lơng tâm của mình hay không.

Có thể nói mỗi con ngời cá thể trong sáng tác Thạch Lam vẫn chứa đựng không ít mâu thuẫn và "nghịch lý". Nhân vật không có cái méo mó, xộc xạc về hình thể mà có sự tự thân vận động ở bên trong với những vận động ở bên trong với những va chạm, cọ xát giữa cái thiện - cái ác, cái cao cả - cái thấp hèn, giữa con ngời bình thờng với con ngời viết hoa. Nhân vật của Thạch Lam luôn có những biến động nội tâm: sự ăn năn về đạo đức, sự nghiền ngẫm trong cách ứng xử, sự cắn rứt của lơng tâm... và sau những biến động ấy con ngời trở về những bản ngã của mình, với "con ngời ở trong con ngời ". Truyện ngắn của Thạch Lam có một thế giới nội tâm phức tạp, đợc thể hiện bằng một bút pháp thâm trầm, từng trải. Sau mỗi câu chuyện đều đa đến một định hớng nhân bản, nhằm hoàn thiện nhân cách của mỗi con ngời cá nhân trong đời sống xã hội. Dễ nhận thấy nhân vật của Thạch Lam ít đợc nhấn mạnh, về điệu bộ cử chỉ, dáng vẻ bên ngoài mà những nhân vật "hớng nội " có đời sống bên trong, ẩn chứa những bí mật của "cõi ngời " mà nhà văn đặt mục đích khám phá và phát hiện.

Thạch Lam cho ta thấy con ngời phải vật vã để đứng vững hay không đứng vững trớc những xô đẩy, may rủi của cuộc đời. Không "luận đề" trong truyện ngắn, ông chỉ lặng lẽ quan sát và trình bày những số phận. Có thể nhận thấy những nhân vật của ông đều có những số phận đáng buồn, các nhân vật của ông buồn cho mình, buồn thơng cho nhau, và nếu nhân vật cha kịp ý thức hết, thì tấm lòng tác giả đã tỏa nhẹ một tấm lòng thơng cảm. Bàn tay nhà văn trân trọng nâng đỡ nhân vật. Nhân vật của ông nghèo mà không hèn, sa sút, sa ngã mà không sa đọa. Khai thác triệt để phần thiên lơng trong sáng của con ngời, cái thiện căn vững bền của con ngời - nỗi buồn của Thạch Lam vì thế có ý nghĩa nhân văn cao quý, gạn lắng vũng nớc đục của "Đời", ông cho thấy cái phần trong của "Ngời".

Lúc đơng thời, nhà văn đã quan niệm: "Tâm hồn nghệ sĩ bởi vậy là một tâm hồn rất phức tạp, rất phong phú vì đủ mọi màu sắc và mầm non của tất cả những tình cảm của ngời lành, ngời ác, tâm hồn của những quân tử và kẻ tiểu

nhân, tâm hồn của ông thánh cho đến kẻ trộm cắp, giết ngời... Không có cái nào mạnh đến thắng đoạt cả cái khác, nhng tất cả các tâm hồn khác nhau ấy đều hoà hợp, xô xéo lấy nhau để tạo nên lòng say sa cái tuyệt mĩ, tuyệt thiện lòng say mê, sự sáng tác khiến nghệ sĩ ngang hàng với cả đất trời" [12 - 137]. Có thể nói quan niệm của Thạch Lam không mấy xa lạ với t duy nghệ thuật của chúng ta hôm nay khi các nhà văn đang hớng ngòi bút vào việc phản ánh thế giới nội tâm của con ngời, với những diễn biến phức tạp và tinh vi của nó, để khám phá ra những quy luật muôn đời của giá trị nhân bản. Giá trị đó chính là cơ sở nền tảng của một con ngời trong bản chất con ngời. Con ngời hiện lên trong tác phẩm của Thạch Lam cũng thật đáng khâm phục, vì phần nhiều họ là những con ngời tự ý thức cuộc sống và tự thức tỉnh lơng tâm để tìm ra căn nguyên cuộc sống.

Theo thống kê thì Thạch Lam có trên dới 30 tác phẩm, trong đó chúng tôi thống kê đợc khoảng 12 tác phẩm có các nhân vật "tự thức tỉnh", dù ít dù nhiều thì họ đã hơn một lần cảm thấy dằn vặt về lơng tâm, đó là những tác phẩm:

"Một cơn giận", "Ngời bạn trẻ", "Đói", "Tiếng chim kêu", "Cái chân què", "Ngời bạn cũ", "Đứa con", "Tối ba mơi", "Sợi tóc", "Kẻ bại trận", "Đứa con đầu lòng", và tiểu thuyết "Ngày mới"...

Truyện ngắn Thạch Lam thờng lựa chọn phơng thức trần thuật, mà ở đó chủ thể trần thuật thờng đợc ý thức với t cách là một trọng tâm nghệ thuật. T thể dẫn truyện ở đây thờng mang sắc thái cá nhân chủ quan nổi trội, đậm nét giống nh "một chứng minh th tâm lý" của nhà văn. Phơng thức này cho phép nhân vật từ điểm nhìn trần thuật có thể trình bày sự việc biến cố, nhân vật theo cách của anh ta. Có thể là tự bộc lộ, tự thể hiện cái "tôi" đích thực của mình cũng nh khả năng thấu hiểu và thâm nhập vào thế giới nội tâm của nhân vật.

Lối kể này ở Thạch Lam thờng đợc biểu hiện dới hai dạng.

Dạng thứ nhất: Xuất hiện ở ngôi thứ nhất và xng "tôi" tự thức tỉnh.

Dạng thứ hai: Xuất hiện với t cách là nhân vật mang quan điểm của tác giả tự thức tỉnh.

Kiểu nhân vật đợc Thạch Lam thể hiện trong những truyện ngắn viết về những biến cố tâm lý, những trạng thái của tâm hồn chông chênh, mong manh, vi tế. Tất cả đều đợc kể lại với một sự thành thật cảm động, giống nh những lời tự thú, sám hối đầy phản tỉnh. Ngòi bút của Thạch Lam nh mặc sức tung hoành trong những khoảng tối, những khuất lấp bí ẩn, những cảm giác phức tạp và những biến thái tế nhị của tâm hồn.

Đấy là những điều do nhân vật tự kể ra mang tính chất tự thú. Nó nh là khả năng tự nhận thức, tự thức tỉnh khi bỗng phát hiện ra chính mình. Nhân vật tự kể về mình không phải nh một nhân cách sạch sẽ, trơn tru, hoàn thiện, mà họ hiểu rõ quá trình hoàn thiện là không bao giờ chấm dứt. Họ tự phán xét mình một cách khách quan, thẳng thắn.

"Một cơn giận" , "Sợi tóc" không phải là sự thanh minh, sự biện hộ cho hành vi "lỡ làm điều ác" hay định thành "kẻ ăn cắp", mà đó là sự bất ngờ khi khám phá ra mình bỗng dng có thể làm điều ác, hay trở thành một tên ăn cắp dễ dàng. Đó không phải là nỗi vui vì đã đè bẹp, đã chiến thắng đợc chính mình mà là sự tự ý thức, tự biết mình có những lúc ti tiện mà điều đó không phải lúc nào cũng làm chủ đợc. Nó nh những khoảnh khắc, những tia chớp với cái quyền lực bí ẩn điều khiển và sai khiến từ bên trong, khiến họ nhận thức đợc vấn đề mình làm để rồi "tự thức tỉnh", tự hối lỗi, suy xét những hành vi và phản ứng tâm lý của mình.

Nhân vật "tôi" trong "Một cơn giận" (Gió đầu mùa) là một trí thức, anh hiểu rõ việc mình làm. Sau khi gây ác với một phu xe nghèo khổ anh đã hối hận, tìm cách chuộc lỗi và rút ra kết luận khi bình tĩnh trở lại: "Sự giận dỗi có thể khiến con ngời ta làm những việc nhỏ nhen không ai ngờ"... Theo lời kể của Thanh, diễn biến câu chuyện "làm ác" của mình xảy ra vì một lý do ngoại cảnh: "Cũng một chiều đông nh hôm nay, tôi ở toà báo ra về trong lòng chán nản, buồn bực. Có những ngày tự nhiên không hiểu tại sao ta lại thấy khó chịu và hay gắt gỏng không muốn làm gì. Tôi đang ở trong một ngày nh thế, mà chiều hôm ấy trời lại ảm đạm và rét mớt càng khiến cho cảm giác rõ rệt hơn" [11 - 89]. Ngoại cảnh ấy đã dẫn Thanh đến một việc làm không mấy tốt đẹp. Vì một

sự tức giận vô cớ, anh đã đẩy ngời phu xe đến đờng cùng, với một ý thức trả thù cho bỏ ghét "vì hắn cãi lại tôi mà không sợ". Sự việc diễn ra bất ngờ có chiều bất lợi cho anh phu xe, và ngời phu xe cần sự giúp đỡ của anh mới thoát vạ thì anh lại cố tình bỏ qua ánh mắt cầu xin của phu xe, khiến cho ngời phu xe tội nghiệp phải chịu phạt. Nhng cơn giận đột ngột ấy cũng nhanh chóng tắt ngấm trong lòng chàng, nhờng chỗ cho lòng trắc ẩn và một cảm giác giận thân mãnh liệt: "Cơn giận của tôi đã hết rồi, sự hối hận dần thấm thía vào lòng tôi, tôi thấy mọi cái chán nản bực tức rung động trong ngời" [11 - 93]. Anh đã ân hận tự xỉ vả mình rất nhiều mà không cần đến sự trách móc của anh phu xe cũng nh gia đình anh ta. Rồi ngay sau đó, cứ mỗi khi nghĩ đến chuyện ấy anh lại càng khinh bỉ anh hơn. Cái cảm giác đó cứ đeo đẳng anh suốt quá trình trên đờng về nhà khiến anh cứ tởng mọi ngời xung quanh đều biết cái hành vi khốn nạn của anh. "Lòng hối hận không để cho tôi yên. Hình nh có một cái gì đè nặng lên ngực làm cho tôi khó ở và lúc nào hình ảnh anh phu xe cũng hiện ra trớc mắt tôi" [11 - 94].

Từ sự hối hận đã thúc giục lơng tâm anh hành động. Để chuộc lỗi, anh tìm đến nhà phu xe, chứng kiến gia đình anh phu xe mẹ già, vợ yếu và một đứa con bệnh nặng, anh càng hối hận: "Cảnh đau thơng ấy làm tôi rơm rớm nớc mắt. Một cảm giác nghẹn ngào chẹn lại ở cổ. Tôi lấy tờ bạc năm đồng đa vội cho bà mẹ rồi vội vàng ra cửa để lại hai ngời nhìn theo ngờ vực. Đến bên đờng, tôi nghe thấy trong căn nhà lụp xụp tiếng khóc của hai ngời đàn bà", "và mỗi lần nghĩ đến anh phu xe kia, tôi lại thấy đau đớn trong lòng nh có một vết thơng cha khỏi" [11 - 97].

Rõ ràng nhân vật "tôi" ở đây đang dằn vặt, hối hận, lắng lọc hồn mình để sống tốt hơn. Đó là một quá trình tự "thức tỉnh" lơng tâm. Cho dù đó là do tác động ngoại cảnh nhng chúng ta không vì thế mà bỏ qua một con ngời đã biết ăn năn, hối cải. Nhân vật "tôi" đã dùng ý thức của mình để soi chiếu vào phần con ngời còn lại trong mình và anh đã chiến thắng đợc phần xấu trong con ngời mình. Thạch Lam rất chú trọng đi sâu khai thác thế giới nội tâm nhân vật, đặc biệt là sự "thức tỉnh" trong tâm hồn. Ông đã để cho nhân vật Thanh đi từ tâm

trạng bực tức sang sự chán nản và ân hận vô bờ bến. ở đây, Thạch Lam đã xâu chuỗi những diễn biến tâm lý, tình cảm phức tạp của con ngời để đi đến sự "nhận thức lại" sự thức tỉnh cái tôi hiếu thắng và nhỏ mọn. Đi vào cõi bí mật của nội tâm con ngời, ông nh muốn nhắc ngời ở đời phải cảnh giác và tỉnh táo không phải với ai xa lạ mà với chính cái tôi của mình để cuộc đời thêm niềm vui và lòng nhân ái.

Theo nguồn mạch này, "Sợi tóc" lôi cuốn ngời đọc bởi bút pháp trầm tĩnh pha chút hài hớc nhẹ nhàng về sự thức tỉnh lơng tâm, nhân cách con ngời. Truyện ghi lại một cơn bão phút giây trong mọi tâm t, ghi lại cái tinh tế của cuộc giao tranh luân lý giữa cái thiện và cái ác, giữa chính và tà, mà "chỉ một sợi tóc nhỏ, một chút gì đó, chia địa giới của hai bên". Bằng cách diễn đạt bình thản và tinh tế, ngòi bút Thạch Lam đã phân tích một cách tỉ mỉ tâm trạng phân đôi "thật vừa nh một ngời khôn khéo, lại nh một ngời mất hồn" của nhân vật Thành khi anh quyết định trả lại ví tiền cho ngời anh họ. Cái tâm trạng vừa tự thú vừa nuối tiếc cho hành động của mình đã khắc hoạ đầy đặn cả phần khuất tối lẫn phần ánh sáng trong mỗi con ngời bình thờng. Dới hoàn cảnh dễ làm cho con ngời trở thành tội phạm ấy, Thành phải chần chừ quyết định, khi đứng giữa hai địa giới mỏng manh ấy. Cái áo veste cùng với cái ví tiền dày cộm của anh họ là vật chứng làm cho những ngời nh Thành cũng trở nên phức tạp. Chính cái nghèo của hiện tại nhiều lúc đẩy con ngời ta đến sự phá vỡ nhân cách. Tuy vậy, nhân vật "tôi" cũng đã giữ đợc cho mình trong sáng, đó là bản tính tốt đẹp của phần ngời trong anh.

Chúng ta hãy nhớ lại lời của đức Phật nói với đệ tử của ngài: "Nếu sức con thắng đợc một ngời thì con cực khỏe - nếu con thắng đợc cả trăm ngời thì sức con vào loại thợng thặng. Song nếu con thắng đợc chính mình, tức là con thắng đợc con quỷ vô minh thờng ẩn náu trong lòng con mới là đại lực sĩ, mới là đấng chân tu".

Sự thật thì trong chúng ta đã có ai đó chiến thắng chính mình dù chỉ một lần ? Cái sự đó mảnh nh một sợi tóc, và có lẽ nó đến thật bất ngờ - Thạch Lam đã từng giảng giải: "Tôi ngạc nhiên tự hỏi làm sao mình hãy còn là ngời lơng

thiện. Không phải là kẻ ăn cắp. Cái đó cũng không khiến tôi ngạc nhiên hơn. Mà còn một ngời lơng thiện, tôi cũng chẳng thấy có gì đáng khen. Tôi nhớ rõ lúc đó không có ý nghĩa nào về danh dự, về điều phải trái ngăn cản tôi, cái khiến tôi đi vào con đờng ngay thẳng nh ngời ta nói. Không, không có chút gì nh thế. Cái gì giữ tôi lại" [11 - 285].

Nhân vật của Thạch Lam vẫn thờng hồn nhiên nh thế. Và vì thế nó thật hơn - Ai mà biết đợc trong khoảnh khắc mấp mé bờ vực ấy, cái gì đã giữ anh ta lại ? Chỉ biết rằng Thạch Lam đã chụp lại cái khoảnh khắc ấy và cho ta thấy rằng, cuối cùng nhân vật của ông bao giờ cũng hiện lên với bản tính thiện.

Hẳn sẽ có những ngời boăn khoăn: khoảnh khắc thức tỉnh nhân cách ấy mới ngắn ngủi làm sao ! Ai dám chắc sau lần hối hận ấy, con ngời lại không trở về cái thói quen cũ - bởi thói quen là một cái gì đó rất khó thay đổi. Và bởi vì cái cách mà con ngời trở về sao nhẹ nhàng quá... Có thể nh vậy lắm, nhng mà trong đời ngời, chỉ cần một lần, một khoảnh khắc ngắn ngủi, mong manh -Thạch Lam cũng trân trọng nó, để nó trở thành một cái gì bền vững, thờng xuyên hơn trong lòng ngời. Có lẽ nhân vật của Thạch Lam, cái thiện căn của tâm hồn bao giờ cũng là lẽ sống thờng trực, nhân vật hiện lên dù trong hoàn cảnh nào, vì một chút cơ hồ nào đấy chính anh đã tạo nên cho nó ngọn lửa rồi dập tắt nó bằng một cảm xúc mới lạ và đầy thánh thiện: anh đã từ bỏ ý định ban đầu là trở thành một ngời ăn cắp. Kết thúc câu chuyện nhân vật "tôi" đã nói: "Hình nh ý nghĩ lan man, trù trừ tối hôm ấy không phải là của tôi, hình nh của ai ấy, của một ngời khác lạ, khác với cái ngời thờng của tôi bây giờ" [11 - 285]. Thế mới biết lời văn của Thạch Lam thật giản dị, ông miêu tả nhân vật của mình không hề thêm thắt cũng không hề tô điểm nó nh vốn có ở ngoài đời. Nhân vật của ông sống rất thân mật với ngoại vật. Ngoại vật thờng làm nảy trong óc những nhân vật ấy những cảm giác và những cảm tởng nhiều khi nhân vật ấy không biết. Cái chỗ tài tình về xét nhận của Thạch Lam trong truyện "Sợi tóc" là đối với thiện và ác, phần nhiều con ngời ta không có quan niệm gì rõ rệt cả,

Một phần của tài liệu Kiểu nhân vật tự thức tỉnh trong tác phẩm thạch lam (Trang 29 - 41)