Quan tâm thể hiện thế giới nội tâm, cảm giác.

Một phần của tài liệu Kiểu nhân vật tự thức tỉnh trong tác phẩm thạch lam (Trang 59 - 62)

Trong lời tựa tập truyện ngắn "Gió đầu mùa", nhà văn Khái Hng đã nhận định về Thạch Lam nh sau: "Nếu ta có thể chia ra hai hạng nhà văn: nhà văn thiên về t tởng và nhà văn thiên về cảm giác thì tôi quả quyết đặt Thạch Lam

vào hạng dới. ở chỗ mà ngời khác dùng t tởng, dùng lời nói có khi rất rậm để tả cảnh, tả tình, ông chỉ nói, nói một cách giản dị cái cảm giác của ông".

Những tác phẩm của Thạch Lam là một sự tìm vào nội tâm, tìm vào cảm giác nhân vật. Nhà văn không chú ý nhiều đến cốt truyện hấp dẫn, đến tình huống li kỳ hay ớt át nhằm thu hút sự chú ý của ngời đọc. Thạch Lam chỉ chú ý miêu tả những rung động thoáng qua, những cảm giác thành thực của nhân vật. Thế giới nội tâm của Thạch Lam bao gồm những gì rất tinh tế, nhẹ nhàng, những cái tởng nh là nhỏ nhặt: đó là cảm giác lâng lâng lạ lùng trớc sự đổi thay của thiên nhiên, thời tiết đợc cảm nhận qua tâm hồn đám trẻ thơ, gắn với lòng trắc ẩn hồn nhiên, trong trẻo của chúng (Gió lạnh đầu mùa; Tiếng chim kêu). Đó là cái "rung động khẽ nh cánh bớm non" dấu hiệu báo trớc một tình cảm lớn lao, thiêng liêng đang nảy nở ở kẻ lần đầu tiên làm cha (Đứa con đàu lòng). Đó là cảm giác êm mát ngọt ngào đến lịm ngời của ngời con trai khi trở về vờn quê xa thoảng h- ơng thơm hoàng lan và có mối tình e ấp đợc chờ của cô bạn hàng xóm thuở nào (Dới bóng hoàng lan). Đó còn là cảm giác êm ả buồn vắng khi chiều tàn nơi phố huyện với nỗi đợi chờ mơ hồ mà khắc khoải của hai chị em cô bé (Hai đứa trẻ). Nhiều truyện ngắn Thạch Lam không có truyện mà man mát nh một bài thơ, nó "đem đến cho ngời đọc một cái gì nhẹ nhõm thơm lành và dịu mát" (Nguyễn Tuân - Thạch Lam - Tuyển tập Nguyễn Tuân, Tập II, NXB, văn học, 1992).

Đọc truyện của Thạch Lam, ta cảm thấy có những cảm giác sâu kín trong tâm hồn rất khó nói ra, vậy mà tất cả đều đợc diễn tả rất nhẹ nhàng, tinh tế bởi tài năng của nhà văn. Ngòi bút của ông khi thì nh lỡi dao sắc lẹm bóc tách, lột tả những khoảnh khắc đầy giông bão của tâm trạng - những khoảnh khắc khiến con ngời có thể trở nên một kẻ tàn ác, hay một kẻ khốn nạn. "Một cơn giận" là một trạng thái "tự nhiên không hiểu tại sao ta thấy khó chịu và hay gắt gỏng, không muốn làm việc gì". Có lẽ cảm giác này xuất hiện nhiều ở giới trí thức, bởi vì phức tạp vốn là bản chất của họ, khi ấy ngời ta khó làm chủ đợc mọi vui buồn, yêu ghét đến trong lòng mình. Một cơn giận vô cớ và không thể giải thích bởi một lý do cụ thể nào của Thanh khiến ngời phu xe tội nghiệp phải chịu phạt. Nhng cơn giận đột ngột ấy cũng nhanh chóng tắt ngấm trong lòng chàng nhờng

chỗ cho lòng trắc ẩn và một cảm giác giận thân mãnh liệt: "Cơn giận của tôi đã hết rồi, sự hối hận thấm thía vào lòng tôi, tôi thấy mọi cái chán nản bực tức rung động trong ngời".

Hay Sinh trong "Đói", sau những dự cảm và hành động vô thức vì không kìm chế đợc trớc sự quyến rũ mạnh mẽ của miếng ăn. Và cuối cùng cái đói mạnh hơn tất cả đã "đánh gục" nhân cách, Sinh đã ăn thức ăn do vợ mang về một cách ngấu ngiến, để khi cơn đói tan biến, Sinh cảm thấy đau đớn khi anh ý thức đợc trọn vẹn sự sa đọa nhân cách của mình "một cái chán nản mênh mông tràn ngập cả ngời, Sinh lấy hai tay ôm mặt. Cúi đầu khóc nức nở". Viết nh vậy, Thạch Lam đã tỏ ra sắc sảo khi len vào đến tận cùng những cảm giác bi thiết của con ngời .

Trong một loạt truyện ngắn, Thạch Lam đã gợi lên trong lòng ngời đọc tình cảm xót thơng đối với nhân vật. ở "Tối ba mơi", trong khi phác hoạ cảnh sống của hai ngời con gái giang hồ vào một đêm ba mơi tết: một căn buồn nhà săm bẩn thỉu, một không khí lạnh lẽo bao trùm lên hai tâm hồn cô đơn lạc lõng thì nhà văn cũng chú ý gợi lên những giây phút thiêng liêng, lúc hết năm cũ bớc sang năm mới, làm ngời ta vẫn thấy họ vẫn loé lên một thứ tình cảm trong lành với những ớc mơ nho nhỏ: "Huệ tởng nhớ đến những căn nhà ấm cúng sáng đèn, then cửa cài chặt, mọi ngời trong nhà đang tấp nập sửa soạn đón năm mới trong sự thân mật của gia đình. Đến lòng thành kính đối với trời đất, tổ tiên cũng đợc tác giả gợi lên với những nét tơng phản, giữa sự ô uế, nhơ nhớp (cái bàn bày lễ, cái cốc định để cắm hơng) với niềm tín ngỡng thiêng liêng, tô đậm nỗi chua xót đắng cay của hai ngời phụ nữ bị sa đọa và sống kiếp đọa lạc. Hóa ra, con ngời dù sống ở hoàn cảnh nào cũng không quên đợc phong tục tập quán. Thạch Lam đã dựa vào đó mà để cho những tâm t tình cảm, cảm xúc, cảm giác của hai cô đợc dâng trào.

Làm đợc nh vậy, Thạch Lam phải là ngời có giác quan tinh tế, có tâm hồn nhạy cảm và bút pháp tinh vi mới diễn tả đợc những giác rất khó nói ra ấy. Thế Uyên có một tình cảm rất xác đáng về tâm hồn nhạy cảm của Thạch Lam: "Đọc một vài đoạn văn của ông đôi khi tôi có cảm tởng Thạch Lam là một hệ thống

dây tơ nhạy bén đến độ có thể thu nhận đợc sự thay đổi về cờng độ ánh trăng hay âm sắc của loại lá khi khô rụng va vào đất" (Thế Uyên - Tìm kiếm Thạch Lam,

báo văn, số 36 ngày 15-6-1965, Sài Gòn). Sự cảm nhận ấy đã giúp nhà văn sáng tạo nên những áng văn đầy gợi cảm. Thạch Lam dễ làm ngời đọc rung động bởi vì "trớc ta, chính ông đã rung động" (Khái Hng - Tựa "Gió đầu mùa"). Khái Hng lại một lần nữa khẳng định: Thạch Lam rất chú ý tới những cảm giác. Tuy Thạch Lam không nói rõ nhng cái cảm giác đó vẫn đợc bộc lộ đầy đủ trong những động thái vi tế nhất của con ngời.

Một phần của tài liệu Kiểu nhân vật tự thức tỉnh trong tác phẩm thạch lam (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w