Tình huống tâm lý.

Một phần của tài liệu Kiểu nhân vật tự thức tỉnh trong tác phẩm thạch lam (Trang 56 - 59)

Tình huống tâm lý theo Từ điển tiếng Việt chính là những diễn biến của hiện thực khách quan đợc phản ánh vào ý thức con ngời, bao gồm nhận thức, tình cảm, ý chí... biểu hiện trong hoạt động và cử chỉ của mỗi ngời.

Trong tác phẩm của Thạch Lam thì tình huống tâm lý đợc ông thể hiện khá rõ nét. Các nhân vật của ông hiện lên với một thế giới nội tâm phong phú và đa dạng. Không phải ngẫu nhiên mà nhiều nhà nghiên cứu đã khẳng định rằng cái hiện thực mà Thạch Lam quan tâm và đặt lên hàng đầu là "hiện thực tâm trạng". Con ngời đợc miêu tả trong sáng tác của Thạch Lam không phải là "con ngời tính cách mà là con ngời tâm hồn". Thạch Lam đã từng cho rằng: "Nhà văn tốt nhất phải đi vào tâm hồn mình, tìm thấy những tính tình và cảm giác thành thực, tức là tìm thấy tâm hồn của mọi ngời qua tâm hồn mình, đi đến chỗ bất tử mà không chịu biết" (Theo dòng). Chính nhờ quan niệm đó mà Thạch Lam có đợc nghệ thuật phân tích tinh tế, từ đó tạo ra những tình huống tâm lý độc đáo.

Khác với Nam Cao là một nhà văn đi vào phân tích những tình huống xã hội nh chi tiết Chí Phèo giết chết Bá Kiến trong tác phẩm "Chí Phèo" của ông. Hành động đó của Chí Phèo chính là để giải quyết mối mâu thuẫn gay gắt trong xã hội lúc bấy giờ, dù là hành động đơn thơng độc mã của một con ngời nhận thức đợc ý nghĩa cuộc sống, muốn quay trở lại làm ngời lơng thiện. Sau khi tìm

thấy nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự tha hóa của mình, Chí Phèo đã giết chết Bá Kiến và tự kết liễu đời mình. Cái ý nghĩa của hành động đó đã thức tỉnh lơng tâm của con ngời đúng nghĩa là ngời: đó chính là tình huống truyện đặc sắc trong nhiều truyện ngắn của Nam Cao. Khác với Nam Cao, Thạch Lam lại đi sâu vào những tâm lý cá nhân, đó chính là những diễn biến của tâm hồn đi từ sự nhận thức này đến sự nhận thức khác nh một sự thức tỉnh lơng tâm.

Tâm lý con ngời dới ngòi bút Thạch Lam đầy phức tạp nhng ông luôn tin vào bản chất tốt đẹp của con ngời. Những chuyển biến tâm lý trong các truyện của ông có ý nghĩa hớng thiện rõ rệt (Một cơn giận, Sợi tóc, Đứa con đầu lòng,

Buổi sớm...). Ta tin rằng không phải ông muốn làm luân lý mà ông đã diễn tả một cách trung thực những chua chát của cuộc đời. Điều này đợc Thạch Lam thể hiện khi thì ở tâm trạng: "Có những ngày mà tự nhiên không hiểu tại sao, ta thấy khó chịu và hay gắt gỏng, không muốn làm việc gì...". Đó là sự khởi đầu cho một hành động, một cơn giận vô cớ và rồi kết cục của nó là sự ân hận, sự day dứt và sám hối trớc nỗi đau của đồng loại. Thạch Lam đã luôn tâm niệm rằng: "Chính nhà tiểu thuyết gia có biệt tài là nhà văn đã diễn tả đúng và thấu đáo cái tâm lý uyển chuyển của con ngời, nhà văn chính mình có một tâm hồn rất phức tạp và giàu có" (Tiểu thuyết để làm gì ? Theo dòng).

Cái tâm trạng đó đợc thể hiện trong tác phẩm "Một cơn giận". Khi thì bằng những hành vi cử chỉ, những biểu hiện trên nét mặt trong ánh mắt, cho đến ngay cả trang phục bên ngoài để tởng tợng ra những gì đang diễn ra trong tâm hồn nhân vật (Ngời đầm). Có khi lại diễn tả bằng những chuỗi dây tình cảm trong sự liên kết và cộng hởng lẫn nhau (Đứa con đầu lòng). ở một số truyện ngắn khác, sự bộc lộ những trạng thái tâm lý "đa đoan và phức tạp" của con ng- ời lại đợc tác giả thể hiện bằng một cách khác. Đó là sự đối lập cảnh ngộ và tâm trạng (Đứa con ). Đi sâu vào sự thể hiện các trạng huống tinh vi và phức tạp của tâm hồn, ngòi bút của Thạch Lam dờng nh luôn biến hóa không ngừng.

Tân trong "Đứa con đầu lòng" đã hờ hững khi vợ đẻ con gái. Sự hờ hững này có căn nguyên của nó, từ thái độ "trọng nam khinh nữ" khá phổ biến. Nhng hơn nữa chàng cha từng làm bố. Cả hai lý do ấy gộp lại làm cho Tân cảm thấy

xa lạ với đứa con - giọt máu của mình. Nhng cái trực quan sinh động nhiều khi có sức mạnh khôn lờng. Mỗi lần nhìn thấy "hai bàn tay nhỏ nhắn của đứa bé đang cọ quậy giơ lên giơ xuống, hai con mắt lờ đờ nh hơi ngạc nhiên nhìn... cái bàn tay mập mạp xinh xắn của nó nắm chặt lấy tay mẹ nh để cầu sự âu yếu và che trở...", lòng Tân nh xao động. Rồi chàng không còn thờ ơ đợc nữa "khi cảm thấy lần đầu tiên cái thiêng liêng sâu xa của sự sống". ở đây tác giả đã nơng theo đúng tâm lý của Tân và diễn tả đợc việc Tân bị chinh phục bởi cái đẹp tự nhiên của sự sống vốn luôn sinh thành. Cái sinh vật nhỏ nhoi kia một phần của máu thịt của chàng, nó vô t lự, đòi hỏi đợc chở che, nâng đỡ. Đúng lúc ấy, chàng mới thấy "trong lòng rung động khẽ nh cánh bớm non, một tình cảm sâu xa và mới mẻ cha từng thấy". Tác giả ở đây đã cố tình tạo ra chi tiết tâm lý để khiến cho nhân vật rung động và thức tỉnh thật sự để từ đó Tân cảm thấy thơng con, thơng vợ và ân hận với những lỗi lầm của mình.

Hay nh trong truyện ngắn "Sợi tóc" đợc tác giả miêu tả: Hai ngời bạn, một khá giả, một túng bấn, rủ nhau đi mua đồng hồ đeo tay. Mua xong anh bạn khá giả rủ ngời kia đi ăn hiệu, rồi đi hát cô đầu. Tình huống truyện xuất hiện: do lấy nhầm áo của nhau, mà ngời bạn có hoàn cảnh túng bấn có điều kiện dễ dàng để lấy đi một số tiền trong ví của ngời bạn giàu. ở đây, Thạch Lam đã miêu tả sự phân vân, dằng co trong ý nghĩ của nhân vật chính - anh bạn nghèo: Lấy hay không lấy vài tờ một trăm trong ví của anh bạn giàu, mà có thể anh ta sẽ không biết và nếu biết thì sẽ không khi nào ngờ cho bạn mình. Thạch Lam dẫn dắt ng- ời đọc theo dõi "cái trạng thái tâm lý của một cử chỉ hay một lời nói" của nhân vật khá tỉ mỉ. Sự giằng co giữa lấy tiền ngay rồi đi khỏi nhà hát cô đầu, hay cẩn thận hơn nấn ná ở lại một chút, chờ dịp thuận tiện sẽ rút êm mà vẫn lấy đợc hai tờ bạc - chỉ đúng hai trăm đồng thôi - một cách trót lọt. ý nghĩ lấy tiền của bạn, cả những lời tự biện hộ để giữ thể giện cho hành vi của mình, không vì chuyện lấy cắp tiền, mà ảnh hởng đến nhân cách làm cho anh ta bấn loạn, không yên, không làm đợc cử chỉ bên ngoài của mình. Kể cả khi vào buồng, bạn đang nằm bên cô đầu tự tình, ý nghĩ đó vẫn không buông tha nhân vật. Nhng thật bất ngờ,

tác giả viết: "Tôi cha quay ra, tôi vẫn cứ tì mình trên thành giờng, lỡng lự, một lát bấy giờ sao lâu thế. Rồi, không biết tại sao, bỗng nhiên:

- áo anh đây này, đây là áo của tôi. Và nói thêm bằng tiếng Pháp:

- Anh đếm lại tiền đi và để cẩn thận vào trong ấy".

Nhân vật đã không làm cái việc lấy tiền nh dự định và tác giả đã để cho nhân vật bất ngờ hành động quá tốt và lơng thiện của mình, anh ta cũng không lý giải đợc vì sao mình lại không ăn cắp tiền của bạn. "Sợi tóc" vì thế đã cho chúng ta thấy cái tình huống tâm lý thật mong manh vi tế. Chỉ cần một sợi tóc nhỏ cũng chia địa giới giữa hai bên, giữa xấu và tốt, tức là lấy thì thành kẻ ăn cắp mà không lấy thì nghĩa là không kẻ ăn cắp, không phải ngời xấu. Tác giả không thần thánh hóa nhân vật, không cho nhân vật nói những lời khuyên răn đạo đức, sám hối và phản tỉnh một cách thái quá, ông để cho nhân vật lấy làm mừng rằng: Lúc ấy chỉ có anh ta đối diện với anh ta trong ý nghĩ bên trong mà thôi, và nhân vật đã tự đối thoại, độc thoại: "Có lẽ chỉ một lời nói không đâu, một cử chỉ nào đấy khiến tôi ăn cắp hay không ăn cắp. Chỉ một sợi tóc nhỏ, một chút gì đó chia địa giới hai bên".

Nh vậy, Thạch Lam đã tạo ra đợc tình huống tâm lý khiến cho nhân vật "tôi" trong truyện bỗng dng, bất chợt nhận ra điều lý thú. Quay trở lại với bản chất thật của mình.

Hớng đi vào tâm lý của Thạch Lam là hớng đi rất hiện đại. Với ông, tâm lý trở thành một cái bí mật lớn nhất cần đợc tìm hiểu. Trong tâm lý có cả lịch sử, xã hội. Những trạng thái tâm lý phức tạp là bằng chứng của sự tiến triển trong trình độ làm ngời. Nói nh vậy không đồng nghĩa với quá trình tự thức tỉnh của nhân vật là chỉ có nghệ thuật xây dựng tình huống tâm lý mà còn có những biện pháp nghệ khác.

Một phần của tài liệu Kiểu nhân vật tự thức tỉnh trong tác phẩm thạch lam (Trang 56 - 59)