Về giáo dục và đào tạo

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý ở trường trung cấp nghề tôn đức thắng tỉnh bình phước luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 46)

Thành phố Vinh là một trong những trung tâm giáo dục và đào tạo lớn của khu vực miền Trung và cả nước. Hiện nay trên địa bàn thành phố có 3 trường đại học, 1 phân viện đại học và 10 trường Cao đẳng và nhiều trường Trung học chuyên nghiệp, trung tâm dạy nghề và hàng trăm trường học từ bậc học phổ thông tới trường học mầm non.

Người Nghệ An nói chung và người dân thành phố Vinh nói riêng là những người dũng cảm, kiên cường trong chống giặc ngoại xâm, cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất, có truyền thống hiếu học. Đó là sự kế thừa và phát huy những truyền thống lịch sử, văn hóa tốt đẹp của cha ông. Thành phố Vinh có đội ngũ trí thức đông đảo có nhiều cống hiến cho sự phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội của thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An và cả nước.

Những năm gần đây, ngành giáo dục và đào tạo thành phố Vinh đã có sự phát triển vững chắc, toàn diện đáp ứng nhu cầu học tập của con em trên địa bàn và khu vực. Cơ sở vật chất trường học được đầu tư, nâng cấp, cơ bản xóa nhà học cấp 4. Tính đến ngày 05 tháng 8 năm 2012 tỷ lệ trường đạt chuẩn Quốc gia của Thành phố Vinh tăng cụ thể: hệ Mầm non có 21 trường đạt chuẩn quốc gia trên tổng số 41 trường học đạt bình quân 51.2%; hệ Tiểu học có 24 trường đạt chuẩn quốc gia trên tổng số 29 trường học bình quân đạt 82.7%; hệ Trung học cơ sở có 8 trường đạt chuẩn quốc trên tổng số 23 trường học bình quân đạt 30.4%; hệ Trung học phổ thông có 5 trường đạt chuẩn quốc gia trên tổng số 11 trường học bình quân đạt 45.5%. Tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia của Thành phố Vinh tính đến tháng 8 năm 2012 cao hơn so với toàn tỉnh Nghệ An là 9.3%. Năm học 2011-2012 ngành Giáo dục và Đào tạo thành phố Vinh

đã đạt được thành tích nổi bật là tỷ lệ tốt nghiệp THPT đạt 98.93%. Công tác xã hội hóa giáo dục, đào tạo được chú trọng, đến nay có 43 trường ngoài công lập/101 trường; 25/25 phường, xã có trung tâm học tập cộng đồng. Hệ thống các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn thành phố ngày càng phát triển với quy mô lớn, chất lượng ngày càng đáp ứng nhu cầu thực tiễn.

Đội ngũ cán bộ quản lý và đội ngũ giáo viên cơ bản đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, trình độ chuyên môn đều đạt chuẩn và trên chuẩn; có phẩm chất chính trị và đạo đức; vững vàng về chuyên môn, nghiệp vụ, đáp ứng đổi mới giáo dục và yêu cầu xã hội.

Đại hội Đảng bộ thành phố Vinh lần thứ XXII cũng nêu rõ phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ của giáo dục giai đoạn 2011-2015 là: “Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo theo hướng toàn diện, đồng bộ từ bậc phổ thông đến giáo dục chuyên nghiệp, dạy nghề. Củng cố, nâng cấp các cơ sở giáo dục, đào tạo hiện có; khuyến khích, tạo điều kiện phát triển cơ sở giáo dục, đào tạo có chất lượng cao. Quan tâm việc ứng dụng tin học trong dạy học, trang bị đủ các thiết bị cho công tác dạy học và quản lý.

Hoàn thành phổ cập giáo dục trung học, tạo bước chuyển mạnh mẽ chất lượng giáo dục, nhất là chất lượng mũi nhọn. Tăng đầu tư ngân sách, huy động các nguồn lực để xây dựng hệ thống trường học đạt chuẩn quốc gia; nâng cao chất lượng hiệu quả của các trung tâm học tập cộng đồng. Xây dựng đội ngũ cán bộ quả lý giáo dục, giáo viên đảm bảo về chất lượng và số lượng.

Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo duc, đào tạo, khuyến khích phát triển các cơ sở giáo dục, đào tạo ngoài công lập theo quy hoạch. Mở rộng, phát triển đào tạo chuyên nghiệp và dạy nghề để cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng cao cho thành phố, tỉnh và khu vực. Thu hút đầu tư, tạo điều kiện xây dựng, phát triển mở rộng quy mo các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề trên địa bàn phấn đấu đưa Vinh sớm trở thành một trong những trung tâm đào tạo nguồn nhân lực của cả nước, đến năm 2015, thành

phố Vinh có 11 trường đại học, 2 trường cao đẳng, 8 trường trung cấp và dạy nghề”.

Các trường đều thực hiện tốt việc đổi mới công tác quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục, tích cực triển khai các cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, “Hai không”, “mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”; thực hiện tốt các phong trào thi đua: “Xây dựng trường học thân thiện – học sinh tích cực”, “Xây dựng đô thị văn minh – công dân thân thiện”, “Dạy tốt – học tốt”.

Thành phố Vinh có 11 trường THPT, quy mô học sinh, cán bộ, giáo viên và chất lượng GD toàn diện thể hiện ở 2 bảng sau:

TT TRƯỜNG THPT SỐ LỚP HỌC SINH SỐ CBGV

1 Phan Bội Châu 33 1098 98

2 DTNT Nghệ An 18 589 67

3 Huỳnh Thúc Kháng 42 1773 102

4 Hà Huy Tập 39 1766 92

5 Lê Viết Thuật 39 1766 93

6 Nguyễn Trường Tộ 40 1912 98 7 VTC 16 658 56 8 Nguyễn Huệ 10 386 33 9 Nguyễn Trãi 18 740 56 10 Hữu Nghị 7 210 35 11 HerMann Gmeiner 13 602 44 Tổng 275 11500 774

Bảng 1: Quy mô học sinh, cán bộ, giáo viên các trường THPT thành phố Vinh trong năm học 2011 – 2012

(Nguồn: Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An)

Năm học

Hạnh kiểm % Học lực %

Tốt Khá TB Yếu Giỏi Khá TB Yếu

2008-2009 78.8 17.7 3.2 0.3 14.8 54.8 28.4 1.9 2009-2010 79.6 16.5 3.5 0.4 15.2 55.1 27.9 1.7 2010-2011 80.5 15.7 3.4 0.4 16.3 55.1 27.01 1.5 2011-2012 79.2 17.4 3.2 0.2 20.0 48.4 29.8 1.8

Bảng 2: Chất lượng giáo dục toàn diện của học sinh THPT thành phố Vinh (Nguồn: Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An)

2.1.4. Thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học phổ thông ở thành phố Vinh

Trên địa bàn thành phố Vinh hiện nay có 11 trường THPT, gồm 5 trường công lập và 6 trường dân lập. Đội ngũ cán bộ quản lý có 35 người, gồm:

- Hiệu trưởng: có 11 người; đảng viên 11 người – tỷ lệ 100% - Phó Hiệu trưởng: có 24 người; đảng viên 24 người – tỷ lệ 100%

2.1.4.1. Về số lượng:

Hiện tại các trường THPT ở thành phố Vinh được bố trí đủ về số lượng theo quy định (mỗi trường có 2-3 Phó Hiệu trưởng, một số trường có số lớp trên 40 lớp được bố trí đến 4 Phó Hiệu trưởng). 100% CBQL đều là Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam. Giữa các thế hệ CBQL có tính kế thừa cả về độ tuổi và thâm niên công tác. Đội ngũ Phó Hiệu trưởng nhìn chung còn trẻ. Tuy nhiên, so với số lượng giáo viên nữ thì nữ cán bộ còn quá khiêm tốn, cần quan tâm hơn đến công tác cán bộ nữ theo Chỉ thị 37-CT/TW của Ban Bí thư TW (khóa VII) Nhiệm vụ trọng tâm của lãnh đạo Sở GD&ĐT Nghệ An trong giai đoạn hiện nay là phấn đấu thực hiện xây dựng đủ về số lượng, mạnh về chất lượng, đồng bộ về cơ cấu cho đội ngũ CBQL. Đồng thời bồi dưỡng thường xuyên về kiến thức, kỹ năng quản lý và rèn luyện phẩm chất đạo đức cho đội ngũ CBQL các trường THPT thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.

Tất cả 35 CBQL các trường THPT đều tích cực, nhiệt tình, có trách nhiệm cao, có năng lực lãnh đạo, điều hành các hoạt động GD. Tất cả CBQL đều đã được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức quản lý GD. Hiệu trưởng các trường THPT ở thành phố Vinh đã thực hiện đúng theo quy định của điều 54, Luật GD năm 2005: “Hiệu trưởng các trường thuộc hệ thống GD quốc dân phải được đào tạo,

bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý trường học”.

2.1.4.2. Về trình độ đào tạo

* Trình độ chuyên môn:

- Hiệu trưởng : Thạc sỹ: 6, tỷ lệ 54.5 %. Đại học 11 người, tỷ lệ 100% - Phó Hiệu trưởng: Thạc sỹ: 18 người, tỷ lệ 75 %. Đại học 24 người, tỷ lệ 100%

• Trình độ lý luận chính trị:

- Hiệu trưởng: + Cao cấp LLCT: 3 người, tỷ lệ 27.2 % + Trung cấp LLCT: 8 người, tỷ lệ 72.7%

- Phó Hiệu trưởng: + Cao cấp LLCT: 3 người, tỷ lệ 12.5%

+ Trung cấp LLCT: 15 người, tỷ lệ 62.5%. Sơ cấp LLCT: 6 người, tỷ lệ 25 % • Đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý giáo dục:

- Hiệu trưởng: + Thạc sỹ QLGD: 4 người, tỷ lệ 36.4 %

+ Đã học và tốt nghiệp chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ QLGD: 11người, tỷ lệ 100 %

- Phó Hiệu trưởng: + Thạc sỹ QLGD: 12 người, tỷ lệ 50%

+ Đã học và tốt nghiệp chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ QLGD: 24 người, tỷ lệ 100 %

Bảng 3: Trình độ đào tạo của CBQL các trường THPT thành phố Vinh

Chức danh Số

lượng

Trình độ đào tạo chuyên môn

Trình độ lý luận chính trị

Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ QLGD Thạc sĩ Đại học CC TC SC Thạc sĩ BDNV Hiệu 11 6 5 3 8 0 4 11

trưởng Phó hiệu

trưởng

24 18 6 3 15 6 12 24

( Số liệu do Sở GD&ĐT Nghệ An cấp)

Đội ngũ CBQL hiện tại được đào tạo chính quy, có năng lực công tác, nhiều người từng là giáo viên giỏi cấp tỉnh. Trong những năm gần đây, phong trào học tập nâng cao trình độ trong đội ngũ CBQL được chú trọng.

2.1.5. Thực trạng đội ngũ giáo viên các trường THPT thành phố Vinh

2.1.5.1. Về số lượng và trình độ đào tạo

Từ ngày thành lập thành phố Vinh đến nay, công tác đào tạo và bồi dưỡng giáo viên được Đảng bộ và Chính quyền tỉnh Nghệ An đã có những chủ trương, chính sách giao cho Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An đặc biệt quan tâm. Chính điều này đã góp phần cải thiện ngày càng rõ nét chất lượng giáo dục và đào tạo của thành phố.

Bảng 4: Số lượng và trình độ đào tạo của giáo viên năm học 2011-2012 ở các trường THPT thành phố Vinh

Số

TT Đơn vị GVSố chuẩnDưới Chuẩn ThạcSỹ TiếnSỹ GVyếu

1 Phan Bội Châu 86 0 24 61 1 0

2 DTNT Nghệ An 52 0 31 21 0 0

3 Huỳnh Thúc Kháng 89 0 58 41 0 0

4 Hà Huy Tập 86 0 39 47 0 1

5 Lê Viết Thuật 88 0 54 34 0 0

6 Nguyễn Trường Tộ 94 0 64 29 1 0 7 VTC 46 0 26 20 0 0 8 Nguyễn Huệ 27 0 13 14 0 0 9 Nguyễn Trãi 50 0 40 9 1 0 10 Hữu Nghị 31 0 24 7 0 0 11 HerMann Gmeiner 32 0 25 7 0 0 Tổng 681 0 398 290 3 1

(Nguồn do Sở GD&ĐT Nghệ An cấp)

Qua bảng số liệu trên cho thấy:

- Năm học 2011-2012 tổng số giáo viên ở các trường THPT thành phố Vinh là 681 người. Không có giáo viên THPT nào dưới chuẩn. Số giáo viên đạt chuẩn trở lên là 100%.

- Số giáo viên trên chuẩn là 293 người. Đây là lực lượng giáo viên có hiểu biết sâu rộng về chuyên môn, có khả năng tiếp thu và vận dụng những vấn đề mới vào hoạt động dạy học. Họ là lực lượng chính trong việc thực hiện đổi mới chương trình và phương pháp dạy học.

Nhìn chung, trong những năm qua đội ngũ giáo viên THPT thành phố Vinh, Nghệ An tương đối ổn định, số lượng giáo viên vượt chuẩn ngày càng tăng. Các giáo viên an tâm trong công tác, tận tụy, nhiệt tình với nghề, ham học hỏi nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có tinh thần trách nhiệm, hoàn thành nhiệm vụ được giao, tham gia tốt các phong trào.

2.1.5.2. Về chất lượng của đội ngũ giáo viên

“Cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng, gắn liền với vận mệnh của Đảng, của đất nước và chế độ, là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng” (Nghị quyết Hội nghị TW 3 khóa VIII).

Đảng cộng sản Việt Nam coi đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục là lực lượng nòng cốt trong sự nghiệp giáo dục, là những chiến sĩ cách mạng trên mặt trận tư tưởng văn hóa, có trách nhiệm truyền bá cho thế hệ trẻ lý tưởng và đạo đức cách mạng của giai cấp công nhân, tinh hoa văn hóa của dân tộc và nhân loại, khơi dậy và bồi dưỡng cho học sinh những phẩm chất cao quý và năng lực sáng tạo của con người mới XHCN. Hiện nay đang tiến hành cải cách giáo dục, trong đó giáo dục phổ thông đang được quan tâm đặc biệt. Nó được coi là (nền tảng văn hóa của một nước, là sức mạnh tương lai của một dân tộc). Nó có tác dụng to lớn ở chỗ đặt nền móng vững chắc cho sự nghiệp phát triển toàn diện con người Việt Nam XHCN; Đồng thời chuẩn bị lực

lượng lao động dự trữ vào nguồn tuyển chọn để đào tạo công nhân và cán bộ cần thiết cho sự nghiệp xây dựng kinh tế, phát triển văn hóa và tăng cường quốc phòng cho đất nước. Ở đây cần nhấn mạnh bậc trung học – bậc có nhiệm vụ nâng cao và hoàn chỉnh trình độ văn hóa phổ thông. Chính vì vậy người giáo viên nói chung, người giáo viên THPT nói riêng được xã hội trao cho trọng trách xây dựng cơ sở ban đầu, nhưng rất quan trọng của nhân cách con người mới XHCN có ý thức năng lực làm chủ thiên nhiên – xã hội và làm chủ bản thân. Với trọng trách ấy trong quá trình giáo dục thế hệ trẻ, giáo viên là nhân vật trung tâm, đóng vai trò chủ đạo: Tổ chức, điều khiển và lãnh đạo hình thành nhân cách con người mới ở học sinh, phù hợp với mục đích giáo dục phổ thông nói chung, với mục tiêu từng cấp học nói riêng [16].

Giáo viên có vai trò điều khiển và lãnh đạo hình thành nhân cách con người mới ở học sinh. Chính vì vậy nên chất lượng của đội ngũ giáo viên quyết định và ảnh hưởng lớn tới sự hình thành nhân cách của học sinh. Chất lượng của giáo viên THPT thành phố Vinh phần nào được phản ánh qua đạo đức nghề nghiệp, trình độ đào tạo, tuổi đời, thâm niên dạy học, kết quả học tập của HS cùng với sự phấn đấu nâng cao tay nghề của giáo viên.

Năm học 2011 - 2012, số GV THPT thành phố Vinh đạt GV giỏi cấp tỉnh là 38/376 người (chiếm tỷ lệ 10.1% ). Số GV đạt giải trong các phong trào ngày càng tăng như: thể dục thể thao, đoàn đội, tuyên truyền giới thiệu sách, đồ dùng dạy học….

2.1.6. Thống kê ngân sách thư viện ở các trường trung học phổ thông ở thành phố Vinh

Hiện nay, các cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố đã có sự khởi sắc: trường lớp khang trang hơn, cơ sở vật chất các trường được đầu tư tốt hơn, thiết bị dạy học được tăng cường, chất lượng giáo dục được nâng lên đáng kể. Tuy nhiên, nhu cầu của GD&ĐT trong giai đoạn hiện nay cũng như lâu dài là rất lớn, vì thế các trường rất cần sự quan tâm và chăm lo nhiều hơn của các

cấp. Như vậy mới có thể thực hiện được tiêu chí xây dựng trường học thân thiện và hoàn thành đề án xây dựng trường học đạt chuẩn giai đoạn 2010- 2015.

Ở các trường thư viện - thiết bị đã được tăng cường, bổ sung. Các trường được kết nối Internet để phục vụ học tập, tra cứu tư liệu phục vụ cho các hoạt động giảng dạy, học tập và công tác giáo dục.

Qua xem xét thực tế tại các trường THPT thành phố Vinh, việc huy động các nguồn kinh phí dành cho thư viện được quan tâm nhiều nhưng phần lớn chỉ dựa vào quỹ ngân sách do Nhà nước cấp cho các trường. Điều này dẫn đến việc đầu tư cho thư viện không thực hiện được thường xuyên. Công tác xã hội hóa chưa mạnh CSVC còn ít, điều kiện kinh tế của phụ huynh nên nguồn huy động chưa đáp ứng được các yêu cầu về đầu tư CSVC nói chung và trang thiết bị phục vụ dạy học nói riêng.

Bảng 5: Ngân sách thư viện ở các trường THPT thành phố Vinh

(Nguồn do Sở GD&ĐT Nghệ An cung cấp)

TT Đơn vị TV TV Ch Số sách Tham Khảo Số Báo chí KP m/sách (nghìn) Kinh phí thu XHH

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý ở trường trung cấp nghề tôn đức thắng tỉnh bình phước luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(150 trang)
w