Từ ngày thành lập thành phố Vinh đến nay, công tác đào tạo và bồi dưỡng giáo viên được Đảng bộ và Chính quyền tỉnh Nghệ An đã có những chủ trương, chính sách giao cho Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An đặc biệt quan tâm. Chính điều này đã góp phần cải thiện ngày càng rõ nét chất lượng giáo dục và đào tạo của thành phố.
Bảng 4: Số lượng và trình độ đào tạo của giáo viên năm học 2011-2012 ở các trường THPT thành phố Vinh
Số
TT Đơn vị GVSố chuẩnDưới Chuẩn ThạcSỹ TiếnSỹ GVyếu
1 Phan Bội Châu 86 0 24 61 1 0
2 DTNT Nghệ An 52 0 31 21 0 0
3 Huỳnh Thúc Kháng 89 0 58 41 0 0
4 Hà Huy Tập 86 0 39 47 0 1
5 Lê Viết Thuật 88 0 54 34 0 0
6 Nguyễn Trường Tộ 94 0 64 29 1 0 7 VTC 46 0 26 20 0 0 8 Nguyễn Huệ 27 0 13 14 0 0 9 Nguyễn Trãi 50 0 40 9 1 0 10 Hữu Nghị 31 0 24 7 0 0 11 HerMann Gmeiner 32 0 25 7 0 0 Tổng 681 0 398 290 3 1
(Nguồn do Sở GD&ĐT Nghệ An cấp)
Qua bảng số liệu trên cho thấy:
- Năm học 2011-2012 tổng số giáo viên ở các trường THPT thành phố Vinh là 681 người. Không có giáo viên THPT nào dưới chuẩn. Số giáo viên đạt chuẩn trở lên là 100%.
- Số giáo viên trên chuẩn là 293 người. Đây là lực lượng giáo viên có hiểu biết sâu rộng về chuyên môn, có khả năng tiếp thu và vận dụng những vấn đề mới vào hoạt động dạy học. Họ là lực lượng chính trong việc thực hiện đổi mới chương trình và phương pháp dạy học.
Nhìn chung, trong những năm qua đội ngũ giáo viên THPT thành phố Vinh, Nghệ An tương đối ổn định, số lượng giáo viên vượt chuẩn ngày càng tăng. Các giáo viên an tâm trong công tác, tận tụy, nhiệt tình với nghề, ham học hỏi nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có tinh thần trách nhiệm, hoàn thành nhiệm vụ được giao, tham gia tốt các phong trào.
2.1.5.2. Về chất lượng của đội ngũ giáo viên
“Cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng, gắn liền với vận mệnh của Đảng, của đất nước và chế độ, là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng” (Nghị quyết Hội nghị TW 3 khóa VIII).
Đảng cộng sản Việt Nam coi đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục là lực lượng nòng cốt trong sự nghiệp giáo dục, là những chiến sĩ cách mạng trên mặt trận tư tưởng văn hóa, có trách nhiệm truyền bá cho thế hệ trẻ lý tưởng và đạo đức cách mạng của giai cấp công nhân, tinh hoa văn hóa của dân tộc và nhân loại, khơi dậy và bồi dưỡng cho học sinh những phẩm chất cao quý và năng lực sáng tạo của con người mới XHCN. Hiện nay đang tiến hành cải cách giáo dục, trong đó giáo dục phổ thông đang được quan tâm đặc biệt. Nó được coi là (nền tảng văn hóa của một nước, là sức mạnh tương lai của một dân tộc). Nó có tác dụng to lớn ở chỗ đặt nền móng vững chắc cho sự nghiệp phát triển toàn diện con người Việt Nam XHCN; Đồng thời chuẩn bị lực
lượng lao động dự trữ vào nguồn tuyển chọn để đào tạo công nhân và cán bộ cần thiết cho sự nghiệp xây dựng kinh tế, phát triển văn hóa và tăng cường quốc phòng cho đất nước. Ở đây cần nhấn mạnh bậc trung học – bậc có nhiệm vụ nâng cao và hoàn chỉnh trình độ văn hóa phổ thông. Chính vì vậy người giáo viên nói chung, người giáo viên THPT nói riêng được xã hội trao cho trọng trách xây dựng cơ sở ban đầu, nhưng rất quan trọng của nhân cách con người mới XHCN có ý thức năng lực làm chủ thiên nhiên – xã hội và làm chủ bản thân. Với trọng trách ấy trong quá trình giáo dục thế hệ trẻ, giáo viên là nhân vật trung tâm, đóng vai trò chủ đạo: Tổ chức, điều khiển và lãnh đạo hình thành nhân cách con người mới ở học sinh, phù hợp với mục đích giáo dục phổ thông nói chung, với mục tiêu từng cấp học nói riêng [16].
Giáo viên có vai trò điều khiển và lãnh đạo hình thành nhân cách con người mới ở học sinh. Chính vì vậy nên chất lượng của đội ngũ giáo viên quyết định và ảnh hưởng lớn tới sự hình thành nhân cách của học sinh. Chất lượng của giáo viên THPT thành phố Vinh phần nào được phản ánh qua đạo đức nghề nghiệp, trình độ đào tạo, tuổi đời, thâm niên dạy học, kết quả học tập của HS cùng với sự phấn đấu nâng cao tay nghề của giáo viên.
Năm học 2011 - 2012, số GV THPT thành phố Vinh đạt GV giỏi cấp tỉnh là 38/376 người (chiếm tỷ lệ 10.1% ). Số GV đạt giải trong các phong trào ngày càng tăng như: thể dục thể thao, đoàn đội, tuyên truyền giới thiệu sách, đồ dùng dạy học….
2.1.6. Thống kê ngân sách thư viện ở các trường trung học phổ thông ở thành phố Vinh
Hiện nay, các cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố đã có sự khởi sắc: trường lớp khang trang hơn, cơ sở vật chất các trường được đầu tư tốt hơn, thiết bị dạy học được tăng cường, chất lượng giáo dục được nâng lên đáng kể. Tuy nhiên, nhu cầu của GD&ĐT trong giai đoạn hiện nay cũng như lâu dài là rất lớn, vì thế các trường rất cần sự quan tâm và chăm lo nhiều hơn của các
cấp. Như vậy mới có thể thực hiện được tiêu chí xây dựng trường học thân thiện và hoàn thành đề án xây dựng trường học đạt chuẩn giai đoạn 2010- 2015.
Ở các trường thư viện - thiết bị đã được tăng cường, bổ sung. Các trường được kết nối Internet để phục vụ học tập, tra cứu tư liệu phục vụ cho các hoạt động giảng dạy, học tập và công tác giáo dục.
Qua xem xét thực tế tại các trường THPT thành phố Vinh, việc huy động các nguồn kinh phí dành cho thư viện được quan tâm nhiều nhưng phần lớn chỉ dựa vào quỹ ngân sách do Nhà nước cấp cho các trường. Điều này dẫn đến việc đầu tư cho thư viện không thực hiện được thường xuyên. Công tác xã hội hóa chưa mạnh CSVC còn ít, điều kiện kinh tế của phụ huynh nên nguồn huy động chưa đáp ứng được các yêu cầu về đầu tư CSVC nói chung và trang thiết bị phục vụ dạy học nói riêng.
Bảng 5: Ngân sách thư viện ở các trường THPT thành phố Vinh
(Nguồn do Sở GD&ĐT Nghệ An cung cấp)
TT Đơn vị Có TV TV Ch Số sách Tham Khảo Số Báo chí KP m/sách (nghìn) Kinh phí thu XHH (triệu)
1 Phan Bội Châu 1 1 1400 18 40000 338
2 DTNT Nghệ An 1 1 4950 22 29829 0
3 Huỳnh T. Kháng 1 1 14277 12 15000 450
4 Hà Huy Tập 1 1 2760 16 12596 675
5 Lê Viết Thuật 1 1 14414 14 25096 465
6 Nguyễn T.Tộ 1 0 2033 15 8500 382 7 VTC 1 0 4000 8 15000 130 8 Nguyễn Huệ 1 0 697 9 13598 111 9 Nguyễn Trãi 1 0 1500 7 1800 220 10 Hữu Nghị 1 0 637 5 6000 63 11 H. Gmeiner 1 1 2500 6 30000 200 Tổng 11 6 49168 132 197419 3034
Bên cạnh đó, một khó khăn mà các trường đang gặp phải là chưa có cơ sở giáo dục đào tạo cán bộ phụ trách thư viện. Vì vậy, ở các trường hiện nay phụ trách thư viện là những cán bộ kiêm nhiệm. Cho nên, người phụ trách công tác thư viện thực chất chỉ làm công việc cho mượn và thu hồi lại tài liệu khi CB, GV và HS trả, mà chưa làm đầy đủ các chức năng như một người phụ trách thư viện thực sự.
2.2. Thực trạng về thư viện ở các trường trung học phổ thông ở thành phố Vinh
Để tìm hiểu thực trạng thư viện và công tác quản lý thư viện ở các trường THPT thành phố Vinh, chúng tôi tiến hành khảo sát ở 11 trường THPT ở thành phố Vinh:
Bảng 6: Đội ngũ CBQL và GV của các trường THPT ở thành phố Vinh
TT TÊN TRƯỜNG CBQL GV
1 Phan Bội Châu 4 86
2 DTNT Nghệ An 4 52
3 Huỳnh Thúc Kháng 4 89
4 Hà Huy Tập 4 86
5 Lê Viết Thuật 4 88
6 Nguyễn Trường Tộ 3 94 7 VTC 3 46 8 Nguyễn Huệ 2 27 9 Nguyễn Trãi 3 50 10 Hữu Nghị 1 31 11 HerMann Gmeiner 3 32 Tổng 35 681
Trong 11 trường khảo sát có: CBQL: 45 người gồm hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, GV công tác quản lý phòng thư viện. và gồm 681 GV ở 11 trường THPT trên địa bàn .
2.2.1. Thực trạng trang bị thư viện ở các trường trung học phổ thông ở thành phố Vinh
Qua tìm hiểu 11 trường THPT trong Thành phố gồm: trường THPT chuyên Phan Bội Châu, trường THPT DTNT Nghệ An, trường THPT Huỳnh Thúc Kháng, trường THPT Hà Huy Tập, trường THPT Lê Viết Thuật, trường THPT Nguyễn Trường Tộ, trường THPT VTC, trường THPT Nguyễn Huệ, trường THPT Nguyễn Trãi, trường THPT Hữu Nghị, và trường THPT HerMann Gmeiner, chúng tôi nhận thấy thư viện ở các trường vẫn còn thiếu thốn, trang bị cho thư viện không đồng bộ. Khảo sát 681 GV và 45 CBQL tình hình trang bị thư viện ở các trường được nêu trong bảng sau:
Bảng 7: Tình hình trang bị thư viện ở các trường THPT
Mức độ Đối tượng đánh giá Đủ Tạm đủ Thiếu Rất thiếu Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % CBQL 0 0 19 42. 5 24 55 2 2.5 GV 36 5.2 232 34 376 55.2 37 5.6
Tính theo số lượng Tính theo tỷ lệ %
Biểu đồ: Đánh giá của CBQL và GV về tình hình trang bị thư viện ở các trường THPT
Qua số liệu ở bảng trên, có 24 CBQL (chiếm tỉ lệ 55%) và 376 GV (chiếm tỉ lệ 55.2%) cho rằng tình hình trang bị cho thư viện như hiện nay là thiếu.
Từ kết quả trên, chúng tôi nhận thấy tình hình trang bị thư viện ở một số tài liệu đi sâu về bộ môn học vẫn còn thiếu nhiều so với nhu cầu hiện nay. Việc đầu tư mua sắm thư viện chủ yếu được cân đối từ ngân sách của Nhà nước nên gặp nhiều khó khăn. Từ thực trạng trên đòi hỏi người CBQL phải có kế hoạch trang bị như thế nào để đảm bảo sự cân bằng giữa các bộ môn.
2.2.1.1. Mức độ đáp ứng thư viện của trường đối với chương trình học
Qua khảo sát và đối chiếu với yêu cầu của nội dung, chương trình học cấp THPT, chúng tôi nhận thấy mức độ đáp ứng hiện nay của thư viện ở các trường THPT thành phố Vinh còn thấp. Kết quả được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 8: Mức độ đáp ứng thư viện đối với chương trình học cấp THPT
Mức độ
Đối tượng đánh giá
Rất tốt Tốt Tương đối tốt Chưa tốt
Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % CBQL 9 20 20 45 14 30 2 5 GV 116 17 318 46.7 202 29.7 45 6.6
Tính theo số lượng Tính theo tỷ lệ %
Biểu đồ: Đánh giá của CBQL và GV về mức độ đáp ứng thư viện đối với chương trình học cấp THPT.
Từ các số liệu trên, ta thấy 5% CBQL và 6.6% GV cho rằng thư viện hiện nay chỉ đáp ứng ở mức độ chưa tốt so với chương trình học. Có 30% CBQL và 29.7% GV cho rằng thư viện chỉ đáp ứng tương đối tốt, vẫn còn thiếu nhiều so với yêu cầu. Có 45% CBQL và 46.7% GV đánh giá tốt, mức độ đáp ứng là tạm đủ, đồng thời 20% CBQL và 17% GV đánh giá rất tốt. Đây là một số bộ môn có tỉ lệ mà thư viện đáp ứng cao. Chính vì vậy, vấn đề đặt ra cho các nhà quản lý là phải tăng cường đầu tư, nhằm đảm bảo việc đáp ứng tài liệu trong thư viện đối với chương trình hiện nay.
2.2.1.2. Thực trạng về chất lượng, tính đồng bộ và tính hiện đại của thư viện
Đánh giá về chất lượng thư viện được trang bị
Qua khảo sát về chất lượng thư viện và trực tiếp trao đổi với các CBQL và GV tại 11 trường THPT, chúng tôi nhận thấy trên thực tế việc đánh giá chất lượng thư viện có nhiều ý kiến khác nhau.
Tính theo số lượng Tính theo tỷ lệ Mức độ Đối tượng đánh giá Tốt Chưa tốt Kém Rất kém Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % CBQL 24 53.5 19 43 2 3.5 0 0 GV 299 43.9 327 48 52 7.6 3 0.5
Biểu đồ: Đánh giá của CBQL và GV về chất lượng thư viện hiện nay ở các trường THPT
Qua bảng ta thấy rõ phần lớn CBQL và GV cho rằng chất lượng các thư viện hiện nay là tốt.
Đánh giá về tính đồng bộ của thư viện
Bảng 10: Tính đồng bộ của thư viện ở các trường THPT
Tính theo số lượng Tính theo tỷ lệ %
Biểu đồ: Đánh giá của CBQL và GV về tính đồng bộ của thư viện ở các trường THPT Mức độ Đối tượng
Đồng bộ Tương đối đồng bộ Không đồng bộ
Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ %
CBQL 8 17.5 35 77.5 2 5
Qua bảng số liệu trên ta thấy, có 77.5% CBQL và 81.1% GV nhận xét thư viện hiện nay tương đối đồng bộ. Có 5 % CBQL và 5.6% GV đánh giá thư viện hiện nay không đồng bộ. Thư viện tương đối đồng bộ và không đồng bộ do những nguyên nhân sau:
- Các đơn vị trường học không chủ động mua sắm, mà tiếp nhận từ các nguồn cung cấp.
- Trong quá trình sử dụng các tài liệu trong thư viện bị hư hỏng nhưng không có nguồn mua sắm thay thế để bổ sung kịp thời.
Tất cả các nguyên nhân trên tạo nên sự không đồng bộ của thư viện. Chính điều đó đã gây khó khăn nhiều trong công tác quản lý, chỉ đạo của Hiệu trưởng và quá trình sử dụng thư viện của GV và HS.
Bảng 11: Đánh giá tính hiện đại của thư viện ở các trường THPT
Mức độ Đối tượng đánh giá
Hiện đại Tương đối hiện đại Chưa hiện đại Lạc hậu
Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ %
CBQL 2 5 14 30 28 62.5 1 2.5
Tính theo số lượng Tính theo tỷ lệ %
Biểu đồ: Đánh giá của CBQL và GV về tính hiện đại của thư viện các trường
Qua khảo sát có 30% CBQL và 40.1 % GV đánh giá thư viện ở các trường THPT hiện nay tương đối hiện đại. Tuy nhiên, có 62.5% CBQL và 52.9% GV đánh giá thư viện trường là chưa hiện đại. Hiện nay, ngân sách nhà nước chỉ tập trung đầu tư để mua sắm các tài liệu tối thiểu theo từng môn học, còn các trang thiết bị, tài liệu tham khảo chuyên sâu… chủ yếu mua sắm từ nguồn kinh phí ngân sách của trường khi quyết toán còn dư.
2.2.2. Thực trạng quản lý thư viện ở các trường trung học phổ thông thành phố Vinh
2.2.2.1. Thực trạng nhận thức của CBQL và GV về tầm quan trọng của các nội dung quản lý thư viện
Quản lý CSVC nói chung và thư viện nói riêng là một trong những nội dung quan trọng trong công tác quản lý của người Hiệu trưởng. Tuy nhiên, thời gian qua do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, việc chỉ đạo và quản lý thư viện còn nhiều bất cập. Để tìm hiểu thực trạng nhận thức của CBQL và GV về tầm quan trọng của các nội dung công tác quản lý thư viện ở các trường THPT trên địa bàn thành phố Vinh, chúng tôi đã tiến hành khảo sát và kết quả thu được như sau:
Bảng 12: Nhận thức về tầm quan trọng của các nội dung công tác quản lý thư viện
Qua khảo sát ở trên, chúng tôi nhận thấy phần lớn các CBQL và GV đều nhận thức tốt về tầm quan trọng của các nội dung công tác quản lý thư viện, cụ thể: Nội dung 1: “Quản lý việc lập kế hoạch dự toán mua sắm thư viện của trường.” có tỉ lệ lựa chọn ở mức độ rất quan trọng cao nhất (CBQL: 52,5% và