Nguyên nhân chủ quan

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý ở trường trung cấp nghề tôn đức thắng tỉnh bình phước luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 74 - 89)

- Một số bộ phận GV nhận thức về vai trò, vị trí của thư viện chưa cao, thói quen ngại khi sử dụng thư viện vì chưa có ý thức tự học, tự rèn luyện.

- Công tác xã hội hóa trong lĩnh vực huy động các nguồn lực để trang bị thư viện còn yếu, chưa có biện pháp khả thi để thu hút các nguồn đầu tư kinh phí mà đầu tư chủ yếu hiện nay đều dựa vào ngân sách nhà nước.

- Năng lực quản lý thư viện của Ban giám hiệu nhà trường còn nhiều hạn chế, quản lý theo kinh nghiệm, chưa có những suy nghĩ để đề ra những giải pháp khả thi.

- Công tác kiểm tra, đánh giá đối với công tác quản lý thư viện của Hiệu trưởng còn xem nhẹ, chưa thường xuyên.

* Tiểu kết chương 2

Nhìn chung, các trường THPT trên địa bàn thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An đã được Đảng và Nhà nước quan tâm cấp vốn đầu tư để xây dựng CSVC – thư viện nhằm thực hiện tốt mục tiêu giáo dục, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội. Tuy nhiên để đạt được mục tiêu đã nêu trên, ngoài yếu tố khách quan thì công tác quản lý thư viện trong các nhà trường đóng một vai trò hết sức quan trọng.

Trong thực tế ở các trường THPT hiện nay, vấn đề quản lý thư viện đã được chú ý song vẫn còn nhiều bất cập. Do vậy, nó ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng, hiệu quả giáo dục - đào tạo của các nhà trường. Vấn đề này làm cho những người quản lý, nhà giáo dục phải suy nghĩ, trăn trở về trách nhiệm của mình trong công tác quản lý thư viện.

Với những tồn tại cơ bản về công tác quản lý thư viện đã phân tích ở chương 2, chúng tôi nhận thấy rằng cần phải xây dựng những giải pháp hợp lý, khoa học trong quản lý thư viện của hiệu trưởng nhằm quản lý thư viện một cách có hiệu quả.

Chương 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ THƯ VIỆN

TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Ở THÀNH PHỐ VINH 3.1. Cơ sở xác lập giải pháp

3.1.1. Định hướng chung của Nhà nước và địa phương về đầu tư thư viện

Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX đã khẳng định: “Cần tiếp tục tăng cường đầu tư cho Giáo dục và đào tạo tương xứng với vai trò quốc sách hàng đầu”[17].

Nghị quyết 40 /2000/QH-10 xác định: “Đổi mới nội dung chương trình, sách giáo khoa, phương pháp dạy và học, tổ chức đánh giá, thi cử, chuẩn hóa trường, cơ sở đào tạo, bồi dưỡng GV và công tác quản lý giáo dục”. Như vậy, đổi mới giáo dục phải khắc phục được mặt hạn chế của nội dung, phương pháp dạy học, tăng cường tính thực tiễn, kỹ năng thực hành và năng lực tự học của HS.

Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2015 đã đề ra bảy nhóm giải pháp lớn trong đó có: Đổi mới mục tiêu, nội dung chương trình giáo dục, đổi mới công tác quản lý giáo dục và tăng cường nguồn tài chính, CSVC cho giáo dục.

Chỉ thị 14/2001/CT-TTg ngày 11/06/2001 của Thủ tướng chính phủ về việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông và thực hiện Nghị quyết 40 của Quốc hội yêu cầu Bộ Giáo dục và đào tạo và các cấp, các ngành cần xây dựng kế hoạch cụ thể đảm bảo đủ trang thiết bị, áp dụng thư viện điện tử để thực hiện chương trình và phương pháp dạy học mới ở trường THPT …

Bên cạnh đó phương hướng nhiệm vụ năm học của Sở GD&ĐT Nghệ An đã xác định năm học 2011-2012 là “Năm học đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục”. Thông qua đổi mới về công tác quản lý trường học, trong đó có đổi mới về công tác quản lý thư viện để nâng cao chất lượng dạy và học.

* Cơ sở lý luận công tác quản lý thư viện

Qua nghiên cứu lý luận ở chương I, chúng tôi nhận thấy:

Hiểu theo cách tiếp cận hệ thống, quá trình dạy học bao gồm 6 thành tố cơ bản, gồm: mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện, người dạy, người học. Các thành tố này tương tác qua lại tạo thành một chỉnh thể vận hành trong môi trường giáo dục của nhà trường và môi trường kinh tế - xã hội của cộng đồng.

Tài liệu thư viện là một trong những thành tố quan trọng của quá trình dạy học, mà nó còn chứa đựng nội dung dạy học. Đặc biệt, tài liệu trong thư viện có mối quan hệ khăng khít với phương pháp dạy học. Mặt khác, nội dung, phương pháp không những chỉ được xác định dựa trên mục tiêu giáo dục mà còn được xác định dựa trên thực tế tài liệu trong thư viện mà nhà trường có thể có.

Như vậy tài liệu trong thư viện vừa mang tính độc lập, vừa phụ thuộc và tác động lẫn nhau với các thành tố khác của quá trình dạy học

Tài liệu trong thư viện là minh chứng khách quan chứa đựng nội dung dạy học, là phương tiện cho hoạt động nhận thức, là điều kiện để các lực lượng giáo dục thực hiện chức năng và nhiệm vụ dạy học. Đồng thời nó còn kết nối các hoạt động bên trong nhà trường và kết nối nhà trường với bên ngoài.

Thư viện có vị trí đặc biệt quan trọng trong trường phổ thông. Trong đổi mới PPDH theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của HS, bồi dưỡng năng lực thực hành, để HS có thể tự học, tự nghiên cứu, tìm tòi, khám phá kiến thức thì thư viện giữ vai trò vô cùng quan trọng.

Quản lý thư viện là một trong những nhiệm vụ quan trọng của người hiệu trưởng, chính vì thế hiệu trưởng phải thực hiện các chức năng quản lý thư viện trong trang bị, sử dụng, bảo quản nhằm nâng cao hiệu quả quản lý thư viện nói riêng và quản lý nhà trường nói chung. Lý luận quản lý đã nêu rõ chỉ có trên cơ sở phát huy vai trò trách nhiệm và tính tự giác của tất cả các chủ thể và đối

tượng quản lý thì mới có thể nâng cao được hiệu quả của công tác quản lý thư viện, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.

* Cơ sở thực tiễn công tác quản lý thư viện

Qua khảo sát thực trạng về thư viện và công tác quản lý thư viện ở chương II cho thấy: thư viện ở hầu hết các trường THPT ở thành phố Vinh còn thiếu thốn, thiếu đồng bộ, tính hiện đại chưa cao. Một bộ phận GV chưa thực sự tự giác trong việc sử dụng và đóng góp tài liệu trong thư viện, kỹ năng sử dụng máy vi tính chưa được thành thạo dẫn đến tình trạng ngại sử dụng tra cứu thông tin gây nên sự lãng phí. Bên cạnh đó, hiệu trưởng một số trường do nhận thức chưa đầy đủ về vị trí, vai trò, ý nghĩa của thư viện nên đã buông lỏng nhiệm vụ quản lý của mình. Công tác quản lý thư viện giao cho phó hiệu trưởng và tổ trưởng chuyên môn phụ trách. Cán bộ chuyên trách chưa được đào tạo, bồi dưỡng đầy đủ chuyên môn nghiệp vụ về thư viện. Hình thức trang bị thư viện vẫn do Sở Giáo dục và đào tạo đảm trách; nguồn kinh phí mua sắm thư viện chủ yếu từ ngân sách Nhà nước; công tác xã hội hóa chưa phát huy hiệu quả.

Từ những cơ sở lý luận và thực tiễn nêu trên, chúng tôi đề xuất một số biện pháp quản lý thư viện nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ở trường THPT thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.

3.2. Các giải pháp

3.2.1. Giải pháp 1: Nâng cao nhận thức về ý nghĩa và tầm quan trọng của thư viện và quản lý thư viện cho cán bộ quản lý và giáo viên (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.2.1.1. Mục đích:

Nâng cao nhận thức cho đội ngũ GV, nhân viên, HS làm chuyển biến mạnh mẽ và sâu sắc trong đội ngũ CBQL về tầm quan trọng của công tác quản lý thư viện.

3.2.1.2. Nội dung:

Nâng cao nhận thức về công tác quản lý thư viện ở trường THPT, cụ thể: - Tuyên truyền cho CBQL, giáo viên và HS về tầm quan trọng của thư viện.

- Nâng cao tinh thần trách nhiệm của CBQL, GV trong việc quản lý sách, báo, tài liệu và trang thiết bị trong thư viện.

3.2.1.3. Tổ chức thực hiện:

Để nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí của thư viện và quản lý thư viện cho cán bộ GV và HS của các trường THPT, Hiệu trưởng cần:

- Hệ thống hóa các văn bản chỉ đạo về thư viện của Đảng, Nhà nước và của ngành, tổ chức quán triệt đến tận GV, nhân viên và HS trong toàn trường. Đây là cơ sở pháp lý trong khi tuyên truyền, giáo dục đội ngũ GV và HS. Với biện pháp này giúp cho cán bộ, giáo viên, công nhân viên, HS trong toàn trường có nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của thư viện và quản lý thư viện; tạo điều kiện thuận lợi để cán bộ GV tiếp xúc với hệ thống các văn bản quản lý, chỉ đạo về thư viện của cấp trên. Từ đó đề ra những qui định thống nhất để cùng nhau phối hợp thực hiện.

- Trong quá trình tuyên truyền, hiệu trưởng cần đa dạng hóa các hình thức tổ chức, thời gian, không gian tổ chức, kết hợp lồng ghép các chương trình nội và ngoại khóa, họp hội đồng sư phạm, sinh hoạt các đoàn thể quần chúng, thông qua hội thảo khoa học, chuyên đề, sinh hoạt chuyên môn… để khơi dậy trách nhiệm của tổ chức, cá nhân đối với công tác này; tạo ra sự đồng thuận nhất trí cao trong tổ chức thực hiện nghị quyết hội đồng, chuyên môn, đoàn thể trong nhà trường về thư viện và quản lý thư viện.

- Chỉ đạo bộ phận chuyên môn, phụ trách thư viện trường học kịp thời giới thiệu các tạp chí, sách báo, danh mục tài liệu có trong thư viện, các băng đĩa dạy minh họa do Bộ GD&ĐT cung cấp.

- Khi xây dựng kế hoạch công tác hàng năm, cần chú trọng đúng mức kế hoạch quản lý thư viện với đầy đủ nội dung, nhiệm vụ đã được xác định. Đồng thời tổ chức triển khai quán triệt một cách kịp thời, chu đáo để nâng cao nhận thức và tinh thần trách nhiệm về công tác quản lý thư viện cho tất cả cán bộ GV, nhân viên, HS trong toàn trường. Chỉ đạo, hướng dẫn cán bộ, GV xây

dựng kế hoạch cá nhân, trong đó cần yêu cầu làm rõ kế hoạch thực hiện, sử dụng thư viện.

- Định kì hàng tháng, học kỳ nhà trường cần tổ chức các buổi hội thảo khoa học, các chuyên đề đổi mới sách giáo khoa, dự giờ, thăm lớp, nên đi sâu vào công tác sử dụng tham khảo tìm tòi tài liệu để nâng cao kiến thức.

- Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá trên cơ sở pháp lý, hành chính trong công tác sử dụng thư viện.

3.2.2. Giải pháp 2: Quản lý việc trang bị cung ứng thư viện

3.2.2.1. Mục đích:

Nhằm đảm bảo những điều kiện tốt nhất về trang bị trong thư viện và bố trí thư viện cho GV sử dụng. Nói cách khác thư viện phải trong tình trạng tốt nhất, đầy đủ nhất và sẵn sàng phục vụ bạn đọc trong nhà trường.

3.2.2.2. Nội dung:

Việc trang bị, cung ứng tài liệu trong thư viện còn thể hiện sự bất hợp lý là vừa thừa vừa thiếu, không đồng bộ và đôi khi lạc hậu. Mặc khác đôi khi nội dung của tài liệu thư viện hiện nay không đồng đều (do nhiều Nhà xuất bản cùng sản xuất), nhiều tài liệu khi hư hỏng không được thay thế hoặc thay thế không đúng loại, không kịp thời. Trong khi đó nguồn kinh phí dùng để mua sắm chủ yếu dựa vào ngân sách của Nhà nước nên rất hạn chế.

3.2.2.3. Tổ chức thực hiện:

Để tháo gỡ các mâu thuẫn trên, nhằm quản lý tốt việc trang bị, cung ứng trong thư viện cả về mặt số lượng và chất lượng Hiệu trưởng cần phải có những biện pháp thích hợp. Cụ thể:

- Về việc trang bị, cung ứng trong thư viện:

+ Thống kê tổng hợp tài liệu trong thư viện trên cơ sở danh mục của Bộ để xác định tài liệu nào thừa, thiếu, hư hỏng, từ đó có kế hoạch mua sắm bổ sung. Phân loại các loại tài liệu hiện có và cần có trong nhà trường để biết tài liệu nào cũ rách nát cần phải loại bỏ thanh lý.

+ Cần phải chú trọng loại tài liệu đại trà và trọng điểm để xác định tài liệu nào là ưu tiên, là thứ yếu để mua sắm, cung ứng phù hợp với tình hình, đặc điểm của từng trường. Với biện pháp này hiệu trưởng cần phải xác định loại tài liệu nào cần mua sắm ngay, loại nào phải trang bị nhiều hoặc loại nào chờ trên cấp.

+ Thường xuyên theo dõi, giám sát để nắm bắt kịp thời những hư hỏng, mất mát trong quá trình sử dụng để có kế hoạch mua sắm bổ sung kịp thời nhằm đảm bảo cho việc dạy-học diễn ra luôn đạt chất lượng cao hơn.

+ Khai thác các nguồn kinh phí từ vận động xã hội hóa để mua sắm, cung ứng và bổ sung vào thư viện nhà trường.

- Ngân sách nhà nước cấp cho các trường THPT để trang bị mua sắm cơ sở vật chất trang thiết bị rất hạn chế nên hiệu trưởng cần phải khai thác triệt để tránh sử dụng nguồn kinh phí này không có mục đích, gây lãng phí cho Nhà nước.

- Đẩy mạnh công tác xã hội hóa, huy động các tổ chức đoàn thể tham gia vào công tác mua sắm, cung ứng thư viện. Cần tranh thủ sự hỗ trợ nguồn kinh phí ở hội Cha mẹ HS, ngân sách địa phương, các nguồn tài trợ của các nhà hảo tâm, các cơ quan, đoàn thể …

- Thực hiện chế độ kiểm kê định kì hàng năm để có kế hoạch sắp xếp, thanh lý những tài liệu hư hỏng, cũ kỹ, lạc hậu, nhằm làm cho thư viện phát huy hiệu quả sử dụng cao.

3.2.3. Giải pháp 3: Quản lý việc sử dụng thư viện (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.2.3.1. Mục đích:

Nhằm khai thác tối đa hiệu quả sử dụng các tài liệu trong thư viện sẵn có.

3.2.3.2. Nội dung:

Trong đổi mới phương pháp dạy học thì phương pháp tự học, tự nghiện cứu tài liệu được xem như một trong những yếu tố có ý nghĩa quyết định. Thư viện chỉ phát huy tác dụng trong việc nâng cao chất lượng dạy và học một khi chúng

được tổ chức sử dụng một cách thường xuyên, đúng mục đích, đúng phương pháp sư phạm. Thực tế, tình hình sử dụng thư viện của CBQL, GV và HS còn hạn chế, ý thức trách nhiệm, sử dụng chưa cao.

3.2.3.3. Tổ chức thực hiện:

Để khắc phục tình trạng nêu trên, người Hiệu trưởng cần tập trung hơn nữa trong công tác quản lý việc sử dụng thư viện bằng các giải pháp sau:

 Chỉ đạo và tổ chức thực hiện việc xây dựng kế hoạch sử dụng thư viện của nhà trường, của tổ chuyên môn và của từng giáo viên

- Nhà trường cần chỉ đạo các tổ, nhóm chuyên môn và từng GV xây dựng kế hoạch sử dụng thư viện một cách đầy đủ, cụ thể. Cần lưu ý muốn sử dụng thư viện có hiệu quả tốt, không thể bỏ qua khâu lựa chọn tài liệu một cách hợp lý.

- Giới thiệu các nguồn thông tin và các danh mục tài liệu trên mạng Internet để GV và HS tự truy cập tại gia đình hay bất cứ lúc nào.

 Xây dựng lề lối làm việc và có sự phân cấp trong quản lý, sử dụng thư viện

Nhà trường cần qui định rõ trách nhiệm của từng bộ phận, từng thành viên trong bộ máy quản lý thư viện, cụ thể :

- Hiệu trưởng chỉ đạo việc trang bị, mua sắm tài liệu, tìm nguồn kinh phí bổ sung cho ngân sách dùng cho hoạt động này.

- Tổ trưởng chuyên môn lên kế hoạch khai thác, sử dụng, bảo quản các tài liệu theo nội dung chương trình môn học. Đôn đốc việc theo dõi, đánh giá tình hình sử dụng thư viện của các GV trong tổ chuyên môn.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý ở trường trung cấp nghề tôn đức thắng tỉnh bình phước luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 74 - 89)