Thực trạng về giáo dục THPT huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý đổi mới phương pháp dạy học ở các trường trung học phổ thông huyện quỳ hợp, tỉnh nghệ an luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 43 - 50)

9. Cấu trúc của luận văn

2.2.2. Thực trạng về giáo dục THPT huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An

2.2.2.1. Quy mô phát triển

Hiện nay toàn huyện Quỳ Hợp có 02 trờng THPT là trờng hạng 1; 01 tr- ờng THPT DTNT là trờng hạng 2; hàng năm tuyển sinh vào lớp 10 khoảng từ 65 - 75% số học sinh tốt nghiệp THCS (cha kể số học sinh vào học tại TTGDTX)

Bảng 2.4: Quy mô phát triển giáo dục THPT của huyện Quỳ Hợp trong 5 năm lại đây

Năm học Số lớp Số HS Số GV, NV Số CB quản lý Tỷ lệ HS TN(%) 2007 – 2008 104 4325 227 7 44.0 2008 - 2009 100 4085 229 9 80.6 2009 - 2010 98 3968 230 10 98% 2010 - 2011 97 3868 229 10 97,6% 2011 - 2012 95 3665 231 9 99,0%

( Nguồn: Các trờng THPT huyện Quỳ Hợp )

Qua 5 năm học số học sinh có xu hớng giảm, năm học 2007 - 2008 có 4325 em đến năm học 2011 - 2012 chỉ còn 3665 em; Dự báo theo kế hoạch phát triển thì số học sinh vào các trờng THPT giảm đến năm học 2014 - 2015 và sau đó sẽ ổn định.

2.2.2.2. Đội ngũ giáo viên

Bảng 2.5. Số lợng giáo viên

( Nguồn: Các trờng THPT huyện Quỳ Hợp ) Bảng 2. 6. Trình độ đào tạo:

Năm học Tổng số Tuổi bìnhquân

Nữ Đảng viên Số lợng lệ(%)Tỷ Số lợng Tỷ lệ 2007 - 2008 227 32 118 52,0 75 33,0 2008 -2009 229 33 121 53,2 80 34,9 2009 - 2010 230 33 122 53,0 82 35,6 2010 - 2011 229 34 122 53,2 84 36,7 2011 - 2012 231 35 123 53,2 90 38,9

Năm học Tổng số

Trình độ chuyên môn Trình độ chính trị

Đạt chuẩn Trên chuẩn Cao cấp Trung cấp

SL TL(%) SL TL(%) SL TL(%) SL TL(%) 2007 – 2008 227 222 97.8 2 0.9 1 0.45 0 0 2008 -2009 229 216 94.3 10 4.4 1 0.45 0 0 2009 - 2010 230 217 94,3 10 4,3 1 0,43 0 0 2010 - 2011 229 216 94,3 12 5,2 1 0,45 0 0 2011 - 2012 231 218 94,4 14 6,0 2 0,86 0 0

( Nguồn: Các trờng THPT huyện Quỳ Hợp )

Bảng 2. 7. Xếp loại chuyên môn nghiệp vụ ( Theo QĐ 86/UBND tỉnh):

Năm học Tổngsố Tốt Khá Trung bình Yếu

SL TL(%) SL TL(%) SL TL(%) SL TL(%) 2007 – 2008 227 6 2.6 52 22.9 169 74.5 0 0 2008 - 2009 229 7 3.1 65 28.4 154 67.2 3 1.3 2009 - 2010 230 7 3,1 70 30,4 150 65,2 3 1,3

( Nguồn: Các trờng THPT huyện Quỳ Hợp)

Bảng 2. 8. Xếp loại chuyên môn nghiệp vụ (Theo Thông t 30/2009 của Bộ Giáo dục & Đào tạo về chuẩn giáo viên):

Năm học Tổngsố Tốt Khá Trung bình Yếu

SL TL(%) SL TL(%) SL TL(%) SL TL(%)

2010 –

2011 229

0 0 218 95,2 11 4,8 0 0

2011 - 2012 231 15 6,4 206 89,3 10 4,3 0 0

( Nguồn: Các trờng THPT huyện Quỳ Hợp)

Đội ngũ giáo viên của các trờng THPT huyện Quỳ Hợp trong những năm qua còn thiếu về số lợng, chủ yếu các môn công nghệ, tin học, giáo dục quốc phòng, ngoại ngữ, toán.

Tuổi bình quân đội ngũ giáo viên các trờng là 32-35. Đảng viên chiếm tỷ lệ 33 - 39% so với tổng số giáo viên trong các nhà trờng. Số giáo viên đạt chuẩn

và trên chuẩn về trình độ đào tạo ngày càng tăng, số cha đạt chuẩn chủ yếu là số nhân viên phục vụ. Việc thực hiện chơng trình, quy chế chuyên môn nhìn chung tốt, các chuyên đề đổi mới phơng pháp dạy, học đã đợc triển khai nghiêm túc, sinh hoạt chuyên đề đã trở thành nội dung chính trong các hoạt động của tổ, nhóm chuyên môn.

Từ khi triển khai cuộc vận động "Hai không" đã làm thay đổi nhận thức của đội ngũ giáo viên theo chiều hớng tích cực, việc đánh giá kết quả học sinh sát với năng lực vốn có của các em. Phong trào đổi mới phơng pháp dạy học, nâng cao chất lợng bài giảng sát với đối tợng học sinh, góp phần thúc đẩy việc đổi mới cách học của học sinh. Hoạt động bồi dỡng thờng xuyên, ý thức tự học, tự nghiên cứu, tích luỹ sáng kiến kinh nghiệm đợc cán bộ, giáo viên quan tâm.

Chất lợng đội ngũ giáo viên đợc nâng lên một bớc. Đa số giáo viên có phẩm chất chính trị tốt, có đạo đức và lơng tâm nghề nghiệp trong sáng, có ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thân trách nhiệm cao, không ngừng phấn đấu khắc phục khó khăn, rèn luyện, bồi dỡng nâng cao tay nghề, chấp hành tốt quy chế chuyên môn và hoàn thành nhiệm vụ đợc giao. Cuộc vận động" Học tập và làm theo tấm gơng đạo đức Hồ Chí Minh " và cuộc vận động "Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gơng đạo đức, tự học và sáng tạo” đã nâng cao phẩm chất đạo đức, tinh thần trách nhiệm cho đội ngũ giáo viên, góp phần xây dựng nhà trờng ngày càng vững mạnh.

2.2.2.3. Chất lợng giáo dục toàn diện

Các trờng THPT của huyện trong những năm qua đã làm tốt công tác chỉ đạo, triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm của từng năm học; đã lồng ghép các phong trào, các cuộc vận động của ngành để tăng cờng các hoạt động nâng cao chất lợng đội ngũ nh vấn đề đạo đức nhà giáo, tinh thần tự học, sáng tạo, đổi mới phơng pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm; xây dựng kỷ cơng, nề nếp nhà trờng; coi trọng việc kiểm định chất lợng và hiệu quả giáo dục của nhà trờng. Đặc biệt các cuộc vận động và phong trào do ngành phát động đã góp phần làm thay đổi nhận thức của các cấp quản lý giáo dục, của cán bộ, giáo

viên, nhân viên của nhà trờng; của phụ huynh học sinh và sự đồng thuận của xã hội. Do đó chất lợng và hiệu quả giáo dục của các nhà trờng có sự phát triển theo hớng bền vững.

Bảng 2.9. Kết quả xếp loại hạnh kiểm:

Năm học Tổng số học sinh Tốt (%) Khá (%) Trung bình (%) Yếu (%) 2007 – 2008 4325 62,1 29,6 7,3 1,0 2008 - 2009 4085 63,9 29,6 5,6 0,9 2009 - 2010 3968 64,2 30,2 4,6 1,0 2010 - 2011 3868 64,0 31,0 4,2 0,8 2011 - 2012 3665 64,3 31,2 3,9 0,6

( Nguồn: Các trờng THPT huyện Quỳ Hợp )

Bảng 2.10. Kết quả xếp loại văn hoá:

Năm học Tổng số học sinh Giỏi (%) Khá (%) Trung bình (%) Yếu,kém (%) 2007 – 2008 4325 1,1 16,5 63,7 18,7 2008 - 2009 4085 1,3 23,9 62,1 12,7 2009 - 2010 3968 1,4 27,8 55,5 15,3 2010 - 2011 3868 1,4 29,3 55,1 14,2 2011 - 2012 3665 1,2 30,2 56,1 12,5

( Nguồn: Các trờng THPT huyện Quỳ Hợp )

Bảng 2.11. Kết quả tốt nghiệp THPT (Theo tỉ lệ %):

Năm học 2007-2008 2008- 2009 2009 - 2010 2010 - 2011 2011 - 2012

Tỉ lệ

TNTHPT 44,0 80,4 98,0 97,6 99,0

( Nguồn: Các trờng THPT huyện Quỳ Hợp )

Năm năm học qua, kể từ khi triển khai cuộc vận động "hai không" chất l- ợng giáo dục của các nhà trờng đã có chuyển biến rõ rệt, thực chất hơn; nhận thức của ngành giáo dục và toàn xã hội về hiệu quả mà giáo dục mang lại đã thay đổi theo chiều hớng tốt. Tuy xếp loại văn hoá còn thấp và kết quả thi tốt nghiệp không đạt 100% nh nhiều năm về trớc nhng xã hội vẫn đồng tình để ngành giáo dục có cách làm mới, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội.

Đạo đức học sinh có chuyển biến tốt. Học sinh có kết quả xếp loại đạo đức khá, tốt ngày càng tăng. Học sinh xếp loại đạo đức trung bình và yếu giảm. Kịp thời ngăn ngừa các tệ nạn xã hội xâm nhập vào học đờng.

Các hoạt động ngoại khoá đợc tăng cờng, hoạt động của tổ chức Đoàn thanh niên cộng sản đã tạo phong trào thi đua sôi nổi trong các nhà trờng, có tác dụng giáo dục đạo đức, nhân cách cho học sinh.

Một số tồn tại:

Trong những năm qua, do quy mô phát triển của các nhà trờng tăng nhanh, trong khi các điều kiện đảm bảo cha bắt kịp, nên các trờng xảy ra tình trạng thiếu giáo viên, hoặc có giáo viên thuộc hệ đào tạo không chính quy. Do đó vẫn còn một số giáo viên năng lực chuyên môn, trình độ nghiệp vụ còn yếu; ý thức, trách nhiệm với nghề nghiệp cha cao, có lúc thờ ơ vô cảm với chất lợng giáo dục nhà trờng. Còn thiếu những giáo viên có năng lực giỏi ở hầu hết các bộ môn, nên cha tạo đợc động lực trong việc bồi dỡng chuyên môn nghiệp vụ, cha đáp ứng đợc yêu cầu đổi mới nội dung và phơng pháp giảng dạy.

Một số giáo viên dạy giỏi cha thực sự phát huy vai trò nòng cốt ở cơ sở, trờng học. Trình độ tin học, ngoại ngữ của giáo viên còn yếu. Phần lớn giáo viên còn lúng túng trong đổi mới phơng pháp giảng dạy, việc rèn luyện, phấn đấu vơn lên về mọi mặt, nhất là về chuyên môn, nghiệp vụ của một bộ phận giáo viên còn hạn chế. Cơ cấu đội ngũ giáo viên cha đồng bộ nhất là các môn mới đa vào trong chơng trình đổi mới giáo dục phổ thông.

Trong những năm qua, đợc sự quan tâm của UBND tỉnh và các ban ngành cấp tỉnh; của Huyện uỷ, HĐND, UBND huyện và sự đóng góp của nhân dân. Các trờng THPT của huyện đã huy động các nguồn lực để xây dựng cơ sở vật chất phục vụ công tác dạy học và giáo dục. Số phòng học, phòng chức năng, đợc xây dựng theo hớng chuẩn hoá, kiên cố hóa, hiện đại hóa. Trang thiết bị dạy học đợc đầu t phục vụ việc đổi mới chơng trình giáo dục phổ thông. Cảnh quan nhà trờng ngày càng khang trang, sạch đẹp; đáp ứng nội dung của phong trào "xây dựng trờng học thân thiện, học sinh tích cực"

Tuy vậy, cơ sở vật chất của các trờng vẫn cha đồng bộ, còn thiếu tính quy hoạch và vẫn cha đáp ứng về tiêu chuẩn khi xây dựng trờng chuẩn quốc gia. Các điều kiện về cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy cha đáp ứng cho việc đổi mới ph- ơng pháp dạy học. Trang thiết bị dạy và học còn thiếu, lạc hậu, kém chất lợng, cán bộ th viện, thiết bị hầu hết không đợc đào tạo chính quy, đúng chuyên ngành nên cha quản lý và sử dụng thiết bị dạy học một cách có hiệu quả.

Bảng 2.12. Tình hình cơ sở vật chất của các trờng THPT Năm học Số trờng Số lớp phòngTS số học Số phòng học cao tầng T số phòng thực hành

Thiếu so với quy định chuẩn Phòng học Phòng thựchành 2007 - 2008 3 104 78 48 5 26 4 2008 - 2009 3 100 87 72 8 23 1 2009 - 2010 3 98 87 72 8 23 1 2010 - 2011 3 97 105 90 8 5 1 2011 - 2012 3 95 105 90 8 5 1

( Nguồn: Các trờng THPT huyện Quỳ Hợp )

2.2.2.5. Tài chính cho giáo dục các nhà trờng

Trong những năm qua, trong điều kiện kinh tế xã hội của cả nớc còn khó khăn, song nhờ ngân sách nhà nớc chi cho giáo dục tăng hàng năm và các địa ph- ơng đã lồng ghép các chơng trình quốc gia để hỗ trợ cho giáo dục nên nhiều hoạt động giáo dục trong nhà trờng đợc đẩy mạnh, cơ sở vật chất của các trờng

THPT đợc xây dựng, sửa chữa, một số trang thiết bị dạy và học đợc tăng c- ờng, từng bớc tạo điều kiện để các nhà trờng hoàn thành nhiệm vụ.

Tuy vậy, kinh phí chi cho các hoạt động thờng xuyên của các trờng còn quá thấp so với tổng ngân sách chi cho giáo dục, không tạo điều kiện cho CBQL chỉ đạo công tác chuyên môn, đáp ứng yêu cầu đổi mới phơng pháp dạy học của giáo viên và học sinh.

Kinh phí chi cho công tác đào tạo, bồi dỡng thờng xuyên của đội ngũ CBQL còn ít. Nguồn kinh phí chi cho hoạt động này hầu nh các nhà trờng tự trang trải, lấy từ nguồn kinh phí thờng xuyên vốn đã ít ỏi của nhà trờng. Trong khi đó, hàng năm đội ngũ CBQL luôn cần phải bồi dỡng th- ờng xuyên những kiến thức về quản lý, cập nhật những thông tin về GD & ĐT để bổ sung cho kinh nghiệm quản lý của mình.

Nhìn chung, kinh phí chi cho GD & ĐT vẫn cha đáp ứng với yêu cầu đẩy mạnh hơn nữa việc phát triển sự nghiệp GD&ĐT.

2.3. Thực trạng đổi mới PPDH và công tác quản lýđổi mới PPDH ở các trờng THPT huyện Quỳ Hợp, tỉnh

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý đổi mới phương pháp dạy học ở các trường trung học phổ thông huyện quỳ hợp, tỉnh nghệ an luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 43 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w