Tổ chức xây dựng căn cứ và lực lợng cho cuộc khởi nghĩa:

Một phần của tài liệu Khởi nghĩa giáp tuất năm 1874 ở nghệ tĩnh (Trang 50)

6. Đóng góp của Luận văn

2.1.3Tổ chức xây dựng căn cứ và lực lợng cho cuộc khởi nghĩa:

Muốn tiến hành chiến tranh hay khởi nghĩa vũ trang, trớc hết phải có cơ sở và lực lợng chiến đấu. Lực lợng chiến đấu là nhân tố trực tiếp quyết định thành công hoặc thất bại trên chiến trờng. Sức mạnh của cuộc khởi nghĩa đợc thể hiện bằng lực lợng chiến đấu và sách lợc chiến đấu. Lực lợng chiến đấu bao gồm sinh lực và phơng tiện chiến tranh. Anghen đã từng nói “Xét cho cùng quyết định số phận của chiến tranh là con ngời chứ không phải là kỹ thuật [10;134]. Do đó con ngời là quan trọng nhất, là sức mạnh cơ bản khi bàn về khởi nghĩa và chiến tranh.

Trong cuộc khởi nghĩa Giáp Tuất, đó là một cuộc khởi nghĩa mà thành phần chủ yếu là nông dân xét về cả hai lĩnh vực con ngời và vũ khí chiến đấu ta đều khác xa và thua kẻ địch kẻ địch rất nhiều, thua hẳn về sức mạnh “đại bác” và “tàu chiến”. Do vậy, khai thác điểm mạnh của cuộc khởi nghĩa này là lợi thế ở những căn cứ những địa danh, hào sâu, góc hẻm mà trong quá trình xây dựng căn cứ nghĩa quân mới khai thác hết đợc.

* Xây dựng căn cứ cho cuộc khởi nghĩa Giáp Tuất :

Ngày 15/3/1874, khi triều đình Tự Đức ký điều ớc Giáp Tuất, thừa nhận quyền thống trị của Pháp trên toàn bộ lục tỉnh Nam kỳ. Cũng theo điều ớc này, việc truyền đạo của các Giáo sĩ đã đợc công nhận là hợp pháp. Sự kiện đó đã dẫn tới những phản ứng quyết liệt của giới sĩ phu văn thân ở Nghệ - Tĩnh. Tại rú Đài thuộc Thanh Chi-Thanh Chơng ngày nay, sĩ phu Trần Tấn dựng cờ ứng nghĩa, sau lễ tế cờ việc đầu tiên là xây dựng căn cứ. Tại xã Nam Thanh huyện Nam Đàn ngày nay, trớc gọi là căn cứ Thanh Thủy thuộc huyện Thanh Chơng là nơi dợc xây dựng căn cứ đầu tiên của nghĩa quân, nằm sát chân núi Đại Huệ, phía Đông giáp xã Nam Anh, mặt đông giáp Bầu Nón, phía Tây giáp 2 xã Diên Lãm và Hơng Lãm thuộc xã Vân Diên huyện Nam Đàn, phía Bắc là dãy núi Đại Huệ làm lũy chắn tự nhiên.

Xét về tầm chiến lợc của vị trí. Từ căn cứ Thanh Thủy có thể tiến đánh phủ Anh Đô ở Anh Sơn (bao gồm cả Nam Đàn, Thanh Chơng) rồi tiến thẳng về thành Nghệ An nơi địch đóng giữ và trụ sử của bọn quan lại tụ họp, từ đây đi qua địa phận Hng Nguyên theo quốc lộ 46 ngày nay hoặc đờng thủy dọc sông Lam với khoảng cách chỉ 25km. Mặt khác, từ căn cứ Thanh Thủy có thể mang quân vợt sông Lam sang địa phận Hà Tĩnh phối hợp hoạt động với các cánh quân khác ở đấy. Hơn thế nữa từ căn cứ Thanh Thủy lại có thể vợt qua Truông Băng, Truông Hến tiến ra các huyện Nghi Lộc, Yên Thành và Diễn Châu thuộc tỉnh Nghệ An. Trong tình thế căn cứ Thanh Thủy bị tấn công cả ba phía Bắc, Đông và Nam thì nghĩa quân vẫn có thể rút theo chân núi Đại Huệ để chuyển lên hoạt động ở các huyện Thanh Chơng hoặc Anh Sơn.

Dọc theo dãy núi Đại Huệ là vùng dân c trù phú thuộc các huyện Nam Đàn, Hng Nguyên, Anh Sơn, Nghi Lộc, Yên Thành, ... rất thuận tiện cho việc mộ quân, tích trữ lơng thực, rèn sắm vũ khí, vốn là những điều kiện cần thiết cho một cuộc

Nắm rõ địa hình mang tính chiến lợc có thể vừa tiến công vừa phòng thủ của Thanh Thủy, ngay từ đầu cuộc khởi nghĩa, Trần Tấn đã giao cho Đặng Nh Mai, Bùi Danh Thiềm, Bùi Danh Mậu, Hồ Duy Cơng những ngời đứng đầu của cuộc khởi nghĩa ở mỗi vùng, xây dựng căn cứ Thanh Thủy thành một căn cứ kiên cố vừa phù hợp với lối đánh phòng ngự vừa thích nghi với lối đánh vận động linh hoạt trong tấn công. Đây là một u điểm lợi dụng tối đa cho cho cuộc khởi nghĩa, u thế về địa bàn có hệ thống công sự - chiến lũy dày đặc.

Tiếp đến là hệ thống chiến luỹ công sự ở Nam Đàn mà Trần Tấn huy động xây dựng từ làng Thành Thanh Thuỷ đến Nam Lĩnh- Nam Liên, dài khoảng 15-17 km, rộng 8-10 km, dựa vào đồi núi, thành luỹ thuộc nhiều xã. Riêng ở Thanh Thủy tuyến phòng ngự vòng ngoài với chiều dài 1km có lũy tre dày đặc cao vút, cùng với một hệ thống hào, lũy bằng đất bao quanh. Trong đó có chiều sâu lẫn chiều rộng chạy dài tới các xã lân cận thuộc Nam Lĩnh, Xuân Hồ, Xuân Liễu (nay là Xuân Hòa); Diễn Lãm, Hơng Lãm (nay là xã Vân Diên); Thanh Thủy (Nam Thanh) lên tận vùng Giá Mỹ (nay thuộc Nam Nghĩa).

Tuyến phòng ngự từ xa theo hớng Nam thuộc xã Xuân Hồ.

Tuyến phòng ngự này đợc triển khai trên con đờng tiến về thành Nghệ An thuộc địa phận các xã Xuân Hồ, Xuân Liễu (tổng Xuân Khoa) một phần xã Nam Lĩnh (thuộc khu vực chợ Vạc ngày nay) kéo dài từ rú Gềnh cho đến tận chợ Chùa, Truông Hến nay thuộc địa phận hai xã Xuân Hòa và Nam Anh, chủ yếu dựa vào các làng xóm. Nhân dân các làng tự nguyện đào đắp công sự, hào sâu, chiến lũy, rèn sắm vũ khí, xây dựng lực lợng để tham gia khởi nghĩa. Chỉ trong một thời gian ngắn gần nh toàn bộ xung quanh các xóm làng đều trở thành một hệ thống chiến lũy “dã chiến liên hoàn” với nhau có nhiệm vụ đánh địch từ thành Nghệ An lên và bảo vệ căn cứ ở làng thành thuộc xã Thanh Thủy ngày nay.

Tuyến phòng ngự này đợc xây dựng ở khu vực rú Hồ, thuộc xã Diễn Lãm (nay là xã Vân Diên- Nam Đàn), bao gồm một hệ thống hào lũy bằng đất có chiều dài tổng cộng khoảng 1 đến 1,2 km. Qua khảo sát thực tế hiện tại, chân lũy này có chiếu rộng từ 3,5 đến 5 m, chiều cao còn lại từ 0,8 đến 1m, chiều sâu còn lại từ 0,6 đến 1m. Tuyến phòng ngự này nhằm kiểm soát con đờng độc đạo từ Nam Đàn đi Đô Lơng và làm nhiệm vụ cho nghĩa quân khi phải chuyển địa bàn lên hoạt động ở vùng Thanh Chơng. Phía Đông Nam của cụm phòng ngự này là đồng Bát át rộng trên 100 ha, nơi diễn ra những trận quyết chiến giữa nghĩa quân do Trần Tấn chỉ huy với quân triều đình do Đô thống Hồ Oai chỉ huy sau này.

Cụm cứ điểm phòng ngự ở Thanh Thủy.

Những ngời đứng đầu cuộc khởi nghĩa Giáp Tuất (1874) đã chọn Thanh Thủy làm đại bản doanh và biến nó thành một bàn đạp chiến lợc để tiến công thành Nghệ An cũng nh đối phó với lực lợng của triêu đình từ thành Nghệ An đánh lên. Dựa vào sự ủng hộ của nhân dân quanh vùng, nên xây dựng ở đây thành một hệ thống phòng ngự khá kiên cố, tuyến phòng ngự này đợc chia thành mấy loại nh sau.

Hình 3 : Căn cứ địa Thanh Thuỷ

Cụm phòng ngự vòng ngoài.

Tuyến phòng ngự vòng ngoài đợc xây dựng từ Cống Lao đến Bầu Nón, với chiều dài hơn 1km, với lũy tre dày đặc, cùng với một hệ thống hào lũy bằng đất bao quanh làng Thanh Thủy. Chiều rộng của hào từ 5 đến 8m , chiều sâu từ 0,8 đến 1,5m với một lũy đất cao từ 3 đến 4m. Muốn vào Thanh Thủy chỉ còn lại con đờng độc nhất đi qua từ cầu Đòn và Cống Lao thuộc địa phận Diễn Lãm.

Cụm Làng Thành :

Là đại bản doanh của cuộc khởi nghĩa, nằm sát chân núi Đại Huệ tiếp giáp với Truông Băng kéo dài xuống đập Hng Cốc, với chiều dài từ 2,5 đến 3km. Lợi dụng địa hình tự nhiên, Trần Tấn, Đặng Nh Mai đã cho xây dựng kho lơng thực, bãi tập luyện quân sĩ, nơi rèn đúc vũ khí tại đây. Mặt trớc Làng Thành đợc bao bọc bởi một hệ thống hào, lũy bằng đất mà dấu vết vẫn còn đến ngày nay.

Qua đối chiếu với Gia phả của dòng họ Bùi Danh, Bùi Hữu ở Nam Thanh, Trần Quang (ở Vân Diên), họ Phan (ở Xuân Hòa) và tài liệu do các nhà cách mạng lão thành ở địa phơng cung cấp thì toàn bộ công việc đào hào, đắp lũy, rèn đúc vũ khí, tuyển mộ nghĩa quân ... chỉ diễn ra trong khoảng thời gian cha đầy hai tháng.

Lúc bấy giờ Nghệ - Tĩnh là một vùng đất đợc gộp lại của hai tỉnh (trớc đó gọi là trấn) Nghệ An và Hà Tĩnh ngày nay, cách giữa hai vùng là dòng sông Lam màu mỡ. Sở dĩ nhắc đến Hà Tĩnh l do cuộc khởi nghĩa n y ngay từ đầu nhân dânà à

và văn thân sĩ phu đã có mối quan hệ từ trớc do vậy khi xây dựng căn cứ hay tìm nguồn chu cấp lơng thực cho nghĩa quân thì đồn điền ở Hơng Sơn đóng vai trò rất to lớn cho cuộc khởi nghĩa, cùng với các vùng lân cận khác nh Quảng Bình, Thanh Hóa…Trong đó Hà Tĩnh là nơi hiểm yếu nhiều đồi núi và có đờng mòn nối liến với Huyện Thanh Chơng và huyện Hng Nguyên thuận lợi cho việc giao hảo hai bên, ngoài ra còn giúp đỡ về vật chất rất nhiều.

Căn cứ ở Hơng Sơn là một căn cứ lớn nhất và có vai trò to lơn trong việc cung cấp lơng thực và trang bị thêm vũ khí cho nghĩa quân của Trần Tấn. Đây cũng là miền rừng núi hiểm trở, với danh nghĩa là một đồn điền khai hoang do Trần Quang Cán chỉ huy, những ngời trong trang trại đã cùng nhau xây dựng nơi đây thành trung tâm dự trữ lơng thực, nơi sản xuất ra lúa gạo, khoai sắn. Căn cứ Hơng Sơn gồm đồn điền Sông Con (Trại Giòm) và các trại Bạch Sơn, Yên Đức. ở đây những ngời nông dân vừa tham gia phong trào tranh thủ tập luyện côn quyền vừa làm ruộng cuốc nơng. Do có lợi thế về các mặt họ đã biến nơi này thành cơ sở kinh tế, xây dựng nó thành một căn cứ về quân sự, một chỗ đứng chân của nghĩa quân có thể tiến để đánh quân địch và lùi có thể giữ đợc thực lực của mình.

Ngời chỉ huy tối cao căn cứ tại đồn điền Hơng Sơn là Trần Quang Cán, ở đây ông chịu trách nhiệm về các mặt, vùa là chủ đồn điền vừa là ngời chỉ huy mọi

H ìn h 4 : C ăn c đị a H ươ ng S ơn

hoạt động tập tành của nghĩa quân. Trần Tấn là quan Đại lão tớng quân, ngời Nghệ An chỉ huy toàn bộ phong trào khởi nghĩa Giáp Tuất thờng đến đây kiểm tra đôn đốc bàn bạc trao đổi kế hoạch cùng Trần Quang Cán hoạt động. Những ngời có võ nghệ cao cờng, tinh thông thao lợc đợc cử về đây tập luyện cho nghĩa quân; võ sĩ nổi tiếng Nguyễn Thanh Long, Nguyễn Thanh Huấn từ Nghệ An đến, ngoài ra các võ sĩ lân cận cũng đến để tập luyện nh võ sĩ Hồ Bá, Nguyễn Long, Nguyễn Tài,... họ là những ngời về đây rất sớm hiệp lực với Trần Quang Cán trong việc tổ chức và huấn luyện binh sĩ. Hồ Bá phụ trách võ đờng đình E, Nguyễn Tài phụ trách võ đờng Bàn Đông đặt tại nhà Trần Văn Biểng (anh em con nhà chú của Trần Quang Cán và Trần Tấn), ông vừa phụ tá cho Trần Quang Cán vừa nắm vai trò đốc thúc đội ngũ tập tành. Tú tài Hồ Văn phụ trách kho tàng và công tác văn th thủ bộ.

Hàng trăm thanh niên trai tráng vừa sản xuất vừa tranh thủ tập luyện ngày đêm, họ phóng siêu đao, gơm, lao giáo; họ bắn cung tên, nỏ, phi ngựa vợt sông... Tùy theo năng khiếu mỗi ngời “ai tài chi luyện nấy”. Họ nhất trí với nhau rằng năm Tuất phải là năm có việc lạ, năm Nhâm Tuất Gia Long lên ngôi thay Tây sơn, vậy thì Giáp Tuất cũng nh Nhâm Tuất, phải có việc thay đổi lớn, càng ngày càng đông có nhiều ngời đi cổ vũ từ ngời già cho tới trẻ con khắp nơi hang cùng ngõ hẻm ngoài đồng, bên bờ sông, trên bãi tha ma đều vang lên những câu hát khuyến khích động viên những ngời đang chuẩn bị cho cuộc khởi nghĩa.

Cơ sở vật chất cần thiết cho cuộc khởi nghĩa cũng đợc tổ chức chu đáo. Hàng chục thuyền nan, thuyền gỗ do bàn tay khéo léo của những ngời thợ lành nghề Nghệ - Tĩnh làm ra cũng sẵn sàng chờ đợi ở bến gốc tre cách đại bản doanh chừng 500 thớc để chuẩn bị khởi nghĩa, khu vực bến gốc tre bên bờ sông Phố đến nền Rạp dài hơn một cây số là nơi để chế tạo vũ khí và vật dụng cần thiết cho nghĩa quân. Hàng chục lò rèn, khí giới, mấy tốp thợ mộc đóng thuyền, đóng xe,

là những tay thợ lành nghề khắp các địa phơng hai tỉnh tập trung về. Họ làm việc không phải vì bắt buộc mà với tinh thần tự nguyện và động lực căm thù giặc xâm lợc, bọn vua quan đầu hàng giặc. Chính vì vậy mà họ làm rất say sa để :

“Sắm súng, sắm giáo

Sắm mộc, sắm khiêm” [16 ; 32] Khen cho mu trí.

Học Quý khéo tay Cà độc dợc hột cay Làm trái mìn trái pháo. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cũng chính do lòng căm thù giặc mà những ngời thợ về đây đã phát huy tính sáng tạo của mình, tận dụng những nguyên liệu sẵn có làm ra những thứ vũ khí mới tiêu diệt quân thù. Đồn điền Đội Lựu không những là nơi cơ sở kinh tế, căn cứ quân sự của nghĩa quân mà còn là một đại bản doanh của nghĩa quân. Các lãnh tụ phong trào cũng lấy nơi đây làm địa điểm họp mặt bàn bạc kế hoạch. ở đây có nơi đóng Tớng phủ, Trại lính, có nơi là nhà kho, tàu ngựa, trại giam, khu vực trốc voi ... là trung tâm nhộn nhịp giữa hai xã Phúc Dơng và xóm Cửa, kẻ ra ngời vào nhộn nhịp nh họp chợ. Nhân dân Hơng Sơn rất phấn khởi chờ đón ngày khởi nghĩa.

Ngoài căn cứ Hơng Sơn, Hơng Khê - Hà Tĩnh, nghĩa quân còn một số cơ sở nh xởng chế tạo, rèn đúc vũ khí và luyện tập võ nghệ rải rác khắp các vùng Nghệ - Tĩnh. Đó là xởng rèn ở xã Thanh Thủy (nay là Nam Thanh) xởng nằm sát ngay núi Đại Huệ, bên cạnh một chỏm núi nhỏ mà ngời ta thờng gọi là núi Thành Đê. ở đây nhiều lò rèn đợc dựng lên, hàng chục thợ giỏi các nơi tập trung lại dới sự chỉ huy của Tú Thắn, là một sĩ phu yêu nớc. Thắn xuất thân từ một gia đình làm nghề rèn ở vùng quê Hà Tĩnh sống c trú ở xã Nam Thanh-Nam Đàn, sự hoành hành của kẻ thù và bọn cờng hào đã thôi thúc ông đứng ra nhận nhiệm vụ rèn đúc vũ khí cho cuộc khởi nghĩa, ông là ngời chỉ đạo ở xởng đồng thời là ngời có mặt đầu tiên

ở đây để xây dựng xởng. Sau Tú Thắn thì có Khẩn Định cũng là một ngời rất yêu nớc xin tự nguyện về đây để đúc rèn khí giới. Ngoài xởng rèn ở Nam Thanh này còn có xởng rèn Lò Cô ở Yên Thành (Nghệ An) là nơi có nghề rèn nổi tiếng từ xa, khởi nghĩa Giáp Tuất bùng nổ, nó trở thành xởng rèn đúc khí giới cung cấp cho phong trào.

Đứng trớc kẻ địch mạnh hơn hẳn về lực lợng và trang bị vũ khí những ngời lãnh đạo phong trào Giáp Tuất không những lập nên nhiều xởng chế tạo vũ khí mà họ còn chăm lo luyện tập tôi luyện ngày đêm cho nghĩa quân rất kỹ càng. Ngoài căn cứ Thanh Thủy nơi phòng thủ, tiến công với kẻ địch thì đồn điền Hơng Sơn là nơi cung cấp nguồn lơng thực cũng là trung tâm đào tạo tập luyện võ nghệ của nghĩa quân, phong trào còn có những bãi tập lớn rải rác khắp địa bàn Nghệ - Tĩnh. Đó là bãi tập Đá Hàn ở làng Chi Nê quê hơng của Trần Tấn, bãi rộng bằng phẳng chứa đợc hàng ngàn ngời tập luyện, đây là nơi múa Siêu đao, luyện cung kiếm và cũng là nơi tập bơi, tập lặn bởi địa điểm này nằm sát bờ sông Lam ngoài ra còn có bãi tập rú Đá thuộc xã Võ Liệt (nay là xã Thanh Long-Thanh Chơng) cũng là nơi luyện thao lợc côn quyền, dựa vào núi đá nghĩa quân tập bắn cung tên, phóng giáo mác rồi bãi tập rú Voi ở huyện Nghi Lộc, v.v...mỗi vùng đều có một thế mạnh và đặc trng riêng phục vụ cho phong trào

Vũ khí trang bị của nghĩa quân thô sơ tự tạo đều do bàn tay khéo léo của

Một phần của tài liệu Khởi nghĩa giáp tuất năm 1874 ở nghệ tĩnh (Trang 50)