Sự chi viện cho các chiến dịch trớc Điên Biên Phủ.

Một phần của tài liệu Đảng bộ thanh hoá với vấn đề huy động sức người, sức của phục vụ chiến dịch điện biên phủ (1954) (Trang 38 - 43)

Cho đến năm 1950, tình hình thế giới và trong nớc có nhiều biến chuyển. Quân và dân ta đã giành đợc những thắng lợi to lớn trên tất cả các mặt trận: Quân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa và ngoại giao.

Trớc tình hình đó với quyết tâm giành thắng lợi lớn, đẩy mạnh và đa cuộc kháng chiến sang thời kỳ mới.Tháng 1 năm 1950 hội nghị toàn quốc lần thứ III của Đảng họp và quyết định: Gấp rút hoàn thành nhiệm vụ, chuẩn bị để chuyển sang tổng phản công. Tình hình đó đặt ra cho hậu phơng Thanh - Nghệ - Tĩnh nói chung và tỉnh Thanh Hóa nói riêng những nhiệm vụ hết sức to lớn đối với việc xây dựng và bảo vệ hậu phơng chiến lợc, dốc sức phục vụ cho tiền tuyến, góp phần đa cuộc kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn.

Quán triệt Nghị quyết của Trung ơng Đảng, Liên khu ủy IV đã đề ra Nghị quyết về “Nhiệm vụ liên khu ủy IV chuyển mạnh sang tổng phản công”. Nghị quyết nêu rõ: Bảo vệ Thanh - Nghệ - Tĩnh là nhiệm vụ tối quan trọng cho cả chiến trờng toàn quốc, là nhiệm vụ trung tâm, lãnh đạo để sửa soạn chuyển sang tổng phản công có hiệu quả. Phải xây dựng Thanh - Nghệ - Tĩnh thành hậu phơng vững chắc, thành một kho dự trữ nhân tài, vật lực, sẵn sàng tiếp tế kịp thời cho các chiến trờng.

Hòa chung với phong trào cả nớc chuyển mạnh sang tổng phản công, làm tròn sứ mệnh lịch sử của căn cứ địa hậu phơng kháng chiến, tỉnh Đảng bộ Thanh Hóa tiến hành Đại hội lần thứ III từ ngày 20 tháng 6 đến ngày 5 tháng 7 năm 1950 tại Sơn Trung - Hợp Thành - Nông Cống. Đại hội đã khẳng định: “Thanh Hóa không thể không xây dựng thành căn cứ địa vững chắc, lâu dài của chiến trờng chính, của liên khu.Phải phát triển khả năng mọi mặt, xây dựng vững chắc, phục vụ lâu dài. Cụ thể là không ỷ lại, chờ đợi, phải tự mình ra sức, bền bỉ và kiên quyết vợt qua mọi khó khăn, gian khổ và đồng thời phải tin vào dân, dựa vào dân để phát huy sức lực, sáng kiến của nhân dân để phát triển và xây dựng những khả năng sẵn có thành lực lợng hùng hậu, vững chắc phục vụ lâu dài” [2;70].

Thực hiện quyết tâm chiến lợc của cấp trên,quân và dân Thanh Hóa gấp rút bớc vào chuẩn bị mọi mặt để hoàn thành nhiệm vụ quan trọng nhất là xây dựng lực lợng và phục vụ, chi viện cho tiền tuyến.

Tháng 6 năm 1950, Ban Thờng vụ Trung ơng Đảng quyết định mở chiến dịch Biên Giới, tháng 12 năm 1950 mở chiến dịch trung du Bắc bộ và tháng 5 năm 1951 mở chiến dịch Hà Nam Ninh. Thanh Hóa trở thành hậu phơng chiến lợc của chiến trờng chính Bắc bộ và của liên khu III.

Cuối năm 1950, đầu năm 1951, Thanh Hóa đợc Trung ơng giao vận chuyển 5000 tấn thóc ra liên khu III chuẩn bị cho chiến dịch Hà Nam Ninh. Là đợt vận chuyển đầu tiên, số lợng lớn, kinh nghiệm còn ít và lại nằm trong dịp tết nguyên đán Tân Mão. Để cho Thanh Hóa hoàn thành nhiệm vụ, liên khu ủy IV cử đồng chí Lê Lộc khu ủy viên cùng 5 đồng chí khác ra Thanh Hóa thực hiện nhiệm vụ.

Nhận đợc lệnh, Thanh Hóa nhanh chóng thành lập Ban dân công tỉnh, cùng với việc thành lập ban, các tiểu ban, kho tàng, huy động dân công vận tải bằng thuyền cũng đợc hình thành và nhanh chóng triển khai công việc.

Gần một tháng vật lộn với giá rét, đờng trơn, hơn sáu vạn dân công bằng đôi bồ trên vai khắp các ngả đờng bộ cùng với thuyền nan ngợc dòng sông Bởi

đa 4.635tấn 838kg thóc lên Thạch Thành tập kết kho chiến dịch, đạt 98 % kế hoạch.

Vừa kết thúc chiến dịch vận chuyển 5000 tấn thóc cho liên khu III, Thanh Hóa lại huy động 6000 dân công lên đờng vận chuyển muối cho Việt Bắc.

Đầu năm 1951, một trong bốn điểm của kế hoạch ĐờLát Đờtátxinhi là đánh ra vùng tự do của ta. Để phá âm mu của địch, ngày 28 tháng 5 năm 1951, quân và dân ta mở chiến dịch Quang Trung.

Tháng 5, lúa chín rộ sắp vào mùa gặt, ma to ngập đồng, chiến dịch thuế nông nghiệp đang đợc triển khai rộng, nhân dân ta mới phục vụ xong 5000 tấn thóc, có ngời vừa đặt chân tới nhà, bao khó khăn chồng chất.

Trớc tình hình đó, ngày 25 tháng 5, Tỉnh ủy Thanh Hóa thành lập Ban cán sự dân công gồm 3 đồng chí để theo dõi, chỉ đạo và đôn đốc dân công. Tháng 6, ra nghị quyết chuyên đề về công tác đảm bảo cho dân công hoàn thành nhiệm vụ.

Cấp ủy Đảng, Chính quyền các cấp đã nhanh chóng huy động cán bộ, các cơ quan, xí nghiệp và trờng học về cơ sở giúp dân thu hoạch lúa. Các doàn thể phụ nữ, thanh niên, mặt trận thành lập các tổ tơng trợ giúp ngời đi xa. Dân công lại tiếp tục lên đờng phục vụ chiến dịch. Kết thúc chiến dịch Thanh Hóa huy động đợc 83.140 dân công dài hạn.

Cuộc kháng chiến chuyển giai đoạn, các chiến dịch liên tiếp đợc mở ra. Yêu cầu vận chuyển từ hậu phơng Thanh Hóa đến các chiến trờng đòi hỏi đầy đủ và kịp thời. Đáp ứng yêu cầu đó, Thanh Hóa thành lập Hội đồng cung cấp mặt trận, đồng chí Chủ tịch ủy ban kháng chiến hành chính tỉnh là trởng ban, thành lập các đoàn vận tải thủy, bộ.

Các tuyến đờng thủy, bộ trên miền Tây, nội và ngoại tỉnh đợc tu sửa và mở rộng. Đờng bộ Suối Rút - Vạn Mai - Hồi Xuân - Cẩm Thủy - Kiểu - Nh Xuân - Lâm La - Phủ Quỳ đợc làm mới và nâng cấp. Hàng vạn mét khối đất đá đợc đào đắp, hàng trăm cây cầu, phà lớn nhỏ đợc xây dựng để ô tô có trọng tải lớn có thể qua đợc. Các tuyến đờng thủy Hàm Rồng - Cẩm Thủy, Hàm Rồng - Kim

Tân, Hàm Rồng - Phát Diệm, Hàm Rồng - Nghệ An cũng đợc khôi phục, 56 tập đoàn thủy bộ cũng đợc huy động phục vụ các chiến dịch.

Tháng 11 năm 1951, quân và dân ta mở chiến dịch Hòa Bình. Nhiệm vụ của Thanh Hóa đối với chiến dịch là cung cấp nhân lực, tài lực phục vụ cho chiến dịch đánh thắng.

Toàn Đảng, toàn dân và toàn quân Thanh Hóa hớng về Hoà Bình. Chỉ sau bốn ngày cả tỉnh đã huy động đợc trên 9 vạn dân công, chiếm 70 % nhân lực phục vụ chiến dịch, đó là cha kể dân công vận chuyển, sửa chữa cầu đ- ờng tại địa phơng. Với khẩu hiệu “vận chuyển nhanh dân công giỏi”, tổng kết chiến dịch 58 chiến sỹ dân công đợc khen thởng, riêng S đoàn 304 đợc ủy nhiệm của bộ quốc phòng tặng dân công 5 huân chơng chiến sỹ. Cả chiến dịch “Thanh Hóa huy động 21.786 dân công dài hạn và 78.488 dân công ngắn hạn, vận chuyển 1.143 tấn lơng thực cung cấp cho mặt trận” [7; 182]. Ngày 23 tháng 2 năm 1952, thực dân Pháp phải rút khỏi Hòa Bình. Chiến dịch Hòa Bình kết thúc thắng lợi.

Tháng 5 đoàn dân công Thanh Hóa thu dọn xong chiến trờng, tháng 7 trung ơng lại giao tiếp 2000 tấn gạo phục vụ chiến dịch Tây Bắc.

Đợc sự khích lệ, động viên từ thắng lợi của chiến dịch Hòa Bình, đoàn quân thuyền nan, xe đạp thồ, đôi bồ trên vai vợt 200 Km đờng rừng núi hiểm trở, vợt bom đạn địch đa hàng lên Tây Bắc. Kết quả trong chiến dịch Tây Bắc Tỉnh Thanh Hoá đã huy động đợc 99.987 dân công dài hạn và 41.703 dân công ngắn hạn.

Sau khi thất bại ở Tây Bắc, thực dân Pháp tăng cờng phòng thủ ở Thợng Lào, xây dựng thị xã Sầm Na thành một cứ điểm đặt dới sự chỉ huy của bộ chỉ huy quân sự Pháp ở Đông Dơng. Để phá âm mu của địch, ngày 8 tháng 4 năm 1953, liên quân Việt - Lào mở chiến dịch Thợng Lào. Trong chiến dịch, Trung ơng, Chính phủ và Liên khu ủy IV đã giao cho Đảng bộ và nhân dân Thanh Hóa cung cấp, vận chuyển lơng thực, thực phẩm, vũ khí phục vụ chiến dịch. Nhận đợc lệnh cả tỉnh đã huy động 10.000 dân công sửa đờng chiến lợc, sửa hàng trăm chiếc cầu lớn nhỏ từ Thanh Hoá đi Sầm Na. Ban dân công tỉnh

đã tích cực huy động nhanh chóng lực lợng và tổ chức tốt việc nhận hàng của hội đồng cung cấp tiền phơng ở hai kho Cẩm Thủy và kho Lợc (Thọ Xuân) vận chuyển ra tiền phơng. Trên các tuyến vận chuyển, tỉnh đã tổ chức các kho trạm, lực lợng bảo vệ đón nhận dân công và hàng hóa chu đáo. Tỉnh đã tổ chức thêm tuyến vận chuyển từ trạm Vạn Mai đến trạm Mờng Lát. Dân công Thanh hóa trên bộ, dới thuyền rầm rập tiến ra chiến trờng.Những đoàn thuyền ngợc dòng sông Chu lên Yên Lợc - Thọ Xuân, sông Mã lên Cẩm Thủy, hàng vạn dân công gánh bộ từ Yên Lợc lên Mờng lát, Na Mèo đến Sầm Na. Núi rừng trùng điệp, khí hậu khắc nghiệt, đờng vận chuyển hiểm trở, dốc đứng cheo leo, nhng các đoàn gánh bộ, xe thồ vẫn nêu cao tinh thần “tất cả cho chiến dịch,tất cả cho bộ đội ăn no đánh thắng”.

Ngày 3 tháng 5 năm 1953, liên quân Lào - Việt đã giải phóng hoàn toàn tỉnh Sầm Na, một phần tỉnh Xiêng khỏang và Phong Xa lì, kết thúc chiến dịch Thợng Lào thắng lợi.

Trong chiến dịch Thợng Lào, “Thanh Hóa đã huy động đợc 113.973 dân công dài hạn, 148.499 dân công ngắn hạn, 2000 xe đạp thồ, 180 con ngựa, 8 ô tô, 1300 thuyền, 8000 tấn gạo và hàng choc tấn muối, thịt, cá, rau, đậu, lạc, vừng, vận chuyển vợt kế hoạch 1200 tấn hàng hóa, bảo đảm 70 % nhu cầu của chiến dịch. Cả tỉnh đợc Bác Hồ tặng cờ “Phục vụ tiền tuyến khá nhất”, đại đội 3 huyện Hậu Lộc và đoàn xe thồ thị xã Thanh Hóa đợc quân đội giải phóng Lào tặnh cờ. Các đồng chí Nguyễn Mậu Khâm, Đào Doãn Trung và 10 chiến sỹ đợc Nhà nớc tặng thởng huân chơng chiến thắng hạnh ba. Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa đợc Trung ơng đảng khen ngợi” [7;187].

Chiến thắng Thợng Lào là thắng lợi có ý nghĩa chiến lợc đối với cuộc kháng chiến của 3 nớc Đông Dơng, ảnh hởng trực tiếp tớii địa bàn liên khu IV và Thanh Hóa. Vùng giải phóng đợc mở rộng liên hoàn, nối liền một dải suốt từ Việt Bắc, Tây bắc đến Thợng Lào, Trung Lào, liên khu IV, phá vỡ thế bao vây chia cắt chiến lợc ở phía Tây, tạo ra cục diện mới có lợi cho ta để tiến lên giành thắng lợi quyết định trong Đông Xuân 1953 - 1954. Chiến thắng Thợng Lào đã

đa cuộc kháng chiến của dân tộc ta chống thực dân Pháp xâm lợc bớc vào giai đoạn cuối cùng, kết thúc thắng lợi bằng chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ.

Một phần của tài liệu Đảng bộ thanh hoá với vấn đề huy động sức người, sức của phục vụ chiến dịch điện biên phủ (1954) (Trang 38 - 43)