Đảng bộ lãnh đạo nhân dân phục vụ tiền tuyến và bảo vệ địa ph ơng.

Một phần của tài liệu Đảng bộ thanh hoá với vấn đề huy động sức người, sức của phục vụ chiến dịch điện biên phủ (1954) (Trang 25 - 31)

ơng.

Đây là nét đặc thù của Thanh Hóa trong thời kỳ 1946- 1954, khi thực dân Pháp trở lại xâm lợc nớc ta lần thứ hai. Đi đôi với việc củng cố hành lang Đông- Tây trên chiến trờng Bắc bộ, địch thọc sâu vào miền Tây Thanh Hóa, mong dựng lên phòng tuyến sông Mã. Chúng hy vọng với phòng tuyến này sẽ nối liền Bắc Lào với Bắc bộ Việt Nam, ngăn cản sự hoạt động của ta. Địch chiếm đóng Cổ Lũng, Phú Chung, Phú Lễ, Mờng Lát, Poong Na, Mờng Xia. Địch đã tuyển mộ đợc một số ngụy binh địa phơng, lôi kéo đợc một số lang đạo bóc lột tàn nhẫn ngời lao động.

Tháng 10 năm 1949, Pháp nhảy dù xuống Bùi Chu, Phát Diệm. Sau đó tiến chiếm ba xã Nga Phú, Nga Liên, Điền Hộ (huyện Nga Sơn). Từ đây miền Đông Bắc Thanh Hóa bị uy hiếp. Chúng cho tàu chiến lợn ngoài biển, cho máy bay bắn phá, khủng bố những nơi tập trung đông ngời, âm mu chia rẽ Lơng- giáo, tung gián điệp, phao tin đồn nhảm, dò la khắp nơi.

Do đặc điểm trên, hai công tác này có liên hệ mật thiết với nhau. Bảo vệ địa phơng là để xây dựng hậu phơng cung cấp sức ngời, sức của cho tiền tuyến và ngợc lại. Trong chín năm kháng chiến chống Pháp, Đảng bộ Thanh Hóa đã song song thực hiện hai nhiệm vụ này.

Về bảo vệ địa phơng: Để có lực lợng bảo vệ chính quyền cách mạng và chuẩn bị cho kháng chiến, Tỉnh ủy đã tăng cờng chỉ đạo công tác quân sự.Thực hiện đờng lối kháng chiến của Trung ơng đảng, Tỉnh ủy đã cử một bộ phận trọng yếu của đại đội 71, đại đội 72 và nhiều cán bộ chính trị, quân sự tăng c- ờng cho miền núi.

Tháng 4 năm 1947 nhân dân các dân tộc miền núi Thanh Hóa nổ súng kháng chiến. Cùng với lực lợng vũ trang, dân quân du kích các xã Phú Nghiêm, Phú Lệ (Quan Hóa),Yên Khơng (Lang Chánh), Bát Mọt (Thờng Xuân), Cổ Lũng (Bá Thớc) đã liên tiếp đứng lên tự giải phóng cho địa phơng mình.

Đến tháng 3 năm 1950, miền Tây Thanh hóa đã hoàn toàn đợc giải phóng. Phòng tuyến sông Mã của địch bị tan vỡ hoàn toàn. âm mu lập hành lang Đông- Tây nối liền chiến trờng Bắc Lào với Bắc Việt Nam của thực dân Pháp bị chặn đứng.

Cùng với những thắng lợi ở miền Tây, từ tháng 12 năm 1949 quân dân ta ở Nga Sơn liên tục tấn công địch ở nhiều vị trí, tiêu biểu là các trận đánh lớn vào tháng 12 năm 1949 tại Kiến Giáp, tháng 2 năm 1950 trận tấn công Hói Đào, tháng 4 năm 1950 trận tấn công Hồ Vơng và nhà xứ Liên Sơn tháng 5 năm 1950 đã tiêu diệt đợc phần lớn sinh lực địch. Âm mu hòng chiếm Thanh Hóa để chia cắt hậu phơng với chiến trờng, giữa tỉnh với Trung ơng của kẻ thù bị thất bại.

Đồng thời nhằm tích cực bảo vệ địa phơng, xây dựng chủ lực, Tỉnh ủy đã đề ra chủ trơng phải nắm chắc mấu chốt chính là xây dựng lực lợng dân quân, vì đây là khâu chính để xây dựng lực lợng quân sự. ở mỗi huyện tỉnh chỉ đạo xây dựng một đơn vị tự vệ mạnh, củng cố về tổ chức và nâng cao chất lợng chiến đấu.

Đảng bộ Thanh Hóa xác định: Bảo vệ Thanh Hóa là nhiệm vụ của toàn Đảng bộ. Vì vậy, Đại hội đại biểu tỉnh Đảng bộ Thanh Hóa lần thứ III (1950) đã đề ra những nhiệm vụ cụ thể là:

“- Động viên toàn dân tích cực tham gia tác chiến và chuẩn bị tác chiến, làm vờn không nhà trống, cất dấu của cải, làm hầm trú ẩn tác chiến và tiêu diệt giặc, đập tan t tởng thái bình

- Động viên bộ đội địa phơng và dân quân xã tập luyện ráo riết chuẩn bị tinh thần, vũ khí, kế hoạch để tiêu hao, tiêu diệt địch.

- Phát động phong trào mạnh mẽ, đề phòng lùng bắt gián điệp để phá chiến tranh gián điệp của địch và tiêu diệt tề ở vùng bị chiếm.

- Chú trọng đặc biệt ở vùng xung yếu nh ở vùng Nga Sơn, Hậu Lộc, Hà Trung, Hoằng Hóa, Quảng Xơng, Đông Sơn, Tĩnh Gia , đờng số 1, các sông lớn và đờng rút lui của địch nh Quan Hóa, Bá Thớc, Thạch Thành, Cẩm Thủy.

- Cổ võ đào hầm bí mật để ở lại tác chiến từng nhà, từng xóm, từng đồng chí, từng đội viên” [2;207].

Vừa chiến đấu bảo vệ địa phơng, vừa ra sức củng cố, phát triển lực lợng đảm bảo cho chiến đấu thắng lợi. Thực hiện t tởng chỉ đạo của tỉnh ủy: kiện toàn bộ đội chủ lực, xây dng, củng cố bộ đội địa phơng, phát triển dân quân du kích, các cơ sở đã thực hiện nghiêm túc đợt rèn cán chỉnh quân, tiến hành các biện pháp, tổ chức, sắp xếp, biên chế đội ngũ, đào tạo, bồi dỡng đội ngũ cán bộ chính trị, bổ sung quân số và vũ khí. Nhờ đó mà lực lợng vũ trang Thanh Hóa trởng thành nhanh chóng. Tính đến năm 1950 toàn tỉnh có 227.000 chiến sỹ dân quân du kích bổ sung vào lực lợng bộ đội chủ lực, vào đoàn vũ trang công tác miền Tây, vào đại đoàn 304 gần 6000 thanh niên.

Bốn nhiệm vụ chung trên đây liên kết chặt chẽ với nhau nhằm hớng phát triển khả năng mọi mặt, xây dựng vững chắc, phục vụ lâu dài. Bên cạnh công tác trung tâm là đại vận động sản xuất và tiết kiệm thì công tác bảo vệ địa ph- ơng cũng không đợc làm mất nhân công, mất thì giờ sản xuất, phải nhằm mục đích chống mọi phá hoại của địch, bảo vệ những phơng tiện sản xuất và tính mạng nhân dân để nhân dân an tâm sản xuất và phục vụ tiền tuyến. Trong khi phát triển sản xuất thì phải củng cố, liên hệ dân - chính đảng, củng cố và phát triển đại đoàn kết toàn dân, xây dựng căn cứ địa miền núi, lấy việc phát triển sản xuất làm yêu cầu trớc mắt. Nếu hoàn thành đợc cuộc đại vận động sản xuất và tiết kiệm thì sẽ bảo vệ địa phơng vững chắc hơn, phục vụ tiền tuyến dễ dàng và đầy đủ hơn, đoàn kết toàn dân đợc chặt chẽ hơn, xây dựng căn cứ địa miền núi có điều kiện thuận lợi hơn. Cuộc đại vận động sản xuất tiết kiệm hoàn thành thì việc xây dựng vững chắc và phục vụ lâu dài sẽ phát triển thêm một b- ớc.Bốn nhiệm vụ chung trên đây bao trùm nhiệm vụ của mọi ngành quân, dân, chính đảng và mọi mặt quân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội.

Nh vậy, trong suốt cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lợc từ năm 1946 đến năm 1954, theo đờng lối kháng chiến kiến quốc, toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính của Đảng, dới sự lãnh đạo, tổ chức của liên khu ủy, của ủy ban kháng chiến hành chính liên khu IV, trực

tiếp là Đảng bộ, chính quyền tỉnh Thanh Hóa quân và dân tỉnh Thanh đã ra sức xây dựng và bảo vệ hậu phơng ngày càng vững mạnh của cuộc kháng chiến. Với tầm nhìn chiến lợc chủ tịch Hồ Chí Minh đã giao nhiệm vụ cho Đảng bộ và nhân dân Thanh Hóa xây dựng và bảo vệ hậu phơng vững mạnh toàn diện cho cuộc kháng chiến trờng kỳ. Sự chọn lựa đó của Ngời thể hiện nhãn quan quân sự và tầm nhìn chiến lợc đúng đắn . Với quyết tâm cao, với những nỗ lực phi thờng Đảng bộ và nhân dân Thanh Hóa đã hoàn thành suất sắc nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ vững chắc hậu phơng, góp phần làm nên thắng lợi hào hùng của dân tộc bằng chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử- kết thúc cuộc kháng chiến thần thánh chống thực dân Pháp xâm lợc.

Chơng 2

Đảng bộ lãnh đạo toàn dân chuẩn bị nhân tài, vật lực phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ (1954).

Với âm mu hòng dáng một đòn mạnh vào hậu cứ bao vây, tiêu diệt quân chủ lực Việt Minh, tháng 11 năm 1953 tớng Nava, tổng chỉ huy quân đội Pháp ở Đông Dơng đã điều lên Điện Biên Phủ một lực lợng tinh nhuệ gồm 21 tiểu đoàn trong đó có 17 tiểu đoàn bộ binh, 3 tiểu đoàn pháo binh, 40 khẩu pháo 105 và 150 mm, 1 tiểu đoàn công binh, một đại đội xe tăng 10 chiếc, một phi đội không quân thờng trực, 14 chiếc máy bay, 1 đại đội xe vận tải. Chúng huy động toàn bộ lính dù và 40% quân cơ động tinh nhuệ nhất ở Đông Dơng lên Điện Biên Phủ với 49 cứ điểm, đợc bố trí thành 3 phân khu: phân khu Bắc, phân khu Nam, phân khu Trung tâm để yểm hộ lẫn nhau.

Với nhận định đây là cơ hội lớn để tiêu diệt địch,ngày 6 tháng 12 năm 1953, Bộ chính trị và Ban chấp hành Trung ơng Đảng họp và quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ trong cuộc tổng tiến công chiến lợc Đông Xuân 1953 - 1954. Đồng thời cũng quyết định thành lập bộ chỉ huy chiến dịch và Đảng ủy

mặt trận do đại tớng Võ Nguyên Giáp - Bộ trởng Bộ quốc phòng - tổng t lệnh quân đội trực tiếp làm t lệnh kiêm bí th Đảng ủy chiến dịch.

Thực tế lịch sử cho thấy: Chọn chiến trờng Điện Biên phủ để quyết chiến chiến lợc, cả hai phía ta và địch đều đứng trớc những khó khăn, thách thức tởng chừng không thể vợt qua,trong hàng ngàn những khó khăn đó khó khăn lớn nhất là việc tiếp tế cho chiến trờng.

Chiến trờng Điện Biên Phủ nằm ở vị trí chiến lợc trong một vùng núi non trùng điệp - Đó là một thung lũng rộng lớn thuộc tỉnh Lai Châu, nằm dọc theo bờ sông Nậm Rốn, ở giữa núi rừng Tây Bắc. Điện Biên Phủ có chiều dài 18 Km, chiều rộng từ 6 đến 8 Km, ở giữa là Châu lỵ Mờng Thanh. Nó sát với biên giới Việt - Lào, cách Hà Nội khoảng 300 Km, cách Luông Pha Băng 200 Km, cách hậu cứ của ta: Việt Bắc, Thanh - Nghệ - Tĩnh từ 300 đến 500 Km. ở vị trí hiểm yếu này, việc tiếp tế đầy đủ cho nhu cầu chiến trờng là vấn đề đầu tiên mà các nhà quân sự cần phải tính đến. Chính đồng chí chủ nhiệm hậu cần của chiến dịch đã xác định trong hội nghị lịch sử ngày 26 tháng 1 năm 1954 “đánh cách nào cũng phải tính đến khả năng đảm bảo tiếp tế. Nhiều khi gạo là t lệnh, là yếu tố quyết định”. Bản thân đại tớng, tổng chỉ huy Võ Nguyên Giáp cũng luôn luôn có một biểu đồ theo dõi tình hình tiếp tế gạo hàng ngày treo bên cạnh biểu đồ chiến sự. Đã có thời điểm Đại tớng phải giao việc chỉ huy tác chiến cho tham mu trởng Hoàng Văn Thái giành mấy ngày liền để trực tiếp chỉ đạo công tác hậu cần bàn biện pháp đa nhanh gạo ra chiến trờng.

Làm thế nào để cung cấp đầy đủ lơng thực, vũ khí, đạn dợc cho một binh lực lớn ở cách xa hậu phơng từ 300 đến 500 Km trong một thời gian dài và trong những điều kiện rất khó khăn về giao thông:Vợt qua muôn vàn núi cao, vực thẳm, sông sâu, rừng dày. Hầu nh vừa đi vừa mở đờng , phơng tiện vận chuyển lại thiếu thốn, thô sơ, luôn luôn bị địch xoi mói, bắn phá. ấy là cha kể đến điều kiện khắc nghiệt của miền núi phía Bắc vào thời điểm cuối Xuân, đầu hạ thờng có những đợt ma vào đầu mùa mà sức tàn phá có thể mạnh hơn cả bom đạn. Chỉ nói đến việc vận chuyển đầy đủ lơng thực, thực phẩm cho hàng vạn ngời trực tiếp chiến đấu và phục vụ chiến đấu với các loại hàng hóa đặc

biệt, dễ h hỏng, khó vận chuyển, bảo quản bằng các phơng tiện thủ công là chủ yếu, mới thấy hết tầm vóc của kỳ tích này.

Kẻ thù cũng nhận thức đợc khó khăn của ta trong vấn đề tiếp tế cho Điện Biên Phủ.Thực dân Pháp cho rằng: Việt Minh không thể tiếp tế đủ cho một mặt trận dài ngày, đông quân nh Điện Biên Phủ chủ yếu là các cu ly ốm yếu(trai tráng khoẻ mạnh đã ra mặt trận). Để tiếp tế cho một chiến trờng xa căn cứ, đi lại khó khăn dài ngày này ngời tiếp tế đã phải ăn hết 4/5 số lơng thực, thực phẩm tiếp tế. Từ sự tính toán này, tớng Nava xem Điện Biên Phủ nh là cái bẫy để nghiền nát lực lợng của Việt Minh.

Để ngăn chặn việc tiếp tế cho Điện Biên Phủ, phòng nhì Pháp tung gián điệp, biệt kích dò la,phá hoại. Các nẻo đờng tới mặt trận đều đợc máy bay bắn phá nhằm ngăn chặn, hủy dịêt việc tiếp tế, chi viện cho Điện Biên Phủ.

Chính trong những ngày gian khó, khắc nghịêt ấy, lòng yêu nớc, ý chí quyết tâm chiến đấu vì độc lập, tự do của nhân dân cũng đợc tôi luyện.

Hởng ứng lời kêu gọi của chủ tịch Hồ Chí Minh, nêu cao tinh thần “tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng” nhân dân cả nớc đều hăng hái tự nguyện đóng góp sức ngời, sức của, sẵn sàng hy sinh để giành độc lập cho dân tộc. Có thể khẳng định trong chín năm kháng chiến chống Pháp cha bao giờ sức mạnh của hậu phơng lại đợc phát huy cao độ nh trong chiến dịch Điện Biên Phủ. Từ vùng tự do Việt Bắc, liên khu III, liên khu IV, đến vùng mới giải phóng ở Tây Bắc, ở Thợng Lào, đến vùng địch tạm chiếm ở đồng bằng Bắc bộ tất cả đều tham gia đánh giặc bằng trí tuệ, sức lực và mọi phơng tiện sẵn có. Thanh Hóa là một địa phơng có địa bàn rộng lớn, là vùng tự do nhng cũng là nơi nằm trong kế hoạch đối phó của Nava. Chính vì vậy, trong chiến dịch Điện Biên Phủ, cùng với cả nớc Thanh Hóa không chỉ là hậu phơng quan trọng, mà còn phải trực tiếp đối phó với âm mu phá hoại của kẻ thù.

Nhận thức rõ vai trò và vị trí của tỉnh nhà, ngày 18 tháng 10 năm 1953 thờng vụ tỉnh ủy Thanh Hóa đã họp, ra nghị quyết số 84/ NQ- TH nhấn mạnh: “Tập trung sức thực hiện chủ trơng kế hoạch chiến lợc Đông - Xuân 1953- 1954 của Trung ơng đề ra”. Thực hiện nhiệm vụ của Đảng và Chính phủ giao,

bớc vào chiến dịch Điện Biên Phủ, Tỉnh ủy Thanh Hóa đã chỉ đạo thành lập Hội đồng cung cấp của tỉnh và đề ra kế hoạch nhằm nhanh chóng huy động l- ơng thực, thực phẩm và hàng hóa thiết yếu vận chuyển về kho Lợc (Thọ Xuân) và kho Cẩm Thủy, khẩn trơng xây dựng hệ thống kho trạm trên khắp các tuyến vận tải ra tiền tuyến, huy động lực lợng thanh niên xung phong mở thông tuyến đờng 41 lên Điện Biên Phủ, sửa đờng, làm cầu cho bộ đội, dân công ra tiền tuyến.

Vợt qua muôn vàn khó khăn của một địa phơng vừa cách xa tiền tuyến, vừa vào vụ giáp hạt, vừa nuôi dỡng các đơn vị chủ lực, lại vừa bị địch quấy phá, Đảng bộ và nhân dân Thanh Hóa đã dốc hết sức mình cho Điện Biên Phủ, hoàn thành tốt nhiệm vụ khó khăn tởng chừng nh không thể làm đợc, góp phần cùng cả nớc làm nên huyền thoại Điện Biên Phủ.

Đóng góp của Đảng bộ và nhân dân Thanh Hóa cho sự toàn thắng của chiến dịch Điện Biên Phủ, có lẽ nổi bật nhất là trong khâu hậu cần, bao gồm cả sức ngời và sức của.

Một phần của tài liệu Đảng bộ thanh hoá với vấn đề huy động sức người, sức của phục vụ chiến dịch điện biên phủ (1954) (Trang 25 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(49 trang)
w