Nghĩa thực của tên các loài hoa trong ca dao Việt Nam

Một phần của tài liệu Đặc trưng ngữ nghĩa, ngữ pháp của từ ngữ, hình ảnh các loài hoa trong ca dao việt nam (Trang 58)

7. Cấu trúc luận văn

3.2.2. nghĩa thực của tên các loài hoa trong ca dao Việt Nam

Ca dao là loại hình văn học sử dụng rất nhiều tên của các loài hoa. Nó không phải là sự vận dụng ngẫu nhiên mà còn là dụng ý nghệ thuật của tác giả dân gian. Tên mỗi loài hoa xuất trong những cặp ca dao, những câu, những bài ca dao đều hàm chứa một nội dung nào đó. Hay nói cách khác qua việc sử dụng tên của các loài hoa trong ca dao chúng ta thấy ý nghĩa thực của nó nh thế nào.

Qua khảo sát: Kho tàng ca dao ngời Việt (Nguyễn Xuân Bính – Chủ biên), chúng tôi thu đợc 925 câu ca dao có hình ảnh hoa, trong số 925 câu ca chúng tôi nhận thấy 93 từ hoa đợc xuất hiện với nghĩa gốc (nghĩa đen). Đó là: một bộ phận trọng yếu của loài cây kết thành quả. Cơ quan sinh sản của nhiều thực vật có màu thờng có hơng, một số dùng làm cảnh. Ví dụ: Hoa huệ màu trắng, hoa sen thơm ngát…

Trớc hết tên của các loài hoa đa vào trong ca dao có ý nghĩa: nói về vẻ đẹp của các loài hoa, nói về đặc điểm, tính chất của các loài hoa. Đó là tính chất đặc trng, vẻ đẹp riêng của mỗi loài hoa.

- Càng thắm thì lại càng phai

Thoang thoảng hoa nhài mà lại thơm lâu - Hoa nhài thoang thoảng thơm lâu Những cái cô hầu bẻ lấy cầm chơi

Câu ca dao đã nêu lên đặc điểm của loài hoa nhài, đó là loài hoa có hơng thơm dịu dàng, thoang thoảng và có mùi hơng thơm lâu. Đây là đặc điểm thực tế của hoa nhài trong cuộc sống, câu ca dao đã phản ánh đặc điểm của sự vật, hiện tợng trong đời sống, đó là ý nghĩa thực, ý nghĩa bề mặt của câu ca dao.

- Có đỏ mà chẳng có thơm

Nh hoa râm bụt nên cơm cháo gì - Hoa bụt mọc trớc cửa chùa Đỏ thì cứ đỏ tứ mùa không thơm

Nhìn từ bề mặt câu chữ của hai câu ca dao trên ta có thể nhận biết đợc đặc điểm của loài hoa râm bụt là loài hoa màu đỏ nhng không có hơng thơm. Câu ca dao mang ý nghĩa thực về đặc điểm của loài hoa râm bụt.

Ca dao nói về tên các loài hoa còn đề cập tới màu sắc, hình dáng của các loài hoa khác nh: Hoa bởi, hoa cà, hoa lê, hoa đào, hoa hồng...

- Hoa sim hoa khéo giữ nàng

Nắng hồng không nhạt ma dầu không phai - Bông nhài, bông lý, bông ngâu

Chẳng bằng bông bởi, thơm lâu dịu dàng - Hoa sen mọc bãi cát lầm

Tuy rằng lấm láp vẫn mầm hoa sen - Chơi hoa cho biết mùi hoa

Hoa lê thì trắng, hoa cà thì xanh - Hoa hồng trông thật mĩ miều

Khoe hơng buổi sáng, buổi chiều còn đâu - Trèo lên cây bởi hái hoa

Bớc xuống vờn cà hái nụ tầm xuân

Tên các loài hoa còn có ý nghĩa dùng trong những câu đối đáp giữa các đôi trai gái, các đôi tình nhân:

- Đôi ta nh cánh hoa đào

Vợ đây chồng đấy ai nào kém ai - Đôi ta nh bông hoa hồng

Vợ đây chồng đấy kém ai trên đời - Gió đa bông lách bông lau

Bông lê, bông lựu đố nàng mấy bông ? - Đôi ta là nợ là tình

Là duyên là kiếp đôi mình kết giao - Em nh hoa mận hoa đào

Cái gì là ngải tơng giao hỡi nàng - Búp sen lai láng giữa hồ

Trong các câu ca dao trên "búp hoa sen", "búp hoa lý" là những loài hoa đợc dùng làm cầu nối cho những câu chuyện giữa chàng trai và cô gái. Chàng trai trong hai câu ca dao đã mợn búp hoa sen và hoa lý để mở đầu câu chuyện mà mình muốn nói với cô gái:

- Búp hoa lý là nụ hoa lăng

ở nhà thầy mẹ dặn mần răng em mồ ? Búp hoa lý là nụ hoa lài

ở nhà thầy mẹ dặn kết ngài nh anh

Tên các loài hoa trong ca dao còn có ý nghĩa nữa đó là dùng để so sánh, ví von với những cô gái, những ngời phụ nữ:

- Mẹ anh nh cánh hoa nhài

Nh chùm hoa sói, nh tai hoa hồng - Thân chị nh cánh hoa sen

Chúng em nh bèo nh bọt chẳng chen đợc vào - Thân em nh cái bông quỳ

Ngó thì tốt dạng, ngửi thì không thơm - Thân em nh cánh hoa lài

Hỡi ngời quân tử thơng ai mà gầy

Đó là số phận bất hạnh của những cô gái có vẻ đẹp mong manh, yếu ớt nh "cánh hoa nhài", "cánh hoa đào"

- Thiếp xa nh cánh hoa nhài

Đang tơi đang tốt trao tay cho chàng Bây giờ nhị rữa hoa tàn

Vờn xuân nó kén duyên chàng lại chê - Thân em nh cánh hoa hồng

Lấy phải thằng chồng nh cứt bò khô Thân em nh cánh hoa đào

- Em nh cái búp hoa hồng

Anh giơ tay muốn bẻ về bồng nâng niu - Con gái cha chồng nh bông hoa lý.

Bên cạnh đó, tên các loài hoa còn gắn với đặc trng của các vùng miền các mùa cụ thể.

Mùa xuân về trên Miền Bắc cũng đồng nghĩa với mùa của hoa đào rực rỡ hồng thắm trong gió xuân, xua đi cái lạnh lẽo của mùa đông buốt giá. Còn Miền Nam mùa xuân đến cũng là lúc hoa mai vàng rực ở các thôn cùng ngõ hẻm, góp vào sắc xuân đó, màu trắng khiêm nhờng của hoa ban, hoa mận, hoa mơ ở các vùng đồi núi phía bắc Việt Nam đã hoà chung giai điệu sắc hơng cho đất trời Việt Nam càng trở nên tơi thắm hơn.

3.3. Các nghĩa biểu trng trong ca dao Việt Nam

Một ký hiệu có hai mặt "cái biểu trng và cái đợc biểu trng". Hai mặt này kết hợp với nhau theo liên tởng và ớc lệ. Chúng là "bất khả quy" và bị "gán ghép" theo quy ớc. Theo cách nhìn nhận này thì biểu trng là lấy một sự vật hiện tợng (cái B, cái biểu đạt) để biểu hiện có tính chất tợng trng một cái khác (cái A, cái đợc biểu đạt). Chẳng hạn, "con thuyền" là cái B, cái biểu đạt, chàng trai là cái đợc biểu đạt, cái A.

Biểu trng, theo cách hiểu của chúng tôi, nói một cách đơn giản là lấy một sự vật hiện tợng (cái B) để biểu hiện có tính chất tợng trng cho một cái khác th- ờng mang tính trừu tợng (cái A) "cầu tre lắt lẻo" biểu trng cho đời gian nan, đá vàng biểu trng cho lòng chung thuỷ...

Nói một cách cụ thể, ý nghĩa biểu trng còn đợc gọi là ý nghĩa biểu niệm, nó là lớp nghĩa thứ 2 của từ, của văn bản.

Nếu nh ý nghĩa thực, ý nghĩa biểu vật (lớp nghĩa thứ nhất) bắt nguồn từ nội dung sự vật thì ý nghĩa biểu trng đợc gợi ra từ những nội dung thông tin quan niệm, nội dung thông tin tiền văn bản, ý nghĩa biểu trng không phải đợc

nhận diện nh lớp nghĩa thực mà đợc tự nhận một cách gián tiếp bằng cảm tính, bằng các loại giác quan đặc biệt.

Trong văn học nghệ thuật, chúng ta bắt gặp nhiều trờng hợp mà ở đó lớp ý nghĩa thực và lớp ý nghĩa biểu trng luôn song hành trong một hình ảnh, một chi tiết, một tác phẩm

Chẳng hạn, nh khi chúng ta đến với những bài thơ của Xuân Quỳnh, chúng ta thấy Xuân Quỳnh luôn có sự kết hợp giữa hai bút pháp tả thực và tợng trng. Mọi sự vật, hiện tợng trong thơ chị từ ngọn gió, nhành cỏ, bông hoa, chồi biếc... cho đến những hình tợng nghệ thuật thuyền biển, anh em, con đờng... đều đợc diễn đạt trên 2 bình diện nghĩa: biểu vật và biểu niệm. Thơ chị vì thế vừa gợi lên ý nghĩa trực tiếp vừa gợi lên ý nghĩa sâu xa:

Chỉ có thuyền mới hiều Biển mênh mông nhờng nào Chỉ có biển mới biết

Thuyền đi đâu về đâu

(Thuyền và Biển – Xuân Quỳnh).

Trong thực tế, "thuyền" và "biển" luôn gắn bó song hành bên nhau. Từ thực tế đó Xuân Quỳnh đã đa hiện tợng "thuyền" và "biển" vào trong thơ của mình, "thuyền" và "biển" ở đây không còn là vật vô tri vô giác nữa mà nó đã đ- ợc thổi vào một linh hồn "thuyền" và "biển" ở đây chính là "anh" và "em", cũng biết nhớ, biết yêu, biết hiểu và đồng cảm lẫn nhau:

Những ngày không gặp nhau Biển bạc đầu thơng nhớ Những ngày không gặp nhau Lòng thuyền đau rạn vỡ

(Thuyền và biển – Xuân Quỳnh) Hãy đến với câu thơ của tác giả Nguyễn Đình Thi:

Dây thép gai đâm nát trời chiều (Đất nớc)

Các từ "chảy máu" "đâm nát" bên cạnh nghĩa thực nó còn mang nghĩa bổ sung, phác họa hình ảnh Tổ quốc Việt Nam thân thơng bị kẻ thù tàn phá hủy diệt. Khi nói đến nghĩa thực và nghĩa biểu trng chúng ta cần chú ý rằng giữa hai nghĩa này có mối quan hệ mật thiết với nhau. Nội dung thông tin sự vật là tiền đề cho sự xuất hiện nội dung thông tin quan niệm, nội dung thông tin tiền văn bản. Nh vậy để nắm bắt đợc ý nghĩa sâu xa của một tác phẩm nghệ thuật thì phải bắt đầu từ ý nghĩa trực tiếp, ý nghĩa cụ thể, thể hiện trực tiếp câu chữ của tác phẩm:

Những hình ảnh biểu trng trong ca dao xuất hiện không phải ngẫu nhiên mà theo cơ chế lựa chọn. Nhìn nhận một cách tổng thể thì sự xuất hiện của chúng theo xu hớng nhất định, bởi vì sự lựa chọn hình ảnh này hay hình ảnh kia ít nhiều gắn bó với thị hiếu thẩm mỹ và đặc điểm t duy của tác giả dân gian.

Ví dụ khi đọc những dòng ca dao: Thuyền về có nhớ bến chăng

Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền

Chúng ta thấy hiện lên hai sự vật thờng thấy trên vùng sông nớc, hai sự vật có sự gần gũi gắn bó với nhau. Từ đó các tác giả dân gian đã đa vào hai hình ảnh này một ý nghĩa mới, đó là ý nghĩa biểu trng "thuyền" và "bến" bây giờ chính là hai con ngời, có thể là hai ngời bạn cũng có thể là hai ngời yêu nhau. Một ngời ra đi, còn một ngời ở lại đang tự hỏi thầm và tự nhủ thầm sẽ "khăng khăng" đợi chờ.

Biểu trng là một yếu tố trong thi pháp ca dao, một yếu tố hình thức mang tính nội dung sâu sắc. Bên cạnh vai trò nhất định của nó trong việc thể hiện nội dung bài ca dao, hệ thống các biểu trng còn gắn với đặc điểm văn hoá dân tộc địa phơng.

Thế giới tự nhiên, vật thể nhân tạo và ngay cả những con số cụ thể... khi đi vào ca dao đều có thể mang ý nghĩa biểu trng. Và trong thế giới thực vật đa sắc ấy có không ít những loài cây, hoa đợc tác giả dân gian gửi gắm những ý nghĩa đặc biệt, nhờ chúng nói hộ những suy nghĩ tâm t và trong rất nhiều lời ca dao cỏ cây hoa lá đã trở thành những nhân vật trữ tình. Những lúc này chúng không còn là cây cỏ bình thờng nữa mà chúng đã sống cùng cuộc sống của con ngời, thao thức cùng nhịp đập của trái tim con ngời trong từng tâm trạng vui buồn.

Vì đào nên mận chẳng quên

Vì đào nên mận ngậm phiền nhớ mong Vì đào nên mận long đong

Xin đào chớ ở ra lòng bắc nam

Ai cũng hiểu nội dung lời ca dao này không phải nói đến mận, đào mà chính là lời tự tình của một cặp bạn tình, dùng biểu trng mận, đào để nói lên những tâm t thầm kín, nhắn gửi đến ngời yêu. Hoặc một lời ca dao khác:

Chiều chiều vãn cảnh vờn đào Hỏi thăm thiên lý rơi vào tay ai

Hoa thiên lý ở đây chính là một ngời con gái đang độ thanh xuân có nhiều nơi ớm hỏi nhng cô gái vẫn "làm cao" mặc cho sự "sốt ruột" của các chàng trai. Những lời ca dao nh vậy đã mang lại hiệu quả thẩm mỹ rõ rệt: Những thông điệp cần nói thì đã đợc nói quá rõ mà lời ca dao vẫn ngọt ngào, m- ợt mà, đầy tình tứ.

Trong "Từ điển biểu tợng văn hoá thế giới" (Sđd: Tr 426 427) các tác giả J.Chevalier, A.Gherbrant đã mặc nhiên thừa nhận "Hoa" là một biểu trng văn hoá của nhân loại. Trong ca dao Việt Nam, vẻ đẹp của các loài hoa đã trở thành chuẩn mực, thớc đo cho mọi vẻ đẹp hình thức cũng nh về tâm hồn, phẩm giá của con ngời Việt Nam.

Trong thơ ca nói chung cũng nh trong ca dao nói riêng, để hình thành nên một biểu tợng thì nghĩa đen, nghĩa biểu vật của từ sẽ không đợc khai thác mà chúng ta phải dựa vào nghĩa hàm ẩn, nghĩa biểu cảm của từ.

Kết quả phân tích ngữ nghĩa của từ hoa trong ca dao cho thấy hoa đợc dùng với nghĩa đen xuất hiện 175/925 lần (chiếm 18,9%) hình ảnh hoa đợc dùng với phép so sánh xuất hiện 90 lần (chiếm 14,22%) và đợc dùng với phép ẩn dụ là 187 lần (chiếm 44,31%):

- Hoa thơm trồng dựa cạnh rào

Gió nam gió bấc, hớng nào cũng thơm - Anh chơi hoa mà chẳng kết hoa

Anh hái không đúng lúc để vờn hoa chóng tàn

Không phải trong mỗi một câu ca dao thì các từ chỉ hoa và tên hoa chỉ xuất hiện với một nghĩa (hoặc chỉ nghĩa đen, hoặc chỉ với nghĩa so sánh, hoặc chỉ với nghĩa ẩn dụ của từ) và với một nét nghĩa nhất định mà chúng ta thấy có những lời ca dao trong đó các từ này xuất hiện với nhiều nghĩa khác nhau:

Thân các cô đẹp nh bông hoa gạo nở trên cây Thân chúng tôi xấu xí nh cỏ may mọc ở bên đờng Tôi chắp tay, tôi lạy ông cả gió rung cây

Cái bông hoa gạo rụng xuống, cái cỏ may nó xô vào

Hoa gạo và cỏ may ở 2 câu trên vẫn mang nghĩa cụ thể, cha có sự chuyển nghĩa. Cô gái đẹp, cao sang đợc ví với bông hoa gạo rực rỡ ở mãi trên cao, còn chàng trai với phận thấp hèn, xấu xí thì đợc ví nh ngọn cỏ bên đờng. Nhng ở hai câu ca dao sau thì hoa gạo và cỏ may không còn mang nghĩa đen nữa mà nó đã có sự chuyển nghĩa và khi đó thì bông hoa gạo đã mang nghĩa ẩn dụ chỉ cô gái còn cỏ may là tợng trng cho chàng trai.

Hay trong lời ca dao sau đây, chúng ta cũng thấy từ hoa xuất hiện không chỉ với một nét nghĩa duy nhất:

Để em đi bán kẻo hoa em tàn - Hoa tàn vì bởi mẹ cha

Khi búp không bán để tàn ai mua?

ở đây trong lời đối đáp giữa chàng trai và cô gái đã lấy chuyện hoa ra để nói về con ngời. Từ hoa trong câu đầu đợc dùng với nghĩa đen, nghĩa định danh nhng ở câu sau hoa đã có sự chuyển nghĩa. ở đây không còn để nói về chuyện tàn nở của những bông hoa thuần tuý nữa mà chàng trai đã mợn hình ảnh hoa để từ đó nói về thời xuân sắc của cô gái, do đó từ hoa ở đây đã mang ý nghĩa hàm ẩn.

Sau đây, chúng ta thử tìm hiểu ý nghĩa biểu trng của từ chỉ hoa và tên hoa qua so sánh và ẩn dụ trong ca dao.

Trong các ý nghĩa của hoa mà chúng tôi khảo sát và thống kê đợc, có thể quy về các hớng nghĩa chính và những cấp độ biểu hiện cụ thể của biểu trng này nh sau:

Bảng 3.1. Hệ thống các hớng nghĩa cơ bản của biểu trng hoa

Cái biểu trng Cái đợc biểu trng Tổng

Hoa (huê, bông) Cái đẹp Tình yêu Hôn nhân Tính nữ (Ngời phụ nữ) Tính dục Số lần xuất hiện 352 333 115 125 925 Tỷ lệ (%) 38% 36% 12,4% 13,6% 100%

Bảng 3.2. Các cấp độ nghĩa biểu trng của hoa Hớng

nghĩa cơ bản

Hớng nghĩa cấp hai Hớng nghĩa cấp ba

Tổng ý nghĩa cụ thể Số lần xuất hiện Tỷ lệ ý nghĩa cụ thể Số lần xuất hiện Tỷ lệ Hoa thơm, đẹp đẽ (tơi) (Nghĩa đen, 315 34% Là nguồn sống

Là không gian tâm tình, tự tình 110 12% Vẻ đẹp con ngời 77 8,3% Ngời đẹp (dùng chung) 97 9,8%

Một phần của tài liệu Đặc trưng ngữ nghĩa, ngữ pháp của từ ngữ, hình ảnh các loài hoa trong ca dao việt nam (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w