Kết thúc kiểm toán

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác kiểm toán tài sản cố định và một số biện pháp nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán báo cáo tài chính nói chung và quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định nói riêng đối với công ty an phát (Trang 48 - 51)

Kết thúc kiểm toán là giai đoạn cuối cùng của cuộc kiểm toán, giai đoạn này được thể hiện theo các bước sau:

49

Các cuộc kiểm toán được tiến hành sau ngày kết thúc niên độ kế toán. Do đó trong khoảng thời gian từ ngày kết thúc niên độ kế toán đến khi hoàn thành Báo cáo kiểm toán có thể xảy ra các sự kiện có ảnh hưởng đến BCTC của doanh nghiêp, KTV có trách nhiệm xem xét các sự kiện xảy ra sau ngày lập BCTC.

Để thu thập và xem xét các sự kiện xảy ra sau ngày lập BCTC, KTV có thể sử dụng các thủ tục sau:

- Phỏng vấn Ban quản trị.

- Xem xét lại các Báo cáo nội bộ sau ngày lập BCTC. - Xem xét lại sổ sách được lập sau ngày lập BCTC. - Kiểm tra các biên bản phát hành sau ngày lập BCTC.

- Kiểm tra lại kết quả của các khoản công nợ ngoài dự kiến được đánh giá là trọng yếu.

- Xem xét những TSCĐ không sử dụng và được bán sau ngày khóa sổ với giá thấp hơn nguyên giá ghi trên sổ sách.

- Các khách hàng có số dư công nợ lớn nhưng đến đầu năm sau mới phát hiện được là không có khả năng thanh toán có liên quan đến TSCĐ.

KTV thường kiểm tra toàn bộ các nghiệp vụ xảy ra tại giao điểm của các kỳ quyết toán. Tiến hành xem xét các biện pháp mà nhà quản lý đơn vị áp dụng nhằm đảm bảo những sự kiên sau ngày kết thúc niên độ đều đã được xác định.

1.2.3.2 Tổng hợp kết quả kiểm toán

Trong Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 500: “ KTV thu thập bằng chứng thông qua việc kiểm tra hệ thống KSNB, KTV phải xác định xem các bằng chứng thu thập được có đầy đủ và thích hợp không để đưa ra đánh giá của mình về rủi ro kiểm soát. KTV thu thập bằng chứng thông qua việc kiểm tra chi tiết, quan sát, điều tra, xác nhận, tính toán và các thủ tục phân tích. Nếu

50

KTV ở trong trạng thái không thể thu nhập bằng chứng đầy đủ và thích hợp, KTV sẽ đưa ra ý kiến chấp nhận từng phần có yếu tố tùy thuộc hoặc ý kiến ngoại trừ, ý kiến không thể cho ý kiến hoặc ý kiến không chấp nhận”.

Sau quá trình kiểm toán, KTV thực hiện việc tổng hợp kết quả kiểm toán làm cơ sở cho việc đưa ra ý kiến nhận xét của mình trong Báo cáo kiểm toán. Mỗi KTV tham gia kiểm toán phải gửi kết quả kiểm toán của mình cho trưởng nhóm kiểm toán tổng hợp chung kết quả của các KTV được thể hiện trên trang tổng hợp và trường hợp và thường bao gồm các nội dung sau:

- Các sai phạm đã phát hiện khi kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ và số dư tài khoản và đánh giá mức độ của sai phạm.

- Nguyên nhân của sai lệch ( nếu có) và bút toán điều chỉnh sai phạm. - Kết luận về mục tiêu kiểm toán: đạt được hay không đạt được mục tiêu - Các kiến nghị: KTV sẽ nêu lên các bút toán điều chỉnh nếu có và những giải trình, thuyết minh cần bổ sung trên BCTC ghi rõ nguyên nhân và số tiền cần phải điều chỉnh. Ngoài ra, KTV còn nêu nhận xét về những tồn tại của hệ thống kế toán và hệ thống KSNB đối với bộ phận được kiểm tra, đề xuất các ý kiến cải thiện hệ thống KSNB tại doanh nghiệp.

- Các vấn đề cần tiếp tục theo dõi trong đợt kiểm toán sau.

1.2.3.3 Công bố Báo cáo kiểm toán

Sau khi tiến hành xong các công việc ở trên, KTV phần hành lập Báo cáo tổng hợp về phần hành. Trong trường hợp kiểm toán TSCĐ có hạn chế về phạm vi kiểm toán mà không thể thu thập đủ bằng chứng kiểm toán để khẳng định về tính trung thực hợp lý của khoản mục TSCĐ thì KTV có thể đưa ra ý kiến ngoại trừ.

Kết thúc công việc kiểm toán, KTV và Công ty kiểm toán sẽ lập và phát hành Báo cáo kiểm toán theo Chuẩn mực kiểm toán. Ngoài ra, KTV có thể

51

lập và phát hành Thư quản lý nhằm tư vấn cho khách hàng về những tồn tại của đơn vị mình và những biện pháp nhằm khắc phục những tồn tại đó.

CHƢƠNG 2:

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác kiểm toán tài sản cố định và một số biện pháp nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán báo cáo tài chính nói chung và quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định nói riêng đối với công ty an phát (Trang 48 - 51)