Những bài học kinh nghiệm của thực trạng kiểm toán TSCĐ:

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác kiểm toán tài sản cố định và một số biện pháp nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán báo cáo tài chính nói chung và quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định nói riêng đối với công ty an phát (Trang 138 - 139)

Thu tiền và hạch toán chi phí liên quan

3.2.2 Những bài học kinh nghiệm của thực trạng kiểm toán TSCĐ:

3.2.2.1 Việc năm bắt và vận dụng các chuẩn mực kế toán và Kiểm toán trong quá trình thực hiện Kiểm toán là yếu tố không thể thiếu đối với KTV khi tiến hành kiểm toán.

Việc nắm vững các chuẩn mực kế toán và kiểm toán trong khi tiến hành công việc là yêu cầu bắt buộc đối với các KTV. Điều này các KTV trong công ty đều có ý thức cao. Chỉ khi nắm vững các chuẩn mực kế toán và kiểm toán sẽ đảm bảo cho công việc kiểm toán được tiến hành theo đúng các chuẩn mực quy định. KTV hiểu biết các chuẩn mực kế toán, kiểm toán thì mới có thể phát hiện các sai sót trên BCTC của khách hàng, từ đó đưa ra được ý kiến chính xác về BCTC đã được kiểm toán.

3.2.2.2 Sự linh hoạt, sáng tạo của KTV trong việc lựa chọn các thủ tục kiểm toán thích hợp với từng khoản mục trong từng doanh nghiệp cụ thể đã tạo hiệu quả cao trong công việc

Để hỗ trợ cho KTV trong công việc lập kế hoạch kiểm tra chi tiết đối với các khoản mục trên BCTC, công ty xây dựng một chương trình kiểm toán mẫu trong đó bao gồm các thủ tục kiểm tra chi tiết cơ bản thường được sử dụng để kiểm tra chi tiết cho các sai sót tiềm tàng của từng tài khoản. Điều này giúp cho KTV định hướng tốt trong mỗi cuộc kiểm toán. Căn cứ vào chương trình kiểm toán mẫu này, KTV sẽ sửa đổi các thủ tục kiểm toán thích hợp và có thể tự thiết kế các thủ tục kiểm toán bổ sung nếu KTV nhận thấy các thủ tục kiểm toán mẫu chưa bao quát hết được.

139

Điều này cho thấy kiểm toán viên trong công ty phải có một sự năng động, sáng tạo trong công việc khi tiến hành kiểm toán. Muốn làm được điều đó, trước hết kiểm toán viên phải có được sự hiểu biết về đặc điểm kinh doanh của khách hàng, đặc biệt là hiểu rõ về khoản mục mà mình đang kiểm tra để từ đó có các thay đổi cho phù hợp.

3.2.2.3 Thực hiện việc soát xét chặt chẽ trong quá trình kiểm toán giúp đưa ra báo cáo kiểm toán có độ tin cậy cao.

Để đảm bảo chất lượng dịch vụ mà công ty cung cấp, APS luôn tiến hành kiểm soát chất lượng công việc rất cẩn thận và chặt chẽ.

Qua nghiên cứu quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ trong kiểm toán BCTC do APS thực hiện, có thể thấy rằng việc kiểm tra, soát xét được thực hiện trong cả giai đoạn thực hiện lẫn giai đoạn kết thúc và ra báo cáo. Trong giai đoạn thực hiện, việc kiểm tra của trưởng nhóm sẽ đảm bảo cho việc quản lý và kiểm soát tiến độ thực hiện cũng như chất lượng công việc của các nhân viên và so sánh với chương trình kiểm toán nhằm đảm bảo các khoản mục trên BCTC đã được thực hiện đầy đủ. Trước khi phát hành báo cáo chính thức, toàn bộ hồ sơ kiểm toán phải trải qua các quá trình soát xét hết sức nghiêm túc và chặt chẽ của chủ nhiệm kiểm toán và Ban giám đốc.

Thực hiện đánh giá công việc kiểm toán sau mỗi cuộc kiểm toán giúp công ty cũng như các KTV nhận ra được những điểm mạnh và điểm yếu của mình để phát huy và khắc phục.

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác kiểm toán tài sản cố định và một số biện pháp nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán báo cáo tài chính nói chung và quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định nói riêng đối với công ty an phát (Trang 138 - 139)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)