Ngôn ngữ nhân vật

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngôn ngữ tiểu thuyết tố tâm của hoàng ngọc phách (Trang 28 - 31)

6. Cấu trúc luận văn

2.2.Ngôn ngữ nhân vật

Để khám phá chân lý nghệ thuật về nhân vật của tác phẩm văn học ngời ta có thể quan tâm đến nhiều phơng diện xây dựng nhân vật nh : hành vi, ngoại hình, diện mạo nh… ng có một số phơng diện bộc lộ một cách trực tiếp, tinh tế về tính cách, tâm lý, đời sống, tinh thần, thái độ của nhân vật, đó là ngôn ngữ nhân vật trong khi thể hiện mối quan hệ giữa nhân vật và hoàn cảnh sống.

Ngôn ngữ nhân vật là "lời nói của nhân vật trong tác phẩm thuộc loại hình tự sự và kịch". Đó là lời nói biểu lộ sinh động trong những ngữ cảnh riêng biệt, mang đạm dấu ấn cá nhân của chủ thể. Mỗi khi xuất hiện ngôn ngữ nhân vật, ngời đọc lại có thêm một số cơ sở ngôn ngữ để nhận định rõ hơn về chủ thể phát ngôn thông qua những đặc điểm của ngôn ngữ ấy. Tuy nhiên, để thể hiện đời sống và cá tính nhân vật, nhà văn phải cá thể hoá ngôn ngữ nhân vật, làm cho ngôn ngữ nhân vật làm thành một hình thức thể hiện riêng biệt, cũng không thể tách rời xã hội, cộng đồng mà nó đang tồn tại. Do đó, ngôn ngữ nhân vật bao giờ cũng phải đảm bảo sự kết hợp sinh động giữa tính cá thể hoá và tính khái quát hoá. Mỗi nhân vật đều có một ngôn ngữ riêng, một giọng điệu đặc thù, nhng đồng thời thông qua cái riêng ấy, ta nhận thấy nó tiêu biểu cho đặc điểm ngôn ngữ của một tầng lớp ngôn ngữ, gần gũi với nghề nghiệp, tâm lí, giai cấp, thái độ nhân vật với chính nhân vật.

Nói vậy để thấy đợc việc xây dựng ngôn ngữ nhân vật có tầm quan trọng tơng đơng với việc xây dựng ngôn ngữ ngời kể chuyện. Đòi hỏi nhà

viết tiểu thuyết phải phát hiện ra phong cách ngôn ngữ riêng của từng nhân vật, nó phản ánh khái niệm sống cá nhân, thái độ văn hoá t tởng và tâm lý họ. Đằng sau mỗi câu nói là một hình ảnh xã hội trong một tiểu sử cá nhân, ngôn ngữ nhân vật phải là ngôn ngữ phản ánh tính cách. Mỗi nhân vật có một giọng điệu riêng, thích dùng ngôn từ riêng. Có thể nói, tính cách điển hình của ngôn ngữ nhân vật trong văn học một phần phản ánh qua ngôn ngữ độc thoại và đối thoại của nhân vật.

Do vậy, ngôn ngữ nhân vật là phơng tịên bộc lộ cá tính, tính cách và hành vi tâm lí của nhân vật trong những tình huống cụ thể. Nó phải đợc cá thể hóa và tình huống hoá triệt để. Nói cá thể hoá vì có bao nhiêu nhân vật là có bấy nhiêu giọng nói, cách nói khác nhau. Tình huống hoá là sự phản ánh hoàn cảnh tâm lý nhân vật trong những sự kiện môi trờng sống cụ thể. Đồng thời, thông qua cá thể hoá và tình huống hoá của ngôn ngữ nhân vật, ngời đọc thấy đợc cái chung, cái khái quát của con ngời và xã hội, trong đó thấy cả chính mình.

Mặt khác, trong khi hớng về sự xây dựng nhân vật, ngôn ngữ nhân vật còn có chức năng thúc đẩy sự kiện vận động và phát triển. Một lời nói của nhân vật còn gây ra hiệu quả tiếp theo dẫn đến nhiều tình huống (thủ pháp này còn sử dụng rộng trong kịch và truyện). Mặt khác, khi nhà văn không thể phát biểu trực tiếp ý của mình có thể để nhân vật nói thay mình nh là một sự hài hoà giữa màu sắc ngôn ngữ nhân vật và ngôn ngữ ngời kể tạo nên vẻ đẹp của bức tranh rộng lớn trong tác phẩm văn học. Với các chức năng đó, ngôn ngữ nhân vật đợc nhà văn nói lên nh một phạm trù mỹ học của loại hình tự sự hiện đại.

Trớc khi xét đặc điểm ngôn ngữ nhân vật trong tiểu thuyết Tố Tâm, chúng tôi làm rõ vẻ đẹp đặc điểm nhân vật trong tiểu thuyết Tố Tâm trớc bởi đặc điểm nhân vật một phần chi phối đặc điểm ngôn ngữ nhân vật.

Có thể thấy hệ thống nhân vật trong tiểu thuyết Tố Tâm chíêm số l- ợng ít chỉ gồm vài nhân vật: Tố Tâm, Đạm Thuỷ, bà án, em Tố Tâm… các nhân vật đều thuần nhất là kiểu nhân vật chính diện chứ không có nhân vật phản diện. Điều này chi phối đến đặc điểm nhân vật.

Ví dụ nh Đạm Thuỷ là ngời có học thức, nhạy cảm, yêu mến con ng- ời và tạo vật, bởi vậy, ngôn ngữ Đạm Thuỷ là ngôn ngữ có cảm xúc, có sự đánh giá, đồng thời đẫm chất suy t và triết lý:

"Dù trong lòng có khi lửa tình chợt nhóm cũng phải nén xuống ngay mà không dám để lộ cho ai biết. Hai bên đều giữ ý nh cách nhau một bức t- ờng ngăn chặn hai bên cũng có lúc muốn trèo qua tờng mà không bên nào dám, nàng thì còn e mình là con gái nhà nề nếp, vả phận đào tơ phải giữ ngọc gìn vàng. Còn tôi là nam nhi còn xử sự đợc tự do hơn một tí, vả lại xa nay con trai thơng con gái một cách chính đáng cũng là lẽ thờng, nhng nghĩ mình bởi đến chơi mà nhà nàng mà quen chứ không phải hai bên tơng ngộ, vả tôi yêu nàng lắm, trong óc đã nảy ra lắm truyện mơ màng nhng vẫn sợ cái lòng tin cẩn của bà án và cậu em. Đành rằng yêu một ngời thiếu nữ để mà yêu mà quý, mà làm mọt ngời tri kỷ, không có một manh tâm nào mà là một việc thờng của ngời thiếu niên, nhng trong thâm tâm tôi vẫn có cái e lệ tự nhiên và lúc đó tôi còn thích làm một ông anh, trong lòng có cái thú của ngời thích điều quảng đại, đem lòng nam tử mà che chở cho một ngời yếu hơn mình".

Ngôn ngữ, lời nói đó của Đạm Thuỷ nh vậy phải là những ngôn ngữ, lời nói của ngời có học, có chiều sâu, có suy nghĩ trớc sau.

Hay những bức th mà Tố Tâm gửi cho Đạm Thuỷ, đặc biệt trong là "những mảnh di tình" cũng phải là sản phẩm của một "khối tình trong sạch" rất chung tình nhng lại cũng hiếu thảo, yêu tự do và có cá tính.

Hai hình thức chủ yếu của ngôn ngữ nhân vật là ngôn ngữ đối thoại và ngôn ngữ độc thoại nhằm mục đích chủ yếu là nhằm miêu tả tính cách nhân vật.

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngôn ngữ tiểu thuyết tố tâm của hoàng ngọc phách (Trang 28 - 31)