6. Cấu trúc luận văn
2.2.2. Ngôn ngữ độc thoại
Khác với đối thoại, ngôn ngữ độc thoại là sự biểu hiện của lời nói trớc hết hớng tới bản thân mà không tính đến phản ứng ngời đối thoại.
Cũng nh ngôn ngữ đối thoại, ngôn ngữ độc thoại phản ảnh những hành vi ngôn ngữ trong nhận thức nhân vật tham gia vào bố cục và sự liên kết cốt truyện, đồng thời thực hiện chức năng liên kết cá nhân. Thông qua lời thoại nhân vật, ta thấy đợc những ý nghĩa ngoài nội dung cụ thể, trực tiếp ở lời nh: thái độ đối xử, truyền thống văn hoá.
Đối thoại luôn thực hiện chức năng của ngôn ngữ ngời nói với ngời nghe trực tiếp hiện hữu. Trong khi đó, độc thoại diễn ra mà không có ngời nghe, ngôn ngữ độc thoại giao tiếp với ngời nói chính là bản thân nó, đó là hình thức nói cho riêng mình nghe. Nói nh vậy không có nghĩa độc thoại không thể hiện chức năng giao tiếp. Bởi khi độc thoại, là lúc chủ thể đang giải bày, bộc lộc tâm sự. Đó là phơng thức, là lúc nhân vật tự giải phóng mình khỏi những vớng bận, bức xúc của tâm trạng. Độc thoại không gì khác hơn là sự thể hiện nhu cầu giao tiếp của nhân vật, mà trong một chừng mực nào đó, đối thoại với những quy định, ràng buộc, không cho phép nhân
vật thổ lộ, trình bày tự do, dễ dàng thể hiện bằng độc thoại. Do vậy, những phát ngôn hớng tới mình, tự nói với mình, tự diễn đạt những cảm xúc, tâm trạng, suy nghĩ, diễn biến nội tâm đều là sự thể hiện chức năng đặc thù của độc thoại. Nhân vật độc thoại trong một tác phẩm, một mặt để nói với bản thân về chính nó, mặt khác ngầm hớng tới đối tợng khác, hớng sự tác động tới đối tợng khác, hớng sự tác động tới ngời đọc.
ở tiểu thuyết Tố Tâm, xung đột cơ bản là xung đột nội tâm nên thành công của Hoàng Ngọc Phách đợc đánh giá ở những đoạn độc thoại nội tâm. Độc thoại nội tâm là lời phát ngôn của nhân vật nói với chính mình. Đây là thủ pháp cực hiệu quả để phô bày đời sống nội tâm. Hoàng Ngọc Phách đã để nhân vật đối thoại, độc thoại trực tiếp với chính mình để bộc lộ suy nghĩ, trăn trở đang bứt rứt trong đáy sâu tâm hồn mình.
Hoàng Ngọc Phách đã rất sáng tạo khi đặc tả ngôn ngữ độc thoại nhân vật qua hình thức cũng rất đặc biệt, đó là hình thức nhật ký. Những dòng nhật ký của Tố tâm đợc tập hợp lại thành "những mảnh di tình". Đó là những lời nói cuối cùng của Tố Tâm, đó là những giây phút Tố Tâm sống thực với con ngời mình. Nàng tự đối thoại với bản thân để rồi đau khổ, day dứt, dằn vặt: "Chắc lúc này anh chả nghĩ rằng có một ngời ngồi trên gác, đau yếu buồn rầu đang trông anh nhỉ. Anh có cách gì làm em quên anh để em ngủ một lúc đợc không anh?". Có lúc nàng tự đặt giả thiết: "Giá ông lang chữa cho cho mẹ em trớc hôm mùng tám thì có phải ông cải tử đợc cho hai ngời không anh nhỉ".
Những dòng suy nghĩ này chứng tỏ một tình yêu sâu nặng ở nhân vật. Ngay lúc cận kề cái chết, nhân vật vẫn dồn hết tâm trí về phía ngời yêu, vẫn suy nghĩ không biết ngời yêu có biết đợc tình cảm của mình hay không, rồi nghĩ đến ngời chữa bệnh cho me. Thời gian nhân vật ốm liệt gi- ờng là thời gian nhân vật ngẫm nghĩ, suy t, một mình đối thoại với chính mình. Bề ngoài Tố Tâm tỏ ra là một ngời con hiếu thuận nhng thông qua
ngôn ngữ độc thoại của nhân vật, ta thấy trong nội tâm nàng vẫn giữ tình yêu nguyên vẹn cho Đạm Thuỷ.
"Từ khi em biết lòng em không đợc biết cuộc trăm năm với anh, em vẫn yêu anh mà giữ lấy một mối tình vô hy vọng cho suốt cả đời em để sau khi hơng toả khói tan em chỉ nghĩ đến một câu rằng: ta đã biết luyến ái, mà chữ chung tình vẹn toàn mà đủ thoả".
Có thể nói, xây dựng ngôn ngữ độc thoại nội tâm của nhân vật là thủ pháp rất hữu hiệu trong việc giúp nhân vật phơi bày cái "tôi" của mình, phơi bày dòng suy nghĩ t tởng một cách chân thực, phơi bày cái "tôi" của mình. Nếu ở những màn đối thoại nhân vật bày tỏ quan điểm của mình trớc mọi ngời thì những mẫu độc thoại nội tâm chính là cách nhân vật phát ngôn với chính mình, để cho tiếng nói nội tâm của lòng mình vang lên. Có thể nói, 14 trang nhật kí của nhân vật Tố Tâm dồn lại thành tập bề ngoài tự đề chữ " Mấy mảnh di tình" là tất cả những nỗi niềm tâm sự Tố Tâm muốn gửi lại cho Đạm Thuỷ trớc lúc chết. Đọc những dòng nhật ký thấm đậm nớc mắt này không chỉ riêng Đạm Thuỷ, mà tất cả chúng ta đều phải rơi lệ, cảm th- ơng cho mối tình bi thơng của Đạm Thuỷ và Tố Tâm. Để tiếng nói nội tâm của nhân vật vang lên, ta thấy Hoàng Ngọc Phách dờng nh đã nhập vai để nói lên t tởng, tình cảm, quan điểm thẩm mỹ của mình.
Chúng tôi đa hình thức viết th vào hình thức ngôn ngữ đối thoại, hình thức nhật ký thuộc ngôn ngữ độc thoại chỉ vì hình thức viết th nghiêng về hình thức đối thoại và hình thức nhật ký có tính chất độc thoại nhiều hơn mà thôi. Thực ra hình thức viết th và nhật ký có thể nói sự sáng tạo độc đáo của Hoàng Ngọc Phách ở phơng diện xây dựng ngôn ngữ nhân vật. Bởi hai hình thức này có tính chất lợng phân giữa ngôn ngữ đối thoại và độc thoại, vừa hỗ trợ cho nhau trong việc xây dựng kết cấu tác phẩm, thể hiện tình cảm nhân vật và xác lập mối quan hệ liên nhân xung quanh nhân vật.
Chơng 3
Đặc điểm các cấp độ ngôn nghệ thuật trong tiểu thuyết Tố Tâm