Khái niệm ngữ nghĩa

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngữ pháp và ngữ nghĩa của từ sông,nước trong kho tàng ca dao người việt (Trang 68 - 72)

7. Cấu trúc của luận văn

3.1.Khái niệm ngữ nghĩa

Theo Từ điển tiếng Việt, hai khái niệm ý nghĩa, ngữ nghĩa và ý nghĩa đợc hiểu nh sau:

ý nghĩa (d) đợc hiểu: "1. Nội dung chứa đựng trong một hình thức biểu hiện bằng ngôn ngữ, văn tự hoặc bằng một kí hiệu nào đó. Câu nói mang nhiều ý nghĩa. Tìm hiểu ý nghĩa của bài thơ. Cái nhìn đầy ý nghĩa. 2. (thờng đứng sau ) giá trị, tác dụng. Rừng có ý nghĩa lớn đối với khí hậu. Một việc làm tốt có ý nghĩa giáo dục sâu sắc. Thắng lợi có ý nghĩa thời đại". [31, tr.1167 ].

Còn ngữ nghĩa (d) đợc hiểu là: "1. Nghĩa của từ, câu,v.v...trong ngôn ngữ. Tìm hiểu ngữ nghĩa của từ trong câu. 2. Ngữ nghĩa học (nói tắt)" [31, tr.695 ].

Nghĩa (d) đợc hiểu là: "1. Nội dung diễn đạt của một kí hiệu, đặc biệt là kí hiệu ngôn ngữ. Những nghĩa của từ "đánh". Tìm hiểu nghĩa của câu. 2. (thờng dùng sau

). Cái nội dung làm thành giá trị. Lao động làm cho cuộc sống trở nên có giá trị hơn ". [31, tr.678 ].

Vậy, khái niệm ngữ nghĩa mà chúng tôi sử dụng ở trong đề tài này thuộc nhóm 1 của Từ điển tiếng Việt, chỉ: nghĩa của từ, câu trong ngôn ngữ. Ví dụ: Tìm hiểu nghĩa của từ trong câu (trong hành chức ) gắn với ngữ cảnh.

3.1.2. Nghĩa thực và nghĩa biểu trng

a. Nghĩa thực

Theo Từ điển tiếng Việt, nghĩa thực: nghĩa từ vựng của từ theo đúng nghĩa của nó, còn gọi là nghĩa đen "Nghĩa của từ ngữ đợc coi là có trớc những nghĩa khác về mặt lôgic hay về lịch sử. Nghĩa đen của từ "xuân" là chỉ một mùa xuân trong năm ". [tr.679]. Nét nghĩa này mang tính võ đoán, không căn cứ, không lí do.

b. Nghĩa biểu trng

Có thể hiểu nghĩa biểu trng (còn gọi là nghĩa bóng) là nghĩa "bắt nguồn từ nghĩa đen hoặc một nghĩa bóng khác nhờ kết quả của việc sử dụng từ có ý thức trong lời nói để biểu thị sự vật không phải nhờ vào quy chiếu tự nhiên, thờng xuyên. Một từ có đợc nghĩa bóng khi nó định danh sự vật không phải trực tiếp, mà qua một sự vật khác theo phép ẩn dụ, hoán dụ, chơi chữ..."[44, tr.144].

Ví dụ: Trong câu " Cơm vào miệng cũng còn rơi" thì miệng là bộ phận dùng để ăn, trong "Một miệng kín, chín mời miệng hở" thì miệng là cách nói hoán dụ để chỉ ngời, trong"Mồm miệng đỡ chân tay; Miệng nhà quan có gang có thép..." thì miệng

lại chỉ lời nói. Hay mặt dùng để chỉ ngời "có mặt thì mắng, vắng mặt thì thơng", chỉ danh dự của con ngời "Ai đội mũ lệch xấu mặt ngời ấy; chó gầy xấu mặt ngời nuôi". Nghĩa biểu trng là nghĩa có căn cứ, có tính lí do. Tính biểu trng của hình ảnh, sự việc trong ca dao thể hiện ở những mức độ khác nhau có liên quan đến các hiện tợng đời sống xã hội, lịch sử, phong tục, tập quán, tín ngỡng của nhân dân và đặc trng của từng thể loại.

Trong ca dao, ngời bình dân sử dụng những yếu tố, những chi tiết đời sống thực vào mục đích thẩm mĩ. Đi vào tác phẩm, dới dạng ngôn từ, những yếu tố, những chi tiết ấy không còn là bản thân nó nh trong thực tại, mà trở thành hình thức cho nội dung ý nghĩa mang tính khái quát, vợt ra ngoài phạm vi nghĩa thông thờng của yếu tố ngôn từ đợc sử dụng.

Ví dụ: những đồ dùng cá nhân: áo, áo gấm, áo xông hơng, áo rách, áo lành, yếm tơi.... biểu trng cho đời sống t tởng, tình cảm và số phận con ngời. Hình ảnh chiếc áo, dải yếm nói lên khát vọng tình yêu, khát vọng đợc gần gũi, đợc trao gửi, đợc giao hoà trong tình yêu:

- áo xông hơng của chàng vắt mắc Đêm em nằm, em đắp lấy hơi.

- Ước gì sông hẹp một gang

Bắc cầu giải yếm cho chàng sang chơi.

Chiếc áo trong ca dao còn là sự thể hiện những cảnh đời, những tính cách: cao sang - thấp hèn, giàu - nghèo, xấu - đẹp:

- Chồng ta áo rách ta thơng,

Chồng ngời áo gấm xông hơng mặc ngời. - Thế gian còn dại cha khôn,

Hình ảnh đôi đũa vốn gắn bó với tập quán sinh hoạt đặc biệt của ngời Việt Nam và mang đặc điểm là bao giờ cũng phải có đôi. Khi đi vào ca dao, đôi đũa có khả năng biểu hiện các kiểu quan hệ của lứa đôi.

Đôi đũa lệch chỉ quan hệ khập khiễng, không xứng đáng vừa đôi: - Chồng thấp mà lấy vợ cao,

Nh đôi đũa lệch so sao cho bằng?

Đôi đũa bằng chỉ quan hệ tơng xứng:

- Đôi ta nh đũa trong kho,

Không tề không tiện không so cũng bằng. Đôi đũa ngọc chỉ sự tơng xứng đến toàn mĩ:

- Đôi ta là bạn thong dong,

Nh đôi đũa ngọc nằm trong mâm vàng.

Hay hình ảnh con thuyền, bến trong bài ca dao:

- Thuyền ơi, có nhớ bến chăng? Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Rõ ràng, trong bài ca dao, tác giả dân gian nói về thuyền mà không phải là thuyền, về bến mà không phải là bến mà thuyềnbến ở đây mang nội dung ý nghĩa biểu trng. Hình ảnh thuyền, có đặc điểm luôn cơ động ngợc xuôi, đi hết bến này, bến khác. Do đó thuyền là để chỉ ngời con trai, hay đi đây đi đó. Ngời con trai có quyền lấy năm thê bảy thiếp. Hình ảnh bến có đặc điểm cố định, thụ động chờ đợi, đợc dùng để chỉ ngời con gái có tấm lòng chung thuỷ son sắt. Bài ca dao đã bộc lộ nỗi lòng th- ơng nhớ chung thuỷ của ngời con gái đối với chàng trai mà mình yêu thơng chờ đợi.

Tóm lại, trong một bài ca dao tồn tại hai loại nghĩa: nghĩa thực và nghĩa biểu trng. Việc chỉ ra đợc giá trị biểu trng và qúa trình tạo nghĩa biểu trng của những yếu tố, những chi tiết hiện thực đợc sử dụng trong văn học cũng chính là một trong những cách tiếp cận có hiệu quả đặc trng ngôn ngữ nghệ thuật của các tác phẩm, các thể loại văn học. Cho nên việc tìm hiểu ngữ nghĩa của số từ trong tục ngữ, ca dao chắc chắn sẽ đem lại nhiều điều lí thú, bổ ích.

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngữ pháp và ngữ nghĩa của từ sông,nước trong kho tàng ca dao người việt (Trang 68 - 72)