II- Vai trò của phần mỏ đầu với nội dung và phần kết trong bài ca dao trữ tình.
dao trữ tình.
Nghiên cứu vai trò phần mở đầu với nội dung và phần kết trong bài ca dao trữ tình, chúng ta không thể đồng nhất vai trò đó với tất cả các lời ca. Nghĩa là tất cả các lời ca phần mở đầu đều có vai trò đối với phần nội dung và phần kết nh nhau. Mà tuy thuộc vào cách thức kết cấu của bài ca dao mà phần mở dầu có vai trò phù hợp với nội dung và phần kết bài ca đó.
Với lẽ đó, khi nghiên cứu quan hệ giữa phần mở đầu với phần nội dung và phần kết trong ca dao trữ tình, chúng ta bắt gặp rất nhiều mói quan hệ. Trong khuôn khổ luận văn này, chúng tôi chỉ đề cập đến những mối quan hệ cơ bản nhất, phổ biến nhất làm cơ sơ nghiên cứu.
1- Vai trò của phần mở đầu với nội dung bài ca dao.
1.1-Phần mở đầu có vai trò làm nguyên cớ khi tỏ tình.
Những bài ca dao, có phần mở đầu nêu vai trò, lý do nguyên cớ là những bài ca trong mảng đề tài tình yêu lứa đôi. Đây là những lời ca tỏ tình hết sức khéo léo, đẹp đẽ. Trong tỏ tình có cái gì "dối" song cái "dối" thật đáng yêu, đáng quý. ở đời chăng có ngời mẹ nào lại nỡ lòng trách giận con mình về cái "dối" "hớ huếch" mà sao ngọt ngào có duyên đến thế. "yêu nhau cởi áo cho nhau , Về nhà giối mẹ qua cầu gió bay"
Trong ca dao trữ tình đẹp đẽ nhất, tế nhị nhất và duyên dáng nhất vẫn là hình tợng cái áo trong bài ca "tát nớc đầu đình".
Bỏ quên chiếc áo trên cành hoa sen
Nhiều ngời gọi bài ca này là bài ca "xin áo" cũng phải, vì không có chuyện xin áo thì cũng không có bài ca. Cái áo là tín hiệu giao duyên và bài ca cũng là khúc hát tỏ tình vào loại hay nhất của ca dao trữ tình Viêt Nam.
Mở đầu bài ca là thời gian quá khứ "hôm qua" ở đây cái áo ngời bỏ quên hôm qua là cái cớ duyên dáng để chủ áo "hôm nay" bày tỏ tình ý câu chuyện về cái áo bỏ quên. Từ việc bày tỏ đi đến việc ngỏ lời xin lại cái áo rồi tới việc kế về cái áo: "Sứt chỉ đờng tà", rồi kể về hoàn cảnh "Vợ cha có, mẹ già cha khâu".... Ai đã từng một lần tỏ tình cũng thấy khó nhất là lời nói đầu tiên. Làm sao cất lên đợc điều khó nói nhất ấy trong cuộc đời, phải có một cái cớ nào đấy. Tình yêu đã giúp họ và chàng trai trong bài ca đã tìm ra cái cớ ấy "xin cái áo bỏ quên". Đây là cái cơ khá hay. Cái áo tiềm tàng nhiều khả năng rung động ngời con gái. Để thể hiện hoàn cảnh, thể hiện ớc muốn, chàng trai muốn mợn cô ấy "về khâu cho cùng". Khâu xong hứa sẽ trả tiền công, song sự trả công ấy "rất" không bình thờng. đó là lễ vật dẫn cới, rớc dâu hết sức đầy đủ chu đáo mà chỉ có chú rể tơng lai mới có thể có quyền làm.
Từ xa tới gần, lời tỏ tình kết lại ở ớc muốn trở thành đôi lứa giữa cô gái với chàng trai. Chính cái áo bỏ quên "hôm qua" đã bắc nhịp cầu tự nhiên mềm mại mà vững chắc tới trái tim ngời yêu, ngời đã nhận đợc áo trong cái cớ duyên dáng của chàng trai
Khâu rồi anh trả tiền công Đến khi lấy chồng anh sẽ giúp cho
Giúp em một thúng xôi vò Một con lợn béo một vò rợu tăm
Giúp em đôi chiếu em nằm Đôi chăm em đắp, đôi trằm em đeo
Giúp em quan tám tiền cheo Quan năm tiền vải lại đèo buồng cau...
1.2- Phần mở đầu có vai trò làm nền để thể hiện tâm trạng.
Kiểu vai trò này thờng nằm trong những bài ca sáng tác theo thể hứng. Đây là cách biểu lộ tâm trạng, cảm xúc đối với ngoại cảnh, mở đầu cho sự biểu hiện tâm tình. Trong ca dao trữ tình, chúng ta gặp rất nhiều bài ca đợc sáng tác theo lối "đối cảnh sinh tình". Có nghĩa là bài ca đó nêu cảnh vật trớc để làm nền. Cảnh vật nằm ở phần mở đầu của bài ca dao sau đó mới bộc lộ tâm trạng ở phần nội dung.
Đa số các bài ca dao trữ tình đều có kết cấu mở đầu bằng hình ảnh thiên nhiên. Thiên nhiên trong ca dao trữ tình, thăm đợm cảnh sắc của "hong đồng gió nội" gợi cho ngời niềm thi hứng bay bổng với những hình ảnh dung dị, mộc mạc của không gian trữ tình: "Đêm hè gió mát trăng thanh", "Chiều chiều ra đứng bờ sông", "vào vờn xem vợn hái hoa"...Thiên nhiên ở đây còn là những hình ảnh nhiều màu sắc của các sự vật hiện tợng gắn liền với cuộc sống thờng ngày của con ngời "trời ma nớc chảy quanh sân", "Ma xuân lác đác cành đào", "Sáng trăng suông, sáng cả bờ ao", "Gió vàng hiu hắt đêm thanh".
Sợ dĩ có hiện tợng ca dao lấy thiên nhiên làm nguồn gợi hứng vì thiên nhiên luôn là nguồn cảm hứng cho thi ca, cho con ngời. Ngời dan lao động sống giữa thiên nhiên, hoà cùng thiên nhiên trong mọi nỗi nhọc nhằn vất vả. Thiên nhiên là nguồn sống là môi trờng sinh hoạt văn hoá , tinh thần của nhân dân, môi trờng của các hoạt động lao động, nghỉ ngơi, hội hè, vui xuân... Và cùng từ những hoàn cảnh đó đã nảy sinh thi hứng dân gian với sự ra đời của những tác phẩm thơ ca dân gian trữ tình. Tất nhiên việc gợi nguồn cảm hứng từ thiên nhiên có không ít trong những tác phẩm thơ bác học, Song chỉ có trong ca dao, nguồn cảm hứng đó mới có đợc nguyên vẹn cái màu sắc cổ truyền mộc mạc dân dã mà ít có một tác phẩm thơ nào thể hiện đợc.
Trong ca dao trữ tình, những bài ca đợc sáng tác theo kiểu lấy ngoại cảnh, (cảnh thiên nhiên) làm nền để thể hiện cảm xúc chúng ta thờng thấy ở một số dạng nh sau:
- Bài ca dao có kiểu cấu trúc trong mối liên hệ giữa cảnh và tình. Những bài ca dao kiểu này thờng đợc sáng tác theo lối liên tởng. Từ một sự vật, hiện tợng thiên nhiên hình thành nên cấu tứ lời ca.
Ví dụ: Trăng rằm đã tỏ lại tròn
Khoai lang đất cát lại ngon lại bùi
Em gặp anh đây đã khẻo lại vui Tam tứ sầu giải hết , mặt tơi nh thờng
Vẻ đẹp dung dị của thiên nhiên, hay niềm vui gặp mặt ngời thơng đã làm cho cô gái cảm thấy ánh trăng nh tròn hơn ,khoai nh bùi hơn, ngon hơn. Cảnh và tình hoà quyện vào nhau, tâm hồn ngời can gái rạo rực trớc cảnh đẹp thiên nhiên. Thiên nhiên hoà cùng niềm hạnh phúc của cô gái. Tất cả nỗi buồn sầu qua đi chỉ còn lại ánh trăng dịu dịu của đêm rằm, còn lại cái d vị ngọt bùi của củ khoai và nhiều ơn nữa là vẻ đẹp hạnh phúc của gời con gái.
- Bên cạnh kiểu cấu trúc mối liên hệ giữa cảnh và tình đã nêu ở phần trên, trong ca dao trữ tình chúng ta còn gặp kiểu vừa lấy cảnh thiên nhiên làm nền, vừa liên tởng so sánh. Nghĩa là đăng sau những hình snhr gợi hứng của ngoại cảnh là những ý tởng sâu xa với niềm suy t bay bổng của con ngời. Sự vật hiện tợng, thiên nhiên đợc khắc họa mang ý nghĩa nhất định: Một con sông, một cái cầu soi bóng xuống dòng sông hay một con thuyền với bến đợi.... Tất cả hàm chứa nội dung mang giá trị nhân văn sâu sắc đợc thể hiện bằng thủ pháp nghệ thuật là sự kết hợp tinh tế giữa nguồn cảm hứng của con ngời và lối so sánh đậm đà tính dân gian.
Chẳng hạn: - Sông kia có lạ chi cầu Đôi ta có lại chi nhau mà nhìn
Hoặc: - Thuyền đi để bến đợi chờ Tình đi nghĩa ở bao giờ quen nhau
Chăng nên tình trớc nghĩa sau
Bến này giãi bóng trăng thâu đợi thuyền
Thể hứng ở đây không còn là sự liên tợng trực tiếp giữa hình tợng gợi hứng với nội dung lời ca mà đợc vận dụng theo lối liên tởng gián tiếp, từ ngoại cảnh thiên nhiên, sông và cầu là những hình ảnh thật gần gũi với nhau. Toàn bộ cấu tứ lời ca đợc tạo dựng mang ý nghĩa triết lý giản dị: Hai ngời vốn gần gũi nh sông và cầu thì còn lạ gì nhau mà nhìn. Cũng nh vậy câu thơ thứ hai nêu lên nghĩa chung thủy của lòng ngời qua hình ảnh "bến - thuyền". Bến vẫn mãi đợi thuyền nh tình ngời chẳng bao giờ quên nhau.
1.3- Phần mở đầu có vai trò đa đẩy khi diễn xớng.
Một số bài ca dao tuy có kiểu kết cấu theo thể hứng nhng giữa hai phần: Hình tợng gợi hứng và nội dung chính lời ca không có mối quan hệ gì về mặt ý nghĩa, dù là trực tiếp hay gián tiếp. Nhiều sự vật hiện tợng, hoàn cảnh thiên nhiên miêu tả với t cách là cái gợi hứng, thờng đợc lựa chọn một cách ngẫu nhiên và do đó không ăn khớp gì với cấu tứ chung của bài.
Chẳng hạn có nhiều bài ca, mở đầu bằng những câu: "trời ma", nh sau:
- Trời ma cho ớt là cau
Đôi ta be bé rủ nhau đi bừa
- Trời ma cho ớt lá dừa
Đôi ta be bé đi bừa đồng trong
- Trời ma cho ớt là nem
Đây là hiện tợng đặc biệt trong cấu tứ của ca dao trữ tình.Vì rằng trong các cuộc hát đối đáp, hát thi, để hát đáp lại đối phơng, ngời hát cần phải có thì giờ suy nghĩ, tìm ý cho sát vừa lại hát trả lời cho nhanh, cho kịp thời. Do đó trong các ví dụ nêu trên, việc dùng các từ ngữ "cau", "dừa", "nem", xét đến cùng chỉ là sự bắt vần, gây ngữ khí khi đa đẩy câu thơ mà thôi. Hơn nữa có nhiều câu miêu tả thiên nhiên lại là những câu có sẵn từ trớc ở những bài ca dao khác và có thể ở đấy chúng lại gắn với nội dung chính lời ca. Khi dùng lại những câu có sắn ấy để hợp vần với những câu tiếp theo, ngời ta có thể thay đổi chữ cuối cùng (lá cau, lá dừa, lá nem...) một cách tùy ý mà không cần đến mối liên hệ hợp lý giữa những câu miêu tả thiên nhiên có sẵn ấy với nội dung chính của lời ca.
1.4- Phần mở đầu có vai trò nêu vấn đề, định hớng.
Trong ca dao nói chung và ca dao trữ tình nói riêng, loại bài ca có phần mở đầu nêu vấn đề định hớng cho việc phát triển nội dung lời ca thờng đợc sáng tác theo thể phú (phú có nghĩa là bài ca dao đó trình bày, diễn tả thẳng vào các sự việc, các hành động, các tâm trạng của nhân vật).
Chẳng hạn nh nói về ngời, về việc hay vật gì thì trình bày miêu ta cho ngời ta hình dung đợc ngời hay vật ấy. Trong kết cấu chung của bài ca, phần mở đầu có chức năng giới thiệu, nêu vấn đề hoặc trình bày một cảnh huống nào đó. Toàn bộ phần nêu vấn đề ở phần mở đầu sẽ đợc cụ thể hoá ở phần nội dung lời ca. Giữa hai phần này ý nọ gợi ý cho phần kia, bổ sung làm sáng rõ cho nhau.
Trong ca dao và ca dao trữ tình, nhiều bài ca đợc sáng tác theo kiểu kết cấu này. Lời ca sau đây là một minh chứng:
Yêu nhau chẳng lấy đợc nhau Em về đóng cửa gọt đầu đi tu
Tu đâu cho anh tu cùng
Đến khi thành phật ở chung một chùa
Bài ca dao đợc sáng tác theo thể phú. Hình thức biểu hiện của nội dung lời ca là một sự đối đáp nam - nữ. Bài ca có kết cấu hai phần, phần mở và phần nội dung lời ca. Hai phần này gắn bó bổ sung cho nhau, phần nọ gợi ý cho phần kia theo chiều tiếp nối. Phần mở đầu bài ca có cấu tứ hết sức đơn giản, không có gì đặc biệt, gần nh là nghĩ sao nói vậy để nêu cảnh huống câu chuyện.
Xét về ý: cô gái ở đây hoàn toàn bất lực, không tìm đợc cách gì để thực hiện tình yêu ngoài biện pháp hết sức "tiêu cực", "gọt đầu đi tu".
Từ hành động đi tu của cô gái ở phần mở đầu bài ca, ngời con trai đã phát triển thành một sự đi tu "tích cực". Đi tu không phải là một sự kết thúc cuộc đời, kết thúc tình yêu, mà trái lại để thực hiện tình yêu, từ cái ý nghĩ tích cực táo bạo ấy, tác giả đã sáng tạo ra một sự cấu tứ hết sức mới mẻ, độc đáo. Cái ý đi tu để tiếp tục yêu nhau và lấy nhau đợc cấu tứ thành hai câu đồng dạng cùng diễn tả một ý nhng khác nhau về cấp độ:
- Tu đâu cho anh tu cùng: Chủ yếu nhằm bày đạt nguyện vọng tiếp tục gàn nhau để yêu nhau của chàng trai.
- Khi nào thành phật ở chung một chùa: Nhằm ngụ ý lấy nhau, chung sống với nhau.
Qua những điều vừa phân tích trên, trong kết cấu lời ca, phần mở đầu có vai trò nêu vấn đề. Đó chính là cảnh huống câu chuyện tình, từ cảnh huống đó, bài ca đợc phát triển tiếp ở phần nội dung.
2- Vai trò của phần đầu với phần kết trong bài ca dao trữ tình.
2.1- Đối với thơ bác học "câu mở đầu đến với thi sĩ theo một nẻo bất ngờ, chẳng
hẹn mà nên, không cố mà thành, cùng với sự phát khởi của niềm hng phấn sáng tạo, khiến cho nhiều nhà thơ có cảm tởng mình đợc thân nhân trợ hứng". Đối với thi sĩ dân gian điều này không phải là không xảy ra nhng không phải là điểm chủ yếu. Nó chỉ đúng với lời cất lên đầu tiên và một ngẫu hứng nào đó nhng khi đã vào cuộc hát, câu mở đầu lời ca thứ hai lại chịu ảnh hởng rất lớn đến lời ca trớc, và câu mở đầu lời ca trớc. Cứ nh thế cho đến hết cuộc hát.
Chẳng hạn hai lời đối đáp sau là một minh chứng cho điều này:
Cây chi trên rừng không lá Con cá chi dới biển không xơng
Trai nam nhân đối đặng, thiếp kết nghĩa tao khang với cùng - Cây xơng rồng trên rừng không lá
Con sứa dới biển không xơng
Anh đã đối đặng, phải kết nghĩa cơng thờng với anh. Và đây là kiểu đối đáp nghĩa tình:
Anh đến tìm hoa thì hoa đã nở Anh đến tìm đò thi đò đã sang sông Anh đến tìm em thì em đã lấy chồng Anh yêu em nh rứa có mặn nồng chi mô
Đò đã đầy, thì đò phải sang sông Đến duyên thì em phải lấy chồng
Em yêu anh nh rứa đó có mặn nồng tuỳ anh
Qua hai ví dụ trên, câu mở đầu phần hai (phần kết) đều chịu ảnh hởng trực tiếp của câu mở đầu phần một (phần mở). Câu mở đầu phần một nói điều gì thì cầu mở đầu phần hai đề cập đến vấn đề đó. Thậm chí hầu nh lặp lại cả cách diễn đạt. Nh vậy trong những bài ca dao dài, nhất là những bài có kết cấu đối đáp , phần mở đầu có vai trò chủ động trong lời ca.
2.2- Trong ca dao trữ tình một số lời ca sáng tác theo thể phú, phần mở đầu bài ca
thờng diễn tả, trình bày , giới thiệu nhân vật và các cảnh huống, tâm trạng nhân vật thì kết thúc bài ca khép lại các vấn đề đợc nêu ở phần đầu. Những bài ca có kiểu kết cấu nh thế này là những bài ca dài, ít nhất là bốn dòng thơ, các phần trong cấu tứ bài ca khá rõ ràng. Mỗi phần có chức năng phản ánh riêng, kết hợp giữa các phần với nhau, chúng ta có lời ca hết sức hoàn chỉnh.
Chẳng hạn các bài ca dao sau đây: "mùa xuân em đi chợ Hạ","anh đi anh nhớ quê nhà", "mình nói dối ta mình hãy còn son"...vv..