II. Các cách thức mở đầu trong ca dao trữ tình.
Nh văn xuôi, bài ca dao bao giờ cũng có phần mở và phần nội dung của nó. Phần mở trong bài ca dao là phần đứng đầu văn bản. Phần mở gắn bó chặt chẽ với phần nội dung bài ca để tạo nên tính hoàn chỉnh của văn bản. Trong kết cấu của văn bản, tuỳ thuộc vào nội dung phản ánh mà văn bản đó có kiểu mở đầu phù hợp.
Căn cứ vào nội dung phản ánh và cách thức phản ánh, trong ca dao trữ tình chúng ta thờng gặp hai kiểu mở phổ biến.
1- Kiểu mở trực tiếp.
Mở trực tiếp là kiểu mở, nhân vật trữ tình diễn tả, thể hiện tâm trạng, sự việc thẳng vào vấn đề. Ngữ nghĩa các yếu tố ngôn ngữ trong phần mở đầu hoàn toàn mang nghĩa thực (nghĩa đen), các yếu tó trong phần mở đầu luôn liên kết chặt chẽ với nhau, để cùng nhau thực hiện chức năng giới thiệu, tạo tình huống cho việc phát triển các sự việc ở phần nội dung lời ca.
Tay ngắn tay dài đã có chồng cha
Anh hỏi thì em xin tha Vài ba nơi hỏi nhng cha nhận trầu
( Thi pháp ca dao)
Gặp em thì gặp cho lâu Đừng gặp một tý mà sầu lòng em
( Thi pháp ca dao)
- Anh nói em cũng nghe anh
Đời em đã có chồng con đi rồi
Sống thì cực lắm anh ơi Ly dị thì để tội trời ai mang
(Ca dao trữ tình Việt Nam)
Trong ca dao trữ tình, phần mở đầu chủ yếu là mở trực tiếp. Kiểu mở trực tiếp thờng ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu. Mỗi đối tợng khi tiếp xúc với văn bản, có thể nhận thức đúng nội dung phản ánh thực của văn bản. Theo thống kê của chúng tôi, trong số 1912 lời ca (CDTTVN) có 1874 lời ca có kiểu mở trực tiếp, tỷ lệ 98%.
Căn cứ vào nội dung phản ánh và cách thức phản ánh của bài ca dao, trong ca giao trữ tình, chúng ta thờng gặp một số cách thức mở trực tiếp nh sau:
1.1- Cách thức trần thuật.
Trần thuật là cách thức nhân vật trữ tình thể hiện tâm trạng, cảm xúc của mình bằng việc kể lại hoặc miêu tả. Nếu là kể, nhân vật trình bày các chi tiết, các sự việc đang xảy ra trong cuộc sống của mình.
Chẳng hạn, chống đối với thói tham ô truỵ lạc của giai cấp thống trị, nạn nhân là một phụ nữ thì phần mở đầu bài ca dao miêu tả ngay ngời phụ nữ đó, công việc của ngời phụ nữ đó. Qua phần mở đầu, phần nội dung trình bày cho ngời ta thấy việc làm bỉ ổi của bọn quan lại ngày xa.
Ví dụ: Em là con gái đồng trinh
Em đi bán rợu qua dinh ông nghè
Ông nghè sai lính ra ve Trăm lạy ông nghè tôi đã có con Có con thì mặc có con
Thắt lng cho giòn mà lấy chồng quan
Nếu là miêu tả, phần mở đầu trong bài ca dao tả ngay cảnh đẹp đó. Qua cảnh để bộc lộ tâm trạng của nhân vật.
Ví dụ: Đờng lên xứ Lạng bao la
Cách một trái núi với ba quãng đờng Ai ơi đứng lại mà trông
Kìa núi Thành Lạng, kìa sông Tam Cờ
Em chớ thấy anh lắm bạn mà ngờ Bụng anh vẫn phẳng nh tờ giấy phong
(Ca dao trữ tình Việt Nam)
Với cách mở trực tiếp nh thế này, ca dao phản ánh dấu vết của lối t duy cổ ngày xa, xuất phát từ sự gần gũi, tơng đồng giữa các hiện tợng của thiên nhiên và đời sống con ngời. Những bức tranh thiên nhiên, sinh hoạt, thờng đứng đầu bài ca làm bối cảnh duyên cớ, dẫn dắt cảm xúc sau đó mới là bức tranh tâm trạng, tình cảm của con ngời. Giữa hai bức tranh có mối quan hệ tơng ứng, cái này làm sáng tỏ cái kia, nhng nội dung chính là ở bức tranh tâm trạng,
tình cảm con ngời.
Trong ca dao trữ tình, kiểu mở này rất phổ biến và có ý nghĩa nhân loại. Tuy vậy, trong ca dao nói dung và ca dao trữ tình nói riêng, chúng ta lại gặp một số cách mở trần thuật đi theo trật tự ngợc lại. Tâm trạng suy t nhân vật xuất hiện trớc, sau đó mới là hình ảnh thiên nhiên, sinh hoạt.
Ví dụ: Thơng anh em cũng muốn thơng
Nớc thì muốn chảy nhng mơng cha đào
Em về lo liệu thế nào
Để cho nớc chảy đi vào trong mơng
(Ca dao trữ tình Việt Nam) Sao anh ăn ở bấp bênh
Em nh thuyền thúng lênh đênh giữa dòng
May ra thì gặp nớc trong Chẳng may nớc đục đau lòng em ra
(Văn học dân gian Việt Nam)
Trong ca dao trữ tình, cách thức mở trần thuật xuất hiện nhiều nhất, theo thống kê của chúng tôi, trong số 1912 lời ca (CDTTVN ) có 1427 lời có cách thức mở trần thuật, tỷ lệ 74,6%.
Đây là cách mở đầu trong những bài ca dao có kết cấu theo hình thức hỏi đáp. Kết cấu hỏi đáp là những lời trò chuyện trực tiếp bằng thơ ca. Chủ thể của những bài ca dao có cách thức hỏi đáp là nhân vật chính của cuộc trò chuyện. Phần lớn là những chàng trai, cô gái. Vì phần lớn ca dao trữ tình đều này sinh và đợc sử dụng, lu truyền trong sinh hoạt ca hát đối đáp nam nữ. Trong cách thức đối đáp, các cặp đại từ xng hô: "Anh - em", "chàng - thiếp", "mình - ta"... là sự tồn tại theo vế bài ca. Mỗi lời ca là lời của một bên trong cuộc đối ca.
Ví dụ: Cô kia cắt cỏ bên sông
Có muốn ăn nhãn thì lồng sang đây
Sang đây anh nắm cổ tay Anh hỏi câu này có lấy anh không
( Thi pháp ca dao) Đến đây hỏi bạn một lời
Đờng dây mũi chỉ có ngời nào cha
Anh hỏi thì em xin tha Xa gần đã có mà cha vừa lòng
(Ca dao trữ tình Việt Nam) Hoa cúc vàng nở ra cúc tím
Em có chồng rồi anh trả yếm cho anh
Hoa cúc vàng nở ra hoa cúc xanh Yếm em, em mặc yếm gì anh, anh đòi
(Ca dao trữ tình Việt Nam)
Cách thức hỏi - đáp thờng đợc sử dụng trong những lời ca hát đối nam - nữ. ở những bộ phận ca dao trữ tình khác, cách thức hỏi - đáp ít xuất hiện. Theo thống kê của chúng tôi, trong số 1912 lời ca, có 80 lời ca có kiểu mở đầu bằng cách thức hỏi - đáp, tỷ lệ 4,1%. Căn cứ vào nội dung phản ánh và cách thức mở, trong kiểu mở đầu bằng cách thức hỏi - đáp, chúng ta thờng gặp hai kiểu hỏi - đáp.
1.2.1- Cách thức hỏi - đáp một vế.
Cách thức hỏi đáp một vế thờng xuất hiện trong kiểu mở hỏi - đáp nói chung. Lời ca chỉ có vế hỏi, không có vế đáp. Tuy vậy, nó vẫn bảo đảm là một tác phẩm hoàn chỉnh, Bài ca dao hoàn chỉnh và tự nó đã có đầy đủ đặc tính kết cấu đối - đáp (không cần dấu hiệu bên ngoài đó là vế đáp) vì bản thân nó là một lời trò chuyện. Qua lời ca thờng thấp thoáng bóng dáng hai nhân vật đang trò chuyện cùng nhau.
Hôm qua không ngủ, hôm nay không nằm
Một chăn đắp chẳng kín chân Hai chăn đắp để muôn phần xót xa
(Ca dao trữ tình Việt Nam) Hỡi anh đi đờng cái quan
Em xem khăn gói anh mang những gì
Hay là giận vợ ra đi
Anh cứ thú thật em thì mang cho
(Ca dao trữ tình Việt Nam) Miếng trầu ăn nặng bằng chì
Ăn thì đã vậy lấy gì trả ơn
Miếng trầu ăn nặng ai têm
Xin chàng cầm lấy cho êm miếng trầu
(Ca dao trữ tình Việt Nam)
Qua các ví dụ đã dẫn ở trên, nhìn bề ngoài lời ca chỉ có một vế. Tuy chỉ tồn tại vế hỏi nhng lời ca có kết cấu rất hoàn chỉnh. Bản thân nó có đầy đủ đặc tính kết cấu hỏi - đáp. Đằng sau lời ca, thấp thoáng hai nhân vật trữ tình đang tâm sự cùng nhau. ở ví dụ 1: Đây là lời tâm sự của một cặp vợ chồng. Lời tâm sự diễn ra trong một đêm vắng bóng một ngời. Sự trống vắng không rõ nguyên nhân. Qua lời tâm sự, tạo nên tâm trạng xót xa, buồn tủi, ngậm ngùi. Ngợc lại ở ví dụ 2 là lời hỏi đùa nghịch của một thiếu nữ với một chàng trai nào đó. Lời hỏi tuy đùa nghịch nhng đầy ý vị. Lời ca nhìn bề ngoài chỉ có một vế nhng đằng sau lời ca là bóng dáng hai ngời. Cách thức hỏi đáp một vế, trong ca dao trữ tình xuất hiện khá nhiều, nhất là mảng ca dao trữ tình về tình yêu lứa đôi và hạnh phúc gia đình. Theo khảo sát của chúng tôi, trong số 80 lời ca có cách thức hỏi đáp (CDTTVN) thì có tới 62 lời ca có cách thức hỏi một vế, tỷ lệ 77,5%.
1.2.2- Cách thức hỏi- đáp hai vế.
Hỏi đáp hai vế thờng xuất hiện trong hát đối đáp nam nữ. Nội dung lời ca bao gồm hai vế, có thể ở thể tơng hợp, cùng có thể ở thể đối lập. Vế đầu hình thức là câu hỏi, vế sau là lời đáp lại. Trong quá trình lu truyền , vế đầu có thể tách ra. Khi tách ra vế này có thể xem nh một lời riêng biệt và vẫn đảm bảo một tác phẩm có kết cấu hoàn chỉnh, vì nội dung của riêng nó, cùng có thể diễn đạt một điều mà ngời hát mong muốn.
Khác với cách thức hỏi đáp một vế, hỏi đáp hai vế bao giờ cũng có hai nhân vật. Hai nhân vật đó đang trực tiếp tâm sự hoặc tỏ tình bên nhau theo chiều tuyến tính: Hỏi - Đáp. Kết hợp cả hai yếu tố đã tạo cho văn bản có kiểu kết cấu cân đối, nội dung lời ca sinh động, hấp dẫn ngời đọc.
Ví dụ: Mình về có nhớ ta chăng
Ta nh lạt buộc khăng khăng đợi mình
Ta về ta cùng nhớ mình
Nhớ yếm mình mặc, nhớ tình mình trao
(Thi pháp ca dao)
Em về tha với mẹ cha Có cho em lấy chồng xa quê ngời
Em về hỏi mẹ thầy rồi
Chồng xa cùng lấy, quê ngời cùng đi
(Ca dao trữ tình Việt Nam)
Kiểu mở trực tiếp bằng cách thức hỏi đáp hai vế, trong ca dao trữ tình có tần số xuất hiện ít hơn so với kiểu mở đầu cách thức hỏi đáp một vế. Theo khảo sát của chúng tôi, trong 80 lời ca (CDTTVN) có cách thức hỏi đáp thì cách thức hỏi đáp hai vế có 18 lời ca, tỷ lệ 2,55%.
Kiểu hỏi đáp hải vế vừa nêu ở phần trên, đợc gọi là đối - đáp hai vế ở thể t- ơng hợp.
Bên cạnh cách thức đối - đáp hai vế ở thể tơng hợp, chúng ta còn gặp một số ít lời ca có cách thức hỏi đáp ở thể đối lập. Lời ca có kiểu mở và phần nội dung ở thể đối lập thờng có hai nhân vật. Hai nhân vật trữ tình đang tâm sự cùng nhau. Điều mà họ tâm sự bao gồm hai ý kiến, hoặc hai hiện tợng, hai sự việc, hai tính chất, hoàn toàn đối lập nhau ngợc nhau.
Ví dụ: Anh đến tìm hoa thì hoa đã nở
Anh đến tìm đò thì đò đã sang sông Anh đến tìm em thì em đã lấy chồng Anh yêu em nh rứa có mặn nồng chi mô
Hoa đến kì thì hoa phải nở Đò đã đầy thì đò phải sang sông Đến duyên, thì em phải lấy chồng
Em yêu anh nh rứa đó, còn mặn nồng thì tuỳ anh
Trai tân đang đứng đang chờ Ai bng mắt em lại, em lại vơ cha dòng
Cha dòng áo rách em thơng Trai tân quần lợt, áo lơng không tầy
(Ca dao trữ tình Việt Nam)
Qua lời ca, bộ phận mở dầu và phần nội dung hoàn toàn đối lập nhau trong nhận thức của nhân vật. Nếu ở bộ phận mở đầu lời ca, ngời con trai rất ngỡ ngàng hỏi ngời con gái cái điều hiếm thấy: Tại sao trai tân không lấy mà lại phải vớ cha dòng làm "đấng phu nhân" thì ở vế sau, ngời con gái trả lời dứt khoát: Tuy cha dòng, áo rách em vẫn thơng còn hơn trai tân quần lợt, áo lơng em chẳng vừa lòng. Những lời ca có kiểu kết cấu đối lập nh thế này tính liên kết giữa các phần trong văn bản rất chặt chẽ, giá trị biểu cảm rất cao.
1.3- Cách thức khuyên bảo.
Mở trực tiếp bằng cách thức khuyên bảo, thờng là những lời khuyên của nhân vật trữ tình, họ khuyên bảo nhau, do ý muốn răn bảo, truyền kinh nghiệm sống cho nhau để cùng nhau tạo nên cuộc sống vật chất lẫn cuộc sống tinh thần phong phú tơi đẹp. Lời để khuyên có thể khuyên ở chủ thể, có khi lại khuyên hành động của chủ thể (Xem mục 3.3 của chơng 2: Đặc điểm hình thức cấu tạo câu mở đầu trong ca dao trữ tình ).
Một số ví dụ về kiểu mở trực tiếp có cách thức khuyên bảo:
Quần hồ áo cánh làm chi Quần hồ áo cánh có khi ăn mày
Xuyềnh xoàng nh chúng em đây Bồ nâu, áo vá có ngày làm nên
(Ca dao trữ tình Việt Nam) Làm chi trong dạ ngập ngừng
Đã có nơi ấy thì đừng nơi đây
Thôi đừng bắt cá hai tay Cá thì xuống bể chim bay về trời
(Ca dao trữ tình Việt Nam)
Phải nói rằng: Trong ca dao trữ tình có bao nhiêu điều tốt đẹp thì có bấy nhiêu lời khuyên. Lời khuyên trong ca dao trữ tình hết sức đa dạng và phong phú, phong phú ở từng mặt của cuộc sống, từng nét đẹp ở mỗi con ngời. Chung quy lại, lời khuyên cuối cùng là để con ngời sống tốt đẹp hơn, giàu lòng nhân ái, sống có
nghĩa có tình, có thuỷ có chung trong sự thơng yêu đùm bọc lấy nhau, ghét thói h tật xấu trái với đạo đức cuộc sống ở đời.
Ba ví dụ nêu ở phần trên, mỗi lời ca là một lời khuyên. Các lời khuyên phụ thuộc các lĩnh vực khác nhau trong cuộc sống xã hội. Nếu nh ở bài ca thứ nhất, lời khuyên của cô gái với chàng trai "Quần hồ áo cánh" lợt là, ngày ngày chỉ biết rong chơi, hạng ngời nh vậy chẳng làm nên cái gì cho xã hội thì đến bài ca dao thứ hai lại là lời khuyên về lập trờng đạo đức xã hội. ở đời, con ngời sống phải có lập tr- ờng, có thuỷ chung, có bản lĩnh . Trong cuộc sống tình duyên, đừng có t tởng "bắt cá hai tay" mà có ngày chuốc lấy đắng cay thất bại.
Trong ca dao trữ tình, những bài ca có kiểu mở đầu là lời khuyên, xuất hiện khá nhiều. Theo khảo sát của chúng tôi, trong số 1.912 lời ca (CDTTVN) thì có 375 lời có kiểu mở đầu là những lời khuyên, tỷ lệ 19,6%.
Bên cạnh kiểu mở trực tiếp bằng cách thức khuyên bảo, chúng ta còn gặp một số ít kiểu mở trực tiếp bằng những lời cảm thán. Mở đầu theo kiểu dùng lời cảm thán, thờng là lời kêu than hoặc điều oán trách.
Ví dụ: Chàng ơi có thấu hay chăng
Ba năm cách biệt thiếp hàng nhớ thơng
Hay chàng đã có đa mang Có the quên lụa, có vàng quên thau
(Ca dao trữ tình Việt Nam) Mẹ anh nghiệt lắm anh ơi
Biết rằng có đợc ở đời với nhau
Hay là vào trớc ra sau
Cho cực lòng thiếp, cho đau lòng chàng
(Ca dao trữ tình Việt Nam) Hỡi ngời đứng ở bên sông
Càng nhìn càng đẹp, càng trông càng giòn
Má hồng nh thể tô son
Đôi má cắn chỉ, trông mòn con ngơi Ra đờng nghiêng nón cời cời Nh hoa mớ nở, nh ngời trong tranh
Trong ca dao trữ tình, kiểu mở đầu bằng những lời cảm thán xuất hiện ít hơn so với kiểu mở đầu là lời khuyên hoặc lời hỏi. Theo thống kê của chúng tôi, trong 1912 lời ca thì kiểu mở đầu bằng lời cảm thán có 30 lời, tỷ lệ 1,56%.
2- Cách mở gián tiếp.
Mở gián tiếp là cách mở, nhân vật trữ tình thể hiện tâm trạng, cảm xúc, trạng thái của mình bằng nhứng hình ảnh qua các thủ pháp nghệ thuật nh: ẩn dụ, hoán dụ...
Nghĩa đen các yếu tố ngôn ngữ, chức năng định danh của các từ ngữ trong phần mở đầu, không còn nghĩa thực mà mang một nét nghĩa khác, nghĩa tu từ.
Ví dụ: Trúc nhớ mai, mai về trúc nhớ
Trúc trở về, mai nhớ trúc không
Bây giờ kẻ Bắc, ngời Đông Kể sao cho xiết tấm lòng tơng t
(Ca dao trữ tình Việt Nam) Xin đừng thấy quế phụ hơng
Quế già quế lụi, hơng trờng hơng xa