Đặc điểm hình thức Đặc điểm hình thức.

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngôn ngữ phần mở đầu trong ca dao trữ tình việt nam (Trang 30 - 43)

I. Đặc điểm hình thức.

Do nội dung diễn tả nhiều tâm trạng, nhiều sự việc khác nhau nên về mặt hình thức, ca dao trữ tình phong phú về thể loại, đa dạng về mặt cấu tạo. Với đặc điểm đó, phần mở đầu trong bài ca dao trữ tình rất phong phú. Vì rằng mỗi văn bản đều có tổ chức, kết cấu bên trong khá chặt chẽ. Kết cấu đó không phải là sự sắp xếp hỗn độn giữa các câu các phần. Giữa các phần trong văn bản, luôn có mối quan hệ ràng buộc lẫn nhau, để tạo nên tính chính thể của văn bản.

Với lẽ đó, khi nghiên cứu đặc điểm, hình thức cấu tạo phần mở đầu trong ca dao trữ tình, chúng ta xem xét ở một số phơng diện nh sau:

1- Về mặt thể loại.

Nhìn chung phần mở đầu trong ca dao trữ tình thờng sáng tác theo thể thơ: lục bát, song thất lục bát, song thất, thể hỗn hợp, thể vãn.

1.1- Thể lục bát (bao gồm thể chính thức và thể biến thức). 1.1.1-Thể chính thức:

Theo thể này, cứ lần lợt một câu sáu chữ tiếp đến một câu tám chữ, hai câu tạo nên một cặp vì thế gọi là lục bát.

Cách hiệp vần, chữ cuối của câu sáu, cùng vần với chữ sáu của câu tám, rồi chữ cuối của câu tám lại cùng vần với chữ cuối ở câu sáu sau:

Ví dụ: Ao thu nớc gợi trong veo

Gió thu khêu dục, gẹo ngời tình chung Buồn tênh cái tiếng thu chung

Đêm thu ta biết, vui cùng với ai? Thờ ơ trúc muốn gẹo mai Vì tình nên phải miệt mài đêm thu

(Ca dao trữ tình Việt Nam)

Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa

Có nàng Tô Thị có chùa Tam Thanh

Ai lên xứ Lạng cùng anh Tiếc công Bác mẹ sinh thành ra em Tay cầm bầu rợu nắm nem Mải vui quên hết lời em dặn dò

(Ca dao trữ tình Việt Nam)

Trong ca dao trữ tình, phần mở đầu sáng tác theo thể lục bát có số lợng lớn nhất. Theo thống kê của chúng tôi, trong 1912 lời ca (CDTT VN) có 1742 lời có phần mở đầu sáng tác theo thể lục bát, chiếm tỷ lệ 91,1%.

1.1.2- .Thể biến thức:

Khi thể chính thức có sự thay đổi về số tiếng ở cặp lục bát gọi là thể biến thức. Căn cứ vào sự thay đổi số tiếng ở các dòng thơ, chúng ta có các kiểu biến thức nh sau:

- Dòng lục thay đổi, dòng bát giữ nguyên.

Bình thờng, trong cặp lục bát, câu thứ nhất sáu tiếng, câu thứ hai tám tiếng. Trong biến thể này, dòng thứ nhất (dòng lục) có sự biến thể về số lợng tiếng.

Ví dụ: Nớc mắt láng lai chứa hoài không ngớt

Trời hỡi trời sao, chẳng bớt nhớ thơng Sợi chỉ hồng em lỡ vấn vơng

Gặp anh một bữa nhớ thơng muôn ngày

(Ca dao trữ tình Việt Nam)

Nớc chảy xuôi, con cá buôi lội ngợc

Nớc chảy ngợc, con cá đợc chảy xuôi Anh với em, xa cách ngậm ngùi Mong cho gặp mặt, xác vùi cũng ng.

(Ca dao trữ tình Việt Nam) - Dòng lục giữ nguyên, dòng bát thay đổi:

Trờng hợp này, dòng lục giữ nguyên, dòng bát thay đổi, thay đổi về số lợng tiếng không theo đúng luật lục bát.

Ví dụ: Anh đi lẽo đẽo trên đờng

Công anh chẳng thấy chỉ thấy những thơng cùng sầu

Lại đây ăn một miếng trầu

Kẻo mai tóc nhuộm trên đầu hoa râm...

(Ca dao trữ tình Việt Nam)

Đờng về Kiếp Bạc bao xa

Đờng về Kiếp Bạc có cây đa bồ đề

Có yêu anh cắp nón ra về

Giàu ăn khó chịu, chớ hề thở than

(Ca dao trữ tình Việt Nam) - Sự thay đổi cả dòng lục và dòng bát:

Biến thức theo thể này, toàn cặp lục bát có sự thay đổi về số tiếng.

Ví dụ: - Mình nói với ta mình chửa có chồng

Để ta mang cốm, mang hồng sang chơi

Ta sang mình có con rồi

Để cốm ta mốc, hồng thì cong tai

- Nớc xanh xanh, chảy quanh cồn cát trắng

Con chim Phợng hoàng rày vắng tiếng kêu

Ơi ngời thơng ơi, ta nhắn một điều Dẫu mà mai quán, chiều lều cũng ng

(Ca dao trữ tình Việt Nam)

Vì sao trong ca dao trữ tình, thể lục bát lại xuất hiện hiện tợng này (xem đặc điểm trong ca dao trữ tình, chơng 1 - mục 4).

Trong ca dao trữ tình, phần mở đầu sáng tác theo thể lục bát biến thể có số lợng ít hơn so với phần mở đầu sáng tác theo thể lục bát chính thức. Theo thống kê của chúng tôi, trong 1912 lời ca (CDTTVN) có 132 lời sáng tác theo thể lục bát biến thức chiếm tỷ lệ 6,9%.

1.2- Phần mở đầu theo thể song thất lục bát:

Theo thể loại này cứ hai câu bảy chữ (bảy tiếng) rồi đến một câu sáu chữ, một câu tám chữ. Cứ bốn câu, tạo thành một đoạn. Chúng ta muốn đặt dài hay ngắn là tuỳ ý.

Trong phần mở đầu ca dao trữ tình, thể loại này xuất hiện ít. Theo thống kê của chúng tôi, trong 1912 lời ca (CDTTVN) thể loại này chỉ xuất hiện 11 lần, tỷ lệ 0,57%. Theo Phan Ngọc, cấu trúc từng khổ: 7+7+6+8 tiếng, cho phép thê loại này

nói lên sự đi về của cảm xúc nh đợt sóng lên cao, xuống thấp, rồi lại dàn ra đón lấy một đợt sóng khác. "Suy nghĩ về thể thơ song thất lục bát, T.75".

Ví dụ: Thiếp xa chàng, trăm ngời trăm tiếc

Chàng xa thiếp, vạn kẻ vạn thơng

Trăm năm chiếu nỏ bén giờng

Ví nh đòn gánh gãy giữa đờng chàng ơi.

(Ca dao trữ tình Việt Nam) 1.3- Phần mở đầu theo thể song thất.

Trong ca dao trữ tình, loại này ít xuất hiện, chỉ trừ trong một số trờng hợp đặc biệt. Trong 1912 lời ca, loại thể này chỉ xuất hiện bảy lần, tỷ lệ 0,36%.

Ví dụ: Đồng Tháp Mời cò bay thẳng cánh

Nớc Tháp Mời lấp lánh cá tôm

(Ca dao trữ tình Việt Nam) 1.4- Phần mở đầu theo thể hỗn hợp.

Trong ca dao nói chung, thể hỗn hợp chiếm khoảng 1% (theo Nguyễn Xuân Kính). Phần mở đầu trong ca dao đợc sáng tác theo thể loại này khá đa dạng và cấu tạo không theo một niêm luật nào.

Ví dụ: Chồng chềnh nh nón không quai

Nh thuyền không lái nh ai không chồng

Gái có chồng nh gông treo cổ

Gái không chồng nh phản gỗ long đanh Phản long đanh anh còn đóng đợc Gái không chồng chạy ngợc chạy xuôi Không chồng khổ lắm ai ơi

(Ca dao trữ tình Việt Nam)

Trờng hợp này mở đầu bằng một cặp lục bát, kết thúc bằng một dòng lục, ở giữa là hai cặp song thất. Qua ví dụ trên, chúng ta thấy phần mở đầu trong ca dao trữ tình khá phong phú, đa dạng. Mặt đa dạng này khiến cho ca dao thể hiện đợc nhiều nội dung, nhiều tâm trạng khác nhau.

2- Số lợng câu mở đầu trong bài ca dao trữ tình.

Trong ca dao nói chung và ca dao trữ tình nói riêng, số lợng câu (dòng) trong phần mở đầu rất đa dạng. Tuỳ thuộc vào nội dung rộng, hẹp của bài ca dao mà bài ca dao đó có số lợng câu mở đầu phù hợp. Trong những bài ca dao trữ tình ngắn (một cặp lục bát), giữa hai dòng thơ có sự liên kết với nhau khá chặt chẽ,

việc xác định ranh giới giữa phần mở đầu và phần kết thúc bài ca rất khó khăn. Cho nên việc xác định ranh giới đó cũng chỉ mang tính chất tơng đối.

Ví dụ: Tình anh nh nớc dâng cao

Tình em nh giải lụa đào tẩm hơng...

(Ca dao trữ tình Việt Nam) Thơng ai em đứng em trông

Nhớ ai mỏi mắt bên sông đợi chờ.

(Ca dao trữ tình Việt Nam) Trách gà vội gáy tan canh

Không lâu tý nữa cho tình thở than.

(Ca dao trữ tình Việt Nam)

Căn cứ vào chức năng thể hiện và số lợng câu mở đầu (dòng thơ) trong bài ca dao trữ tình, chúng ta có số lợng câu mở đầu nh sau:

2.1- Phần mở đầu là một câu.

Phần mở này thờng nằm trong những bài ca dao ngắn (một cặp lục bát) trong đó câu lục là câu mở câu bát là câu kết. Hai phần này kết hợp với nhau khá chặt chẽ, để tạo nên tính chỉnh thể của văn bản. Nội dung phản ánh của bài ca dao thuộc loại này thờng là những phán đoán đơn giản, rõ ràng.

Ví dụ: Trăng tròn chỉ có đêm rằm

Tình ta tháng tháng, năm năm vẫn tròn...

(Ca dao trữ tình Việt Nam) Trời ma bong bóng phập phồng

Mẹ đi lấy chồng con ở với ai

(Ca dao trữ tình Việt Nam)

Ngoài thể lục bát, chúng ta còn gặp một số rất ít lời ca có kiểu câu mở đầu một dòng không phải thể lục bát mà thể song thất hoặc thể tự do.

Ví dụ: - Ngắt bông sen còn vơng tơ óng

Cắt dây tình nào có dao đâu

- Dòng sông Thanh nớc trong lại mát

Mái tóc thề thơm ngát hơng hoa

(Ca dao trữ tình Việt Nam) Nớc chảy re re, con cá he nó xoè đuôi phuợng

Anh xa em rồi trong bụng còn thơng

Trong ca dao trữ tình, số bài ca dao có phần mở đầu bằng một dòng thơ (chủ yếu là cặp lục bát) xuất hiện nhiều nhất. Theo thốn kê của chúng tôi, trong 1912 lời ca (CDTTVN) có 1188 lời có kiểu mở một dòng, tỷ lệ 62,1%.

2.2- Phần mở đầu là hai câu.

Phần mở này, thờng nằm ở những bài ca dao dài, ít nhất là bốn dòng thơ trở lên. Nội dung phản ánh của bài ca dao rộng. Ranh giới giữa phần mở và phần nội dung rõ ràng, rành mạch.

Ví dụ: Trên trời có đám mây xanh

ở giữa mây trắng, xung quanh mây vàng

Ước gì anh lấy đợc nàng Để anh mua gạch Bát Tràng về xây

Xây dọc rồi lại xây ngang Xây hồ bán nguyệt cho nàng rửa chân

Có rửa thì rửa chân tay Chớ rửa lông mày chết cá ao anh

(Ca dao trữ tình Việt Nam) Nhác trông lên núi Thiên Thai

Thấy hai con quạ ăn xoài trên cây

Đôi ta dắt díu lên đây

áo trải làm chiếu chăn quây làm màn

(Ca dao trữ tình Việt Nam)

Trong ca dao trữ tình, những bài ca dao có phần mở đầu bằng hai dòng thơ xuất hiện tơng đối nhiều. Theo thống kê của chúng tôi, trong 1912 lời ca, có 648 lời có kiểu mở đầu bằng hai dòng thơ, tỷ lệ 33,8%.

2.3- Phần mở đầu là ba câu.

Kiểu mở này thờng nằm ở những bài ca dao dài, ít nhất là bốn dòng thơ trở lên. Các bài ca dao đó có nội dung phản ánh các vấn đề về xã hội, con ngời ở phạm vi rộng. Trong ca dao trữ tình, kiểu mở đầu bằng ba dòng thơ ít xuất hiện. So với kiểu mở đầu bằng một dòng (trong cặp lục bát), kiểu mở đầu bằng hai dòng thơ thì kiểu mở đầu bằng ba dòng thơ ít hơn rất nhiều. Theo thống kê của chúng tôi, trong ca dao trữ tình, số bài ca có kiểu mở đầu bằng ba dòng thơ là 28 lời, tỷ lệ 1,46% .

Đi ngã đằng sau thầy mẹ chê khó Đi ngã đằng ngõ, chú bác chê nghèo

Nhắm chừng duyên nợ cheo leo

Sóng to, thuyền nặng, không biết chống chèo có qua không

(Ca dao trữ tình Việt Nam)

Nớc dới sông lửng dửng

Mây đa gió giật giờ Tơ duyên đã buộc sờ sờ

Qua đây bầu đó, còn chờ đâu xa

2.4- Phần mở đầu là bốn câu.

Kiểu mở đầu bài ca dao bằng bốn dòng thơ, thờng xuất hiện trong những bài ca trữ tình dài. Nội dung phản ánh của bài ca dao gồm nhiều chi tiết. Ranh giới giữa phần mở đầu và phần nội dung lời ca rõ ràng dễ phân biệt.

Ví dụ: Trèo lên cây bởi hái hoa

Bớc xuống vờn cà hái nụ tầm xuân Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc Em lấy chồng rồi anh tiếc lắm thay

Ba đồng một mớ trầu cay

Sao anh không hỏi những ngày còn không Bây giờ em đã có chồng

Nh chim trong lồng nh cá cắn câu Cá cắn câu biết đâu mà gỡ Chim trong lồng biết thuở nào ra

(Ca dao trữ tình Việt Nam) Trầu này trầu tĩnh trầu tình

Trầu têm cánh phợng trầu mình trầu ta Trầu này trong tráp bỏ ra

Trầu têm cánh phợng cau vừa chạm xong

Miếng trầu có bốn chữ tòng Xin chàng cầm lấy vào trong thăm nhà

Nào là chào mẹ chào cha Cậu, cô, chú, bác mời ra xơi trầu

Trong ca dao trữ tình, phần mở đầu bằng bốn dòng thơ, so với kiểu mở đầu bằng ba dòng thơ thì kiểu mở này xuất hiện nhiều hơn. Theo thống kê của chúng tôi, trong số 1912 lời ca thì kiểu mở đầu bằng bốn dòng thơ xuất hiện 81 lợt, tỷ lệ 4,23%.

Nói tóm lại: Trong ca dao trữ tình, số lợng câu mở đầu trong phần mở đầu của bài ca dao, phụ thuộc vào nội dung phản ánh của bài ca dao đó. Bài ca dao có nội dung phản ánh nhiều vấn đề, nhiều chi tiết thì số lợng câu mở đầu nhiều hơn. Và ngợc lại bài ca dao có nội dung phản ánh hẹp, ít chi tiết thì số lợng câu mở đầu ít hơn. Trong số bốn kiểu mở đầu vừa nêu trên, kiểu mở đầu bằng một dòng thơ và hai dòng thơ chiếm tỷ lệ lớn nhất. Đây là những bài ca dao có phần nội dung đơn giản. Các bài ca dao đó đã trở thành lời ăn tiếng nói hàng ngày trong cuộc sống sinh hoạt của ngời nông dân.

3- Phân loại câu mở đầu theo mục đích phát ngôn.

Nghiên cứu câu mở đầu trong phần mở đầu của ca dao nói chung và ca dao trữ tình nói riêng, chúng ta không nên nghiên cứu theo xu hớng ngữ pháp cấu trúc (ngữ pháp truyền thống). Vì rằng về mặt ngữ pháp, giữa câu thơ và câu trong văn xuôi hoàn toàn khác nhau. Với lẽ đó, khi nghiên cứu cấu tạo câu trong ca dao, chúng ta nên dựa vào mục đích giao tiếp trong ngôn ngữ để xem xét. Vì rằng ngời ta sáng tác ca dao với mục đích diễn xớng, ca hát, chứ không phải để đọc, để viết... Căn cứ vào mục đích giao tiếp, câu mở đầu trong phần mở đầu của ca dao trữ tình bao gồm các loại câu nh sau:

3.1-. Phần mở đầu là câu trần thuật.

Trong ca dao trữ tình, đây là loại câu đợc dùng nhiều nhất, có số lợng lớn nhất. Câu trần thuật là loại câu dùng để kể, để tả, để thuật, để thông báo về những hiện tợng, những hoạt động trạng thái, tính chất trong hiện thực khách quan, thể hiện nhận định, đánh giá của ngời nói về một sự vật hiện tợng nào đó.

Ví dụ: Trên trời có đám mây xanh

ở giữa mây trắng xung quanh mây vàng

Ước gì anh lấy đợc nàng Hà Nội, Nam Định dọn đờng đa dâu

Tỉnh Thanh cung đốn trầu cau Nghệ An thì phải thui trầu mở bò...

(Ca dao trữ tình Việt Nam) Chơi xuân quá lứa đi rồi

Trông gơng luống những thẹn thò Một mai tóc bạc lng gù mới dơ Thơng thay xuân chẳng đợi chờ

Tiếc thay xuân những hững hờ với xuân

(Ca dao trữ tình Việt Nam)

Hai dẫn chứng vừa nêu trên, dẫn chứng thứ nhất phần mở đầu là những câu tả. Qua cảnh thiên nhiên để thể hiện tâm trạng ớc mong. Bài ca dao đợc sáng tác theo thể hứng, qua ngoại cảnh để nói lên nỗi lòng. ở dẫn chứng thứ hai phần mở đầu là câu kể, qua lời kể, nhân vật trữ tình tiếc nuối tuổi xuấn đã qua. Giờ đầy nhìn lại chỉ lo lắng cho tuổi già chóng tới...

Trong ca dao trữ tình, phần mở đầu có kiểu câu trần thuật chiếm số lợng lớn nhất. Phần nhiều lời trong các bài ca dao là lời miêu tả tâm trạng, cảm xúc, sự việc... theo thống kê của chúng tôi, trong 1912 lời ca, có 1426 lời có phần mở đầu là câu trần thuật, tỷ lệ 74,4%.

3.2- Phần mở đầu là câu hỏi.

Câu hỏi trong bài ca dao trữ tình đợc sử dụng nhiều trong hát dao duyên. Hát dao duyên là hình thức sinh hoạt văn hoá dân gian của ngời lao động. Qua sinh hoạt văn hoá, các chàng trai, cô gái có thể hỏi nhau để tỏ tình, nguyện ớc cùng nhau. Khi hỏi, có thể hỏi những điều cha biết hoặc còn hoài nghi mà ngời hỏi muốn nghe trả lời hoặc giải thích cho rõ thêm.

Ví dụ: Mình ơi ta hỏi thực mình

Còn không hay đã chung tình với ai ?

Hôm xa tát nớc gầu giai Có phải nhân ngãi hay ai tát cùng

(Ca dao trữ tình Việt Nam)

Gặp đây anh hỏi thực nàng Còn không hay đã, đá vàng cùng ai

Còn không để chúng anh chờ Hay là đã có nơi nhờ thì thôi...

(Ca dao trữ tình Việt Nam) Trúc nhớ mai, mai về trúc nhớ

Trúc trở về, mai nhớ trúc không

Bây giờ kẻ Bắc ngời Đông Kể sao cho xiết tấm lòng tơng t

(Ca dao trữ tình Việt Nam)

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngôn ngữ phần mở đầu trong ca dao trữ tình việt nam (Trang 30 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w