Phần mở trong văn bản và trong ca dao trữ tình Phần mở trong văn bản và trong ca dao trữ tình.

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngôn ngữ phần mở đầu trong ca dao trữ tình việt nam (Trang 25 - 30)

II- Phần mở trong văn bản và trong ca dao trữ tình. 1- Khái niệm về văn bản và phần mở đầu trong văn bản.

1.1- Văn bản là gì ?

Văn bản là một sản phẩm ngôn ngữ, do con ngời tạo ra trong quá trình giao tiếp. Trớc hết, chúng ta cần hiểu văn bản là một đơn vị ngôn ngữ đợc tổ chức từ các câu, bao gồm nhiều câu. Chẳng hạn một bài văn, một bài thơ, một bản báo cáo... Tuy vậy, có những văn bản chỉ có một câu nh một câu châm ngôn, một câu

tục ngữ, một lời quảng cáo... Dù số lời có ngắn nhng đó là một văn bản vì những đơn vị này có những đặc điểm của một văn bản, tồn tại nh văn bản.

Văn bản bao gồm nhiều câu nhng giữa các câu đó phải liên hệ gắn bó với nhau, để trở thành một chỉnh thể thống nhất. Tính chỉnh thể này đợc thể hiện ở một số phơng diện nh sau:

Mỗi văn bản tập trung thể hiện một chủ đề. Chủ đề này đợc phát triển qua các chủ đề bộ phận nhng toàn văn bản luôn luôn đảm bảo tính nhất quán chủ đề.

Một văn bản trình bày trọn vẹn về mặt nội dung thông báo. Tất nhiên tính trọn vẹn này có nhiều mức độ khác nhau nhng văn bản thờng đạt đến mức độ trọn vẹn nhất so với đơn vị thấp hơn (câu và đoạn văn). Tính nhất quán về chủ đề và tính trọn vẹn về nội dung, khiến cho văn bản gọi tên bằng một đầu đề hoặc tiêu đề.

Mỗi văn bản có một kết cấu bên trong khá chặt chẽ. Đó không phải là một tập hợp hỗn độn giữ các câu mà các câu trong văn bản, có mối quan hệ qua lại, chặt chẽ và chiếm một vị trí thích hợp trong văn bản. Các mối liên hệ này, tạo nên kết cấu của văn bản. Đó là kết cấu của một chỉnh thể.

Nh vậy ta có thể hiểu: văn bản là một chỉnh thể ngôn ngữ, thờng bao gồm một tập hợp các câu và có thể có một đầu đề, có tính nhất quán về chủ đề và tính trọn vẹn về nội dung, đợc tổ chức theo một kết cấu chặt chẽ, độc lập và giao tiếp.

Thông thờng, văn bản đợc chia thành ba phần: Phần mở đầu, phần nội dung triển khai và phần kết luận. Mỗi phần nh vậy có những đặc điểm riêng về hình thức, cấu tạo và chức năng chuyển tải thông tin trong cấu trúc chung nội dung của văn bản.

Các loại hình phong cách văn bản khác nhau thì cách thể hiện những phần đó cũng khác nhau. Nó góp phần tạo điều kiện cho việc nghiên cứu và phân tích các loại văn bản.

Để phục vụ cho đề tài này, chúng tôi xin nêu một số điểm cơ bản về phần mở đầu của văn bản.

1.2- Phần mở đầu trong văn bản.

Việc nghiên cứu phần mở đầu trong văn bản, đợc một số nhà nghiên cứu quan tâm, nhng cha có một công trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ về kiểu mở đầu trong văn bản. Có chăng, đoạn văn mở đầu trong văn bản chỉ đợc xem xét quan tâm với t cách đoạn văn nói chung, có chức năng mở đầu văn bản. Các tác giả ít chủ ý tới việc tìm hiểu đoạn văn hoặc khổ thơ mở đầu trong văn bản cụ thể.

Xác định phần mở đầu trong văn bản là vấn đề hết sức khó, ít có tác giả nghiên cứu tới vấn đề này. Phần mở đầu mới đợc xem xét ở vị trí là phần mở đầu của văn bản. Vì vậy nó làm nhiệm vụ của phần mở đầu nói chung. Tác giả Diệp Quang Ban, trong cuốn "Văn bản và liên kết tiếng Việt" chỉ rõ, đoạn văn mở làm nhiệm vụ phần mở hoặc mở văn bản (Trang 213,214).

Phần mở đầu trong văn bản, với t cách là đơn vị ngôn ngữ cấu thành văn bản, bao giờ cũng có hình thức và nội dung nhất định.

1.2.2- Về hình thức cấu tạo.

Phần mở trong văn bản thờng nằm ở phần đầu trong văn bản hoặc đứng đầu một phần của văn bản. Mỗi loại văn bản có một kiểu mở đầu phù hợp với nội dung mà văn bản thể hiện. Mỗi văn bản, phần mở đầu thực hiện những chức năng phản ánh khác nhau. Mỗi loại văn bản, phần mở đầu có các kiểu cấu tạo khác nhau, chẳng hạn: trong văn xuôi, đoạn văn mở đầu có thể là đoạn văn bình thờng, cũng có thể là đoạn văn có cấu tạo đặc biệt (một từ, một cụm từ...)

Ngợc lại, trong ca dao, phần mở đầu khác với văn xuôi. Vì tác giả dân gian sáng tác ra ca dao không phaỉ để đọc mà để diễn xớng. Vì vậy phần mở đầu trong ca dao là những lời ca để hỏi, để kể, để khuyên, để cảm...

Ngời về em dặt câu này

Đâu hơn ngời lấy đâu bằng đợi em...

1.2.3- Về nội dung.

Thông thờng, phần mở đầu trong văn bản, biểu thị nội dung tơng đối trọn vẹn hoặc nội dung đó phụ thuộc vào phần tiếp theo của văn bản. Nội dung phần mở đầu của văn bản, liên quan tới kiểu phong cách văn bản, bởi vì mỗi loại văn bản đề cập tới một lĩnh vực nhất định trong đời sống xã hội. Tuy nhiên, nhìn trên những nét cơ bản, nội dung, chức năng phần mở đầu trong văn bản có nhiệm vụ giới thiệu nội dung đợc trình bày, dẫn dắt ngời đọc đi vào vấn đề. Bởi vậy nó còn đợc gọi là phần đặt vấn đề. Phần này có mục đích, thu hút sự chú ý của ngời đọc, kích thích sự suy nghĩ, lôi cuốn ngời đọc và quá trình tìm hiểu nhận thức.

Ví dụ: "Một buổi tối mùa đông, chúng tôi ngồi bên lò sởi, trong một căn buồng ấm

áp. Tự nhiên trong câu chuyện, một ngời nói đến những cơn giận, tự nhiên đến tràn ngập cả tâm hồn ta và có khi gây nên nhiều kết quả không hay. Rồi mỗi ngời bày tỏ ý kiến riêng của mình".

Trong tổng thể của văn bản, phần mở đầu có vai tròi hết sức quan trọng không chỉ về phơng diện nội dung mà còn thể hiện ý tởng triển khải nội dung, bộc lộ cảm hứng , gợi trí tò mò, làm nên giọng điệu cho phần tiếp theo của văn bản.

Ví dụ: Mở đầu truyện "thằng Quýt" bằng một giọng mỉa mai, châm chọc của

Nguyễn Công Hoan: "Xa nay, ngời ta chỉ thờng đợc nghe thấy bọn thằng Quýt con đòi kể lệ ông Thám nó ác, bà Phán nó nghiệt, chứ đố ai đã nghe thấy các ông chủ, bà chủ phàn nàn đứa ở ác nghiệt bao giờ".

2- Phần mở trong ca dao.

Giống nh văn xuôi, bài ca dao là một văn bản, trong bài ca dao nói chung, ca dao trữ tình nói riêng, giữa phần mở và phần nội dung lời ca có kết cấu chặt chẽ, có quan hệ qua lại khăng khít với nhau, có chức năng phản ánh khác nhau và có vị trí thích hợp trong văn bản. Các mối liên hệ này, tạo nên kết cấu văn bản. Đó là kết cấu của một chỉnh thể. Trong chỉnh thể đó, việc xác định ranh giới giữa các phần trong bài ca dao là vấn đề khó, phức tạp. Với luận văn này, ngời nghiên cứu phân định ranh giới giữa các phần trong bài ca dao chỉ mang tính tơng đối. Theo ý chúng tôi, giữa phần mở đầu và phần nội dung lời ca trong bài ca dao đợc xác định bởi những cơ sở nh sau:

- Dựa vào vị trí phần mở dầu trong văn bản.

- Dựa vào chức năng biểu hiện của câu mở đầu trong văn bản. - Dựa vào hình thức đơn vị câu mở đầu.

- Dựa vào ranh giới phần mở và phần nội dung lời ca. Chẳng hạn bài ca dao sau đây:

Trên trời có đam mây xanh Bên sông nớc chảy có nàng quay tơ

Nàng buồn nàng bỏ quay tơ Chàng buồn chàng bỏ thi thơ học hành

Nàng buồn nàng bỏ cửu canh Chàng buồn chàng bỏ, học hành chàng đi

- Về vị trí: hai câu đầu bài ca dao là phần mở đầu, hai dòng thơ này đứng đầu bài ca dao.

- Chức năng biểu hiện: hai dòng thơ đầu miêu tả cảnh thiên nhiên, giới thiệu nhân vật. Đây là những yếu tố để gợi hứng. Qua yếu tố gợi hứng để thể hiện tâm trạng ở nội dung lời ca.

- Dựa vào đơn vị hình thức câu mở đầu: hai câu đầu là câu trần thuận (tả, kể)

- Ranh giới giữa phần mở và phần nội dunglời ca khá rõ ràng: Hai câu miêu tả cảnh thiên nhiên có vai trò làm nền, phần còn lại biểu thị tâm trạng của nhân vật.

Tiểu kết

Tiểu kết::

Khái quát về ca dao và phần mở đầu trong ca dao trữ tình, chúng tôi điểm lại một số nét cơ bản nh sau:

1- Ca dao là bộ phận chủ yếu và quan trọng nhất của thơ dân gian, là loại thơ dân gian truyền thống có phong cách riêng, đợc hình thành và phát tiển trên cơ sở các thành phần nghệ thuật ngôn từ trong các loại dân ca trữ tình truyền thống (ngắn và tơng đối ngắn) của ngời Việt

Ca dao trữ tình là những bài ca mà nội dung và hình thức diễn xớng của nó không nhằm mục đích nghi lễ. Nội dung cơ bản của ca dao trữ tình là nhằm bộc lộ tâm t, tình cảm của nhân vật, bộc lộ tình yêu tha thiết của nhân dân với quê hơng đất nớc, tình yêu lứa đôi, tiếng ca tình nghĩa của nhân dân trong quan hệ gia đình. 2- Ca dao nói chung và ca dao trữ tình nói riêng đợc sáng tác chủ yếu theo các thể loại: Lục bát, song thất lục bát, song thất, thể hỗn hợp, thể vãn. Trong các thể loại trên thể lục bát đợc sử dụng nhiều nhất.

Ca dao Việt Nam cũng nh các loại hình nghệ thuật khác, đợc sáng tạo nên do nhu cầu của hiện thực đời sống lịch sử xã hội của các thành phần dân c trên lãnh thổ Việt Nam qua các thời đại. Mặt khác nó cũng nằm trong quỹ đạo sáng tạo nghệ thuật của loại hình trữ tình dân gian thế giới. Bởi vậy phản ánh hiện thực là nội dung cốt lõi của ca dao cũng nh ca dao trữ tình.

3- Việc nghiên cứu phần mở đầu trong văn bản, đợc một số nhà nghiên cứu quan tâm nhng cha có một công trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ về kiểu mở đầu trong văn bản. Có chăng, đoạn văn mở đầu trong văn bản, chỉ đợc xem xét quan tâm với t cách đoạn văn nói chung, có chức năng mở đầu văn bản.

Khi nghiên cứu phần mở đầu trong văn bản, chúng ta đề cập đến hai vấn đề: hình thức cấu tạo và nội dung phản ánh của phần mở đầu văn bản. Đây là hai vấn đề cơ bản tạo nên tính hoàn chỉnh một bộ phận của văn bản

Về phần mở trong ca dao: trong ca dao, giữa phần mở đầu và phần nội dung lời ca có kết cấu bên trong khá chặt chẽ, có mối quan hệ qua lại khăng khít với

nhau và có vị trí thích hợp trong văn bản. Các mối quan hệ này tạo nên kết cấu của văn bản. Đó là kết cấu của một chỉnh thể. Bởi vậy việc xác định ranh giới giữa phần mở đầu và phần nội dung lời ca, khá phức tạp. Việc phân định này chỉ mang tính tơng đối khi nghiên cứu ca dao.

Ch

Ch

ơng ơng 2 2

Đặc điểm hình thức của phần mở đầu Đặc điểm hình thức của phần mở đầu

trong ca dao trữ tình trong ca dao trữ tình

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngôn ngữ phần mở đầu trong ca dao trữ tình việt nam (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w