1 Giới thuyết chung về nhân vật
2.2.2.4 Thời gian đồng hiện 42 Ch-
Loại thời gian này không đợc sử dụng phổ biến nh thời gian quá khứ hay thời gian hiện tại, mà nó chỉ xem nh một thủ pháp để nhấn mạnh hay khắc hoạ một góc độ nào đó của nhân vật, do đó nó chỉ là những chi tiết nhỏ trong tác phẩm . Trong truyện Cơn giông, chi tiết cuối tác phẩm thể hiện sự đồng hiện của thời gian. Khi Phận gặp Quang ở nhà ga chờ Thăng, đến cuối tác phẩm Phận hỏi Thăng ngời ấy là ai? thì Thăng nói rằng “là ngời anh rể em” thì “bất giác Phận
chợt nhớ đến cái lúc hắn ngồi xích ra ở đầu mút chiếc ghế băng trong góc phòng đợi nhà ga”[1.223]. Đây là chi tiết khi Phận đứng ở hiện tại thì hình ảnh Quang lúc
chờ tàu trong quá khứ hiện về cùng một lúc, chi tiết đó tạo kết thúc vòng tròn cho tác phẩm qua đó nhân vật Quang đọng lại trong trí nhớ của Phận lâu hơn .
Trong Cỏ lau, thời gian đồng hiện thể hiện ở chi tiết: “Tôi vẫn không thôi
ngắm cái luồng ánh sáng trên bàn tay run run đang chiếu xuyên qua cái chậu thau nớc có những khuôn mặt ngời trên giấy ảnh nằm úp sấp hoặc vừa đợc lật ngửa ra đang trôi nổi, chiếu sáng trng một cái đêm đen nh mực của mời sáu năm về trớc. Tôi đã dán bụng giữa một khúc lạch nớc đầy váng bẩn hôi tanh rềnh, sau một bờ dậu bằng cây sắn”[1.429]. Khi Lực trở về sau chiến tranh và ở trong
một hiệu ảnh, anh chợt nhận ra ngời bố của mình, Lực nhìn chậu nớc tráng phim lúc bố mình đang làm việc và từ đó ký ức lần về thăm nhà sau tám năm xa cách lại hiện về ám ảnh anh.
Trong Chiếc thuyền ngoài xa, chi tiết thể hiện thời gian đồng hiện chi tiết cuối tác phẩm: “Tuy là hình ảnh đen trắng nhng mỗi lần ngắm kỹ tôi vẫn thấy
hiện lên cái màu hồng hồng của ánh sơng mai lúc bấy giờ. Tôi nhìn từ phía bãi xe tăng hỏng và nếu nhìn lâu hơn bao giờ tôi cũng thấy ngời đàn bà ấy đang bớc ra khỏi tác phẩm”[1.270]. Chi tiết này nó có tác dụng tạo nên sự ám ảnh đối với
ngời nhiếp ảnh về những gì mình chứng kiến. Bức tranh ấy là một kiệt tác nghệ thuật nhng lại ẩn chứa trong đó sự khổ cực vất vả của những ngời phụ nữ miền biển, chi tiết này Nguyễn Minh Châu muốn nói tới sự không ăn khớp giữa nghệ thuật và cuộc đời. Qua đó ông mong muốn nghệ thuật chỉ có thể đẹp thật sự, có giá trị thật sự khi nó phản ánh chân thực cuộc sống, từ cuộc sống toát lên vẻ đẹp thì đó chính là cái nghệ thuật cần hớng tới .
Kiểu thời gian này góp phần làm sống lại những ấn tợng, những ký ức đã ăn sâu vào tiềm thức nhân vật. Nó gây nên ám ảnh lớn cho nhân vật, các chi tiết ấy đều là những chi tiết đắt giá vì vậy chỉ cần một sự tác động nhẹ của hoàn cảnh thực tại tơng tự với nó đã xảy ra trong quá khứ thì lập tức nó có dịp sống lại trong lòng nhân vật .
Chơng 3
Tình huống và điểm nhìn trần thuật
3.1 tình huống
Tình huống có một vai trò quan trọng trong truyện ngắn, vì vậy các nhà nghiên cứu luôn xác định đề cao tình huống trong truyện :
Nguyễn Kiên cho rằng :“Điều quan trọng với truyện ngắn là phải lựa chọn đợc cái tình thế nó bộc lộ ra nét chủ yếu của tính cách và số phận, tự nó đặc trng cho hiện tợng xã hội. Theo tôi hiểu thì mỗi truyện ngắn chỉ chứa đựng một tình thế nh thế nào đó đã xảy ra trong đời sống, nếu có đến hai tình thế trở lên truyện ngắn sẽ bị phá vỡ”[16.40].
Nguyễn Thành Long (sổ tay truyện ngắn – Vơng Trí Nhàn su tầm, biên soạn) quan niệm: “Nhà văn phải vận dụng những suy nghĩ của mình, sự lịch lãm
của mình, vốn sống của mình, tự mình tạo ra những mômăng, trong mô măng đó cho châu tuần lại những con ngời vốn xa cách nhau. Cho họ tham gia vào những chủ đề anh hằng suy nghĩ, tìm sự tham gia đó những quan hệ giữa họ với nhau sẽ nảy ra tính cách của họ. Đây là cái cách Đặt con ng“ ời vào tình huống”[16.44] .
Trong một cuộc thảo luận về truyện ngắn, nhà phê bình Nguyễn Đăng Mạnh xác nhận: “Quan trọng nhất của truyện ngắn là tạo ra một tình huống nào đó. Từ
tình huống, bạt nổi một tính cách nhân vật, bộc lộ một tâm trạng” (Tạp chí tác
phẩm mới, số2 – 1992).
Nhận xét truyện ngắn Nguyễn Minh Châu nhà nghiên cứu Trần Đình Sử cho rằng: “Con đờng khái quát hoá của Nguyễn Minh Châu là phân tích các quan hệ
sâu kín của những hiện tợng tình huống cá biệt để làm nổi bật lên cái phức tạp, nội dung phong phú của nó ”[3.213].
Chính Nguyễn Minh Châu trong bài Tình thế xảy ra truyện ông cho rằng: “đôi khi ngời ta nghĩ ra đợc một cái tình thế xảy ra câu chuyện thật hay và thế là
coi nh song một nửa”. Coi trọng vai trò của tình huống trong nghệ thuật Nguyễn
Minh Châu thờng xuyên “quan sát cuộc sống con ngời” sẵn sàng “xông thẳng vào
mọi ngóc ngách tính cách lẫn tâm sự sâu kín” để “Làm sáng rõ ra trớc mắt ngời đọc bao nhiêu là điều thuộc về lơng tâm và đời sống con ngời ”. Trong quá trình
sáng tác, Nguyễn Minh Châu luôn tìm tòi sáng tạo ra các tình huống khác nhau làm nên đặc trng riêng của mình. Thời kỳ trớc 1975, tình huống truyện đặt ra không có gì đặc biệt, để thể hiện t tởng yêu nớc, sự phấn đấu hy sinh vì tổ quốc, nhân vật thờng đợc ông đặt vào các tình huống giao tranh căng thẳng: giữa cái chung và cái riêng, giữa sự sống và cái chết, qua đó phẩm chất anh hùng trong mỗi con ngời bao giờ cũng nổi trội và chiến thắng. Lúc bấy giờ, việc đi tìm “hạt ngọc
ẩn dấu trong bề sâu tâm hồn con ngời ” đợc Nguyễn Minh Châu thể hiện trong
những tình huống khái quát, cái riêng hỗ trợ cho cái chung. Tình yêu đôi lứa dựa trên lòng cảm phục của tình đồng chí, đồng đội, tình yêu đất nớc quê hơng, tình huống trong Những vùng trời khác nhau và Mảnh trăng cuối rừng là điển hình . Sau chiến tranh do có điều kiện để suy ngẫm kỹ lỡng, ông đã đi sâu vào hiện thực của cuộc sống cũng nh tiếp cận về các vấn đề của đời thờng. Ông đã lựa chọn cho mình các góc nhìn khác nhau, có khi là một ngời đứng bên ngoài cuộc đời trôi chảy, có khi là một ngời cuối đời nhìn lại cuộc đời đã qua ... tình huống là một yếu tố không thể thiếu đợc trong tác phẩm tự sự . Tình huống là một bối cảnh đặc biệt mà tác giả tạo ra để triển khai cốt truyện, để nhân vật hành động và suy nghĩ. Từ sau 1975 cho đến khi mất từ một tác giả chuyên viết tiểu thuyết trớc đây ông chuyển sang viết truyện ngắn có nhiều yếu tố tiểu thuyết. Từ chổ đề tài chiến tranh là mảnh đất chủ yếu để ông khám phá nay ông chuyển sang viết các vấn đề của cuộc sống đời thờng, các đề tài nhỏ nhng ý nghĩa truyện rất lớn. Trớc đây ông viết về ngời lính với vẻ đẹp anh hùng, chiến đấu vì tổ quốc, nay ông thể hiện dới góc độ bi kịch của con ngời trong cuộc sống đời thờng. Từ chổ viết về ngời nông dân mặc
áo lính nay ông viết về ngời nông dân mặc áo nâu sồng đích thực... Đó chính là kết quả của sự tìm tòi khám phá tạo ra những tình huống mới của Nguyễn Minh Châu. Khảo sát các truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu sau 1975 chúng tôi thấy truyện ngắn của ông có những tình huống sau:
3.1.1 Tình huống tự nhận thức
Tình huống tự nhận thức thời kì trớc năm 75 cha hề xuất hiện, các tình huống trớc đây chỉ là cái cớ để cho tác gỉa thực thi ý đồ nghệ thuật của mình, tình huống không đi sâu thể hiện đời sống nội tâm, tâm lí của nhân vật. Do vậy, nhân vật chỉ hoạt động ở dạng bề nổi mà chúng ta không thấy đợc sự băn khoăn dày vò bên trong thế giới nội tâm. Sau năm 1975, đặc biệt từ 1980, với sự sáng tạo không ngừng, Nguyễn Minh Châu đã đem tình huống tự nhận thức vào trong nhiều truyện ngắn khác nhau.
Tình huống truyện mà ở đó lần đầu tiên con ngời đợc coi là một đối tợng để khám phá từ thế giới nội tâm là truyện ngắn Bức tranh tình huống truyện này đợc tạo dựng nh sau:
Một hoạ sĩ vẽ tranh công tác tại biên giới miền tây Nam Bộ đợc lệnh trở ra Bắc cùng các hoạ sĩ Hà Nội tổ chức một cuộc triển lãm tranh.Vào một buổi tra, có một ngời lính đến nhờ ngời hoạ sĩ vẽ cho một bức chân dung để gửi về cho mẹ. Qua đó chứng minh rằng anh ta còn sống chứ không phải nh cái tin anh đã hy sinh mà mẹ anh ta nhận đợc. Ngời hoạ sĩ đã chối từ, nhng ngời lính ấy vẫn chuyển tranh giúp ngời hoạ sĩ và trên đờng vận chuyển ngời lính đã cứu ông. Cảm động trớc tấm lòng của ngời lính, ngời hoạ sĩ đã vẽ cho anh một bức tranh chân dung và hứa về Hà Nội sẽ mang đến cho mẹ anh. Khi về Hà Nội anh đã quên lời hứa ấy và trong một lần đi cắt tóc anh vào một cái quán và vô tình nhận ra tội lỗi của mình. Sau đó tác giả tập trung khai thác bi kịch qua bốn lần ngời hoạ sĩ tìm đến cái quán ấy. Mỗi lần là một sự đấu tranh dằng xé trong thâm tâm ngời hoạ sĩ, đặc biệt là cuộc đối thoại gay gắt khi anh ta đến quán cắt tóc lần thứ t với hàng loạt câu hỏi mà anh ta tự đặt ra cũng nh tự trả lời. Cuộc đối thoại ấy là sự tự vấn lơng tâm nó chỉ diễn ra trong
nội tâm của ngời hoạ sĩ. Ngời thợ cắt tóc không biết, ngời yêu nghệ thuật không biết, chỉ có khuôn mặt với hai nửa cái đầu của ngời hoạ sĩ là một nhân chứng thực sự buộc anh phải nhìn lại mình. Tạo ra tình huống tự nhận thức cho bản thân từ đó không thể dùng lí do để xuê xoa biện hộ cho những tội lỗi mình gây ra dù vô tình hay cố ý, Nguyễn Minh Châu muốn nêu lên vấn đề lơng tâm của những ngời làm nghệ thuật. Ông muốn khẳng định rằng ngời hoạ sĩ nói riêng, ngời làm nghệ thuật nói chung, bên cạnh việc đem nghệ thuật phục vụ cho số đông quần chúng là cần thiết nhng việc phục vụ cho số đông ấy mà lại làm hại tới cá nhân là điều không chấp nhận đợc, bởi họ cũng là đối tợng mà nghệ thuật phải hớng tới và phục vụ. Do vậy ngời nghệ sĩ phải có lơng tâm có trách nhiệm đối với tất cả mọi ngời và đó là mục đích cao nhất mà nghệ thuật mong muốn đem lại và hớng tới.
Trong truyện Chiếc thuyền ngoài xa đợc xây dựng bằng tình huống ngời thợ nhiếp ảnh đợc trởng phòng giao đi chụp cảnh biển có sơng mù làm lịch tết. Anh ta đến một vùng biển. Sau bao ngày chờ đợi ngời phóng viên đó phát hiện và chụp đ- ợc cảnh rất đẹp:
“Trớc mặt tôi là một bức tranh mực tầu của một danh hoạ thời cổ. Mũi
thuyền in một nét mơ hồ loè nhoè vào bầu sơng mù trắng nh sữa có pha đôi chút màu hồng” [1.255]. Nhng ngay lúc đó ngời phóng viên phát hiện một cảnh tợng
thật đau lòng trong cuộc sống ngời ng dân: đó là việc ngời đàn ông lôi vợ vào nơi khuất để đánh đập. Ngời đàn bà ấy cam chịu mọi trận đòn của ngời chồng vũ phu. Sau một thời gian tìm hiểu nguyên nhân thì chính anh đợc nghe chị trả lời: “đàn
bà ở thuyền chúng tôi phải sống cho con chứ không thể sống cho mình nh ở trên đất đợc”[1.267] hoặc “những ngời đàn bà sống trên thuyền không thể thiếu ngời đàn ông đợc”, do vậy cứ “ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng”[1.264]
chị vẫn phải cam chịu. Còn việc ngời đàn ông đánh vợ là do cuộc sống quá nghèo khổ, con cái đông, thuyền chật... Tình huống đó đặt ra cho những ngời làm nghệ thuật khi phát hiện ra vẻ đẹp của cuộc sống phải bắt đầu từ hiện thực, gắn với cuộc sống của con ngời thì khi đó vẻ đẹp của nghệ thuật mới chân thực và có giá trị.
Trong truyện Bến quê, Nhĩ là ngời đã từng đi không sót xó xỉnh nào trên trái đất nhng lại cha một lần đặt chân lên bến sông quê tuyệt đẹp ngay cạnh nhà. Nay cuộc đời về lúc “xế chiều” sức mòn lực kiệt, Nhĩ mong muốn một lần đặt chân sang bến Sông Hồng ấy nhng “lực bất tòng tâm”. Nhĩ đã nhờ đứa con trai sang bến sông ấy với mục đích vơi đi một chút ân hận trong lòng, thông qua việc nhìn đứa con sang sông mà Nhĩ xem nh đã đợc đặt chân lên bờ sông đó.Tuy nhiên, nh một oan nghiệt của cuộc đời, con trai Nhĩ rất giống anh ngày còn trẻ, nó la cà hết chổ này đến chổ khác mà không sang bên kia sông, do đó ớc mơ mong manh cuối đời của Nhĩ không thực hiện đợc .
Đặt ra tình huống đó, Nguyễn Minh Châu muốn nói lên giới hạn của con ng- ời, mong muốn mọi ngời nhìn nhận lại cách sống của mình từ khi còn trẻ. Nguyễn Minh Châu muốn khẳng định rằng con ngời dù có đi đâu, làm gì thì cũng không bao giờ quên đợc quê hơng, bỏ quên nơi mình sinh ra, nó là bến đậu của cuộc đời nhất là lúc con ngời sắp phải rời bỏ cuộc đời này.
3.1.2 Tình huống thắt nút
Đây là tình huống khá phổ biến trong sáng tác truyện ngắn nói chung trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu nói riêng. Tình huống này trớc đây đã đợc các nhà văn hiện thực phê phán sử dụng xung đột nó đợc đa đến đỉnh điểm đòi hỏi nhân vật phải có những hành động quyết liệt để phản kháng, chẳng hạn : Chị Dậu đánh ngã hai tên cai lệ khi chúng lao vào trói anh Dậu khi đang còn đau ốm, chúng bỏ qua mọi lời khẩn cầu của chị xin bọn chúng tha cho chồng mình (Tắt đèn- Ngô Tất Tố), hoặc hành động giết Bá Kiến của Chí phèo khi thức tỉnh, khi nhận ra kẻ thù của mình (Chí Phèo- Nam Cao)
Với dạng tình huống này, Nguyễn Minh Châu tiếp tục khẳng định sức sống của nó. Trong truyện ngắn của ông sau 75, ban đầu tình thế của câu truyện có vẻ tỉnh tại thông qua một quá trình phức tạp, gay cấn nhân vật bị đa vào cao trào của xung đột, bi kịch ... nhng không đấu tranh quyết liệt chống lại ai mà tự nhận thức lại mình, tự đấu tranh với chính mình, trong những xung đột nội tâm của chính
mình. Qua đó Nguyễn Minh Châu giúp con ngời nhận thức đợc các vấn đề lớn lao của cuộc sống, vấn đề đạo đức, vấn đề con ngời ...Điều này làm cho truyện ngắn “Nguyễn Minh Châu nh một mũi khoan ngày càng xoáy sâu vào ng“ ” ời đọc, càng về cuối càng tập trung”[2.264]. Trớc 1975, khi viết về chiến tranh, nhng tình
huống trong các truyện Những vùng trời khác nhau, Mảnh trăng cuối rừng đợc ông xây dựng đầy kịch tính, tuy nhiên nó lại đợc giải quyết một cách êm đẹp dựa trên tình ngời, tình yêu, tình đồng chí. Sau 1975, cũng với tình huống đó Nguyễn Minh Châu có sự thay đổi: Viết về chiến tranh tình huống truyện đợc đặt ra một cách căng thẳng hơn.Tình huống truyện Cơn giông chẳng hạn: tác giả xây dựng hai nhân vật Thăng - Quang vốn là đồng chí, đồng đội cùng yêu một cô gái tên là Hân. Giờ đây bên này ga, Thăng đang lên tàu đi qua đồi cỏ lau (nơi ngày xa anh đã từng chiến đấu) để thăm ngời yêu, ở bên kia ga, một ngời vừa mới hết hạn cải tạo đang chờ vợ tới. Nhân vật ấy là Quang - anh rể của Phận - cô gái ngồi chờ tàu.