Tác động của Lễ hội hoa phượng đỏ với thành phố Hải Phòng

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về lễ hội du lịch, nghiên cứu điển hình lễ hội hoa phượng đỏ hải phòng (Trang 78 - 81)

B, Tại Việt Nam:

2.3.2. Tác động của Lễ hội hoa phượng đỏ với thành phố Hải Phòng

Việc tổ chức Lễ hội hoa phượng đỏ lần thứ nhất năm 2012 là một sự kiện lớn nhằm khởi động, tập dượt và rút kinh nghiệm cho Năm Du lịch quốc gia khu vực đồng bằng sông Hồng - Hải Phòng 2013; tạo bước đột phá trong công tác tổ chức sự kiện, quảng bá hình ảnh và thu hút du khách đến với thành phố; mở ra cơ hội phát triển sản phẩm, mở rộng liên kết du lịch trong nước và quốc tế; đánh dấu việc Lễ hội hoa phượng đỏ sẽ trở thành sự kiện thường niên của thành phố tạo nét khác biệt, đặc trưng riêng từ hình ảnh hoa phượng, góp phần làm nổi bật chủ đề Năm Du lịch quốc gia 2013.

Lễ hội đã tạo được dấu ấn mới, có tính đột phá trong lòng du khách gần xa, khởi đầu một loại hình văn hóa du lịch gắn với khai thác giá trị đặc trưng riêng. Hình ảnh hàng vạn người nô nức hướng về khu vực quảng trường Nhà hát thành phố (nơi diễn ra Đêm hội “Hoa Phượng đỏ”) để thưởng thức, hòa mình cùng không khí ngày hội lớn thật đặc biệt. Bởi điều đó khiến cho không chỉ những người trực tiếp chứng kiến sự kiện văn hóa, nghệ thuật được đánh giá lớn nhất từ trước đến nay.Lễ hội Hoa Phượng đỏ diễn ra không chỉ đơn thuần là một sự kiện nghệ thuật đa dạng sắc màu, mà đó là sự độc đáo, mới lạ về một lễ hội gắn với loài hoa biểu tượng của thành phố - Hoa Phượng Đỏ. Hơn thế nữa, lễ hội truyền đi thông điệp ngợi ca mảnh đất và con người Hải Phòng, khẳng định những thành tựu của sự nghiệp đổi mới, tạo sự phấn khởi, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, giúp chúng ta có thêm nghị lực, ý chí và niềm tin vượt qua khó khăn, thách thức để phát triển vững vàng hơn. Cũng chính vì thế, những điểm nhấn chung quanh đêm hội Hoa Phượng đỏ ghi đậm dấu ấn về sức sáng tạo, đột phá, dám nghĩ, dám làm và cái riêng có của người Hải Phòng. Đặc biệt, chương trình nghệ thuật của đêm hội với chủ đề “Lung linh sắc đỏ” năm 2012 với sự tham gia không chỉ của những nghệ sĩ chuyên nghiệp, nổi tiếng mà ở đó có sự góp mặt của nhiều diễn viên không chuyên là học sinh, sinh viên, người dân tham gia biểu diễn những bài hát của Hải Phòng, về hoa phượng và thành phố. Điều đó được thể hiện đậm nét, thành công trong hợp xướng “Bài hát Hoa Phượng Đỏ” với sự tham gia của 500 người. Tất cả thể hiện khát vọng và niềm tin của người Hải Phòng về một thành phố ngày càng “rộng dài rực sáng”. Đêm hội đem đến cho người

xem từ bất ngờ này đến bất ngờ khác, trong đó màn trình diễn pháo hoa xen kẽ 3 lần làm bừng sáng bầu trời thành phố.

Lễ hội là dịp để người dân được hòa mình trong các sự kiện, thụ hưởng không gian văn hóa mà lễ hội mang lại. Vì thế, từ hải đảo xa xôi Bạch Long Vỹ, khu du lịch Cát Bà, Đồ Sơn hay vùng đất giàu truyền thống văn hóa Vĩnh Bảo, Kiến Thụy, Thủy Nguyên… tất cả bừng sáng không khí lễ hội với nhiều hoạt động văn nghệ chào mừng, cổ động trực quan rực rỡ, đỏ tươi như màu của hoa phượng.

Việc tổ chức Lễ hội Hoa Phượng đỏ đáp ứng lòng mong đợi, sự kỳ vọng của nhân dân thành phố và bạn bè gần xa, thể hiện sự đổi mới trong cách nghĩ, cách làm về tổ chức sự kiện, về xây dựng thương hiệu, tạo dựng hình ảnh thành phố. Cách làm việc khoa học, phát huy sức sáng tạo, huy động sự vào cuộc trách nhiệm của toàn xã hội, triển khai mọi công việc chú ý đến từng chi tiết nhỏ, phân công nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng cùng với sự phối hợp nhịp nhàng của các bộ phận chức năng là kinh nghiệm được rút ra trong quá trình tổ chức lễ hội.

Lễ hội cũng tạo được bước ngoặt, dấu ấn sâu sắc trong công tác tổ chức sự kiện, quảng bá, giới thiệu hình ảnh thành phố và thu hút khách đến với Hải Phòng, Lễ hội để lại dấu ấn trong lòng người dân, du khách chắc chắn tạo niềm tin, động lực để thành phố chuẩn bị tự tin hơn, phấn chấn hơn cho Năm du lịch quốc gia Đồng bằng sông Hồng- Hải Phòng 2013…

Và tiếp nối sự thành công của lễ hội hoa phượng đỏ lần thứ nhất, lễ hội hoa phượng đỏ lần thứ hai năm 2013 đã diễn ra và thỏa lòng mong đợi của người dân địa phương, khách du lịch trong nước mà còn khách du lịch đến từ khắp nơi trên thế giới. Có thể nói lễ hội hoa phượng đỏ lần thứ hai năm 2013 đã khắc phục được những hạn chế từ sự kiện tổ chức lễ hội hoa phượng đỏ lần thứ nhất năm 2012. Kịch bản chương trình đã có sự đầu tư, chuẩn bị công phu, kĩ lưỡng hơn. Thời gian chuẩn bị, tập dượt từ trước đó khá lâu, sự tham gia của đông đảo người dân địa phương, các Sở, Phòng, Ban, đã làm nên một lễ hội của người dân địa phương mà không kém phần quy mô, đẳng cấp. Nằm trong sự kiện cốt

lõi của Năm du lịch quốc gia 2013, với nguồn kinh phí đầu tư lớn, trong đó kinh phí chi cho các hoạt động khoảng 44 tỉ đồng, trong đó dự kiến có 24 tỉ đồng thu từ nguồn xã hội hóa đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức lễ hội được suôn sẻ, thành công. Có thể nói, lễ hội hoa phượng đỏ lần hai đã làm nên được thành công mới, dấu ấn riêng cho con người đất Cảng. Tuy nhiên bên cạnh một số thành công của lễ hội hoa phượng đỏ lần 1 năm 2012, và lần hai năm 2013 vẫn còn một số hạn chế cần được khắc phục.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về lễ hội du lịch, nghiên cứu điển hình lễ hội hoa phượng đỏ hải phòng (Trang 78 - 81)