B, Tại Việt Nam:
PHẦN KẾT LUẬN
Trong những năm gần đây, du lịch được coi là một ngành “công nghiệp không khói”, là thành phần quan trọng đóng góp đáng kể vào tổng thu nhập của hầu hết các quốc gia, thúc đẩy sự phát triển của đất nước. Việt Nam trong thời kì hiện đại và phát triển như ngày nay, được đánh giá là đất nước có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch và lễ hội du lịch là một tròn những tiềm năng ấy. Nắm bắt được lợi thế đó, Việt Nam nói chung và Hải Phòng nói riêng đã nhanh chóng đề ra các phương án và giải pháp phù hợp để thúc đẩy sự phát triển của du lịch cho đất nước.
Là một trong những dạng tiêu biểu và đang phát triển mạnh của lễ hội hiện đại đó là lễ hội du lịch. Tuy là hình thức sinh hoạt văn hoá mới mang đậm yếu tố kinh tế, văn
hoá xã hội nhưng lễ hội du lịch luôn tiếp thu, kế thừa và phát triển nhằm hoàn thiện và nâng cao những giá trị, thành tựu của nền văn hóa dân tộc, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của đông đảo các tầng lớp nhân dân. Dưới góc độ nào đó, cùng với lễ hội truyền thống, lễ hội hiện đại nói chung và lễ hội du lịch nói riêng đã trở thành một “ sân chơi văn hoá” mang sắc thái hiện đại. Nó phần nào xoá đi yếu tố “địa phương chủ nghĩa”, tính bản vị, cục bộ địa phương, sắc tộc để hướng tới những giá trị chân – thiện – mỹ mang tính phổ quát.
Trong những năm qua, du lịch Hải Phòng đã có những bước tiến vượt bậc, góp phần quảng bá hình ảnh thành phố ở trong nước cũng như trên thế giới. Việc hình thành ý tưởng và tổ chức thành công Lễ hội hoa phượng đỏ lần thứ nhất năm 2012 và Lễ hội hoa phượng đỏ lần thứ hai năm 2013- là sự kiện cốt lõi trong Năm Du lịch quốc gia 2013 - Hải Phòng đã mở ra một hướng đi mới cho sự phát triển của du lịch thành phố trong việc áp dụng một loại tài nguyên mới - Lễ hội du lịch. Năm Du lịch quốc gia 2013 là cơ hội tốt để xây dựng và nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch chủ lực mang đậm bản sắc văn hóa và thiên nhiên rừng - biển - đảo của thành phố Hải Phòng và các địa phương khu vực đồng bằng sông Hồng; đồng thời là cuộc vận động lớn của thành phố Hải Phòng góp phần tạo sự đồng thuận, làm chuyển biến nhận thức của các cấp ủy, chính quyền, đoàn thể và nhân dân về vị trí, vai trò của ngành Du lịch trong phát triển kinh tế - xã hội.
Với kiến thức còn nhiều hạn chế, người viết chỉ dám đưa ra những nhận định chung nhất về một loại tài nguyên vẫn còn tiềm ẩn nhiều giá trị. Hi vọng rằng đó cũng là một sự gợi mở mang tính định hướng để các cơ quan chức năng có được cái nhìn toàn diện về Lễ hội du lịch và Lễ hội hoa phượng đỏ Hải Phòng, từ đó có những chính sách khai thác phù hợp, nhằm thu hút nhiều hơn nữa khách du lịch đến với Hải Phòng, đóng góp vào ngân sách chung của thành phố./.