Vận động sự tham gia của dân cư địa phương

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về lễ hội du lịch, nghiên cứu điển hình lễ hội hoa phượng đỏ hải phòng (Trang 87 - 88)

B, Tại Việt Nam:

3.1.3. Vận động sự tham gia của dân cư địa phương

Lễ hội chỉ được sinh ra, tồn tại và phát triển khi nó trở thành nhu cầu tự nguyện của một cộng đồng. Cộng đồng lớn thì phạm vi của lễ hội cũng lớn, đó cũng chính là yếu tố hình thành tính địa phương của Lễ hội, Lễ hội được sinh ra và tồn tại đều gắn với một vùng đất nhất định. Bởi thế lễ hội ở vùng nào mang sắc thái của vùng đó, Lễ hội chính là điều chứng tỏ lễ hội gắn bó rất chặt chẽ với đời sống của nhân dân, nó đáp ứng những nhu cầu tinh thần và vǎn hóa của nhân dân, không chỉ ở nội dung lễ hội mà còn ở phong cách của lễ hội nữa. Chính vì vậy mà sư đóng góp và tham gia nhiệt tình của dân cư địa phương là vô cùng quan trọng... Từ nhiều năm nay, những khuôn mẫu lễ hội được tổ chức theo kiểu sân khấu hóa được thường xuyên truyền hình trực tiếp trên vô tuyến truyền hình đã ảnh hưởng mạnh đến tư duy của các cán bộ quản lý văn hóa ở các tỉnh thành trong cả nước. Họ thường đưa các lực lượng văn công chuyên nghiệp xuống và trình diễn cho người dân xem. Chính vì thế, để tránh xu hướng làm lễ hội theo cách sân khấu hóa như trên đồng thời để người dân các cộng đồng sở tại tham gia vào lễ hội như là chủ thể. Khơi dậy tình yêu, niềm tự hào về thành phố từ đó huy động sự tham gia tích cực, đóng góp nguồn kinh phí, vật chất, công sức nhân lực của cộng đồng doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân, của người dân. Khi mỗi người luôn đau đáu mong muốn đóng

góp công sức làm đẹp quê hương, xây dựng thương hiệu thành phố thì chắc chắn họ sẽ có những hành động thiết thực, ý nghĩa về vật chất và tinh thần, góp sức tổ chức thành công các sự kiện.

Trong quá trình tổ chức lễ hội, chúng ta phải luôn tuân thủ nguyên tắc: Không áp đặt ý chí chủ quan của mình vào cộng đồng. Từ xây dựng kịch bản tổng thể đến kịch bản chi tiết ở từng nghi thức, diễn xướng của lễ hội, từ phân công thực hiện đến luyện tập phải luôn thảo luận cùng với lãnh đạo địa phương và những người đại diện cho các cộng đồng. Nếu điều này làm tốt sẽ tạo được lòng tự hào của người dân về lễ hội mà họ đã góp công góp sức xây dựng nên. Đó cũng chính là sức mạnh tinh thần để lễ hội sống trong lòng cộng đồng.

Bên cạnh đó, ta cũng cần nâng cao nhận thức của nhân dân về phát triển du lịch, hiểu đúng và rõ vị trí quan trọng, tính chất tổng hợp đa ngành, xã hôi hóa cao cùng với lợi ích kinh tế xã hội to lớn của phát triển du lịch.

Tuyên truyền cho nhân dân, khách du lịch trong nước và trong vùng về tiềm năng du lịch của Hải Phòng, những thành quả đạt được, những khó khăn, thử thách và hướng đầu tư phát triển.

Bằng nhiều hình thức tuyên truyền giáo dục mọi tầng lớp nhân dân, mọi cấp ngành về phát triển du lịch đi đôi với việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên nhân văn, môi trường sinh thái mà thành phố chúng ta có, làm phong phú thêm nguồn tài nguyên này.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về lễ hội du lịch, nghiên cứu điển hình lễ hội hoa phượng đỏ hải phòng (Trang 87 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)