Lịch sử hình thành và phát triển ,

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả khai thác một số ngôi chùa cổ tiêu biểu của hải phòng phục vụ phát triển du lịch (Trang 44 - 45)

6. Bố cục đề tài

2.1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển ,

Chùa Dƣ Hàng tọa lạc ở số 121 phố Dƣ Hàng, phƣờng Hồ Nam, quận Lê Chân (trƣớc thuộc xã Dƣ Hàng Kênh - huyện An Dƣơng), cách trung tâm thành phố 2 km về phía Tây Nam, từ trung tâm thành phố có thể theo đƣờng Nguyễn Đức Cảnh rồi rẽ trái vào đƣờng Cát Cụt, đi thẳng qua con phố này là đến phố chùa Hàng, đi khoảng 800 m nữa là ta đứng trƣớc cổng chùa Hàng.

45

Chùa Hàng còn có tên chữ là Phúc Lâm Tự, là một ngôi chùa cổ kính, có qui mô vào loại lớn ở Hải Phòng. Chùa xƣa kia là một thảo am (lều cỏ), chỉ đƣợc dựng bằng tre lá.

Nếu căn cứ vào bản ghi chép trên bia ký của chùa Dƣ Hàng thì chùa có nguồn gốc từ thời Tiền Lê (980- 1009). Vào cuối thời vua Lê Đại Hành thƣờng có vị sƣ tổ đến đây thuyết pháp, khai sáng giáo lý nhà Phật. Đến thời Trần (1225- 1400), các vị sƣ tổ thiền phái Trúc Lâm do vua Trần Nhân Tông sáng lập ở Yên Tử Sơn, đã có mối quan hệ với bản chùa Dƣ Hàng. Vì vậy, từ xƣa đến nay, chùa Dƣ Hàng vẫn truyền lệ kỷ niệm húy nhật vị sƣ tổ đệ nhất "Điền Ngự giác hoàng tinh

tuệ thiền sư", tức vua Trần Nhân Tông vào ngày 2-11 âm lịch và vị tổ thứ 3 của

phái Trúc Lâm là thiền sƣ Huyền Quang Lý Đạo Tái vào ngày 3-11 âm lịch [20]. Đến đời vua Lê Gia Tông, vào năm 1672, quan Đô úy Nguyễn Đình Sách từ quan xuất gia, lấy pháp hiệu Chân Huyền đã xuất tiền và kêu gọi nhân dân đóng góp tiền để tậu ruộng đất, làm chùa to rộng, có đủ gác chuông, nhà thờ tổ, nhà tăng. Đến đời Thành Thái, vào năm 1899, Hòa thƣợng Thông Hạnh đã trùng tu ngôi chùa, xây gác chuông. Năm 1917, chùa đƣợc sửa chữa lại to đẹp hơn và còn lại đến ngày nay. Trụ trì chùa hiện nay là Thƣợng tọa Thích Quảng Tùng đang tổ chức đại trùng tu ngôi chùa. Quy mô của chùa đƣợc hoàn thiện và xây dựng thêm thƣ các, vƣờn tƣợng, sửa sang vƣờn tháp trong những năm gần đây theo phong cách nghệ thuật thời Nguyễn.

Cho đến nay, dù phải trải qua nhiều thăng trầm lịch sử, ngôi chùa đã đƣợc các thế hệ hòa thƣợng, tăng ni, tín đồ phật tử sở tại chung sức, chung lòng sửa sang, gìn giữ, trông coi để chùa ngày thêm khang trang, đẹp đẽ. Chùa hàng năm cũng thu hút rất đông các tín đồ phật tử từ khắp các nơi trong cả nƣớc cũng nhƣ khách du lịch, đặc biệt là trong dịp lễ hội chùa.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả khai thác một số ngôi chùa cổ tiêu biểu của hải phòng phục vụ phát triển du lịch (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)