Lịch sử hình thành và phát triển

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả khai thác một số ngôi chùa cổ tiêu biểu của hải phòng phục vụ phát triển du lịch (Trang 48 - 50)

6. Bố cục đề tài

2.1.2.1.Lịch sử hình thành và phát triển

Từ lâu, Chùa Vẽ (tên chữ là Hoa Linh tự) đã nổi lên nhƣ một trong những chốn già lam cổ kính nhất của đô thị Hải Phòng. Ngƣời dân thành phố vẫn còn nhớ câu phƣơng ngôn: "Gạo chùa Đông - Thông chùa Đà - Đa chùa Vẽ" - hoài niệm về một thời hƣng thịnh của Phật giáo Hải Phòng. Là một di tích kiến trúc - nghệ thuật đặc sắc, có giá trị về nhiều mặt, chùa Vẽ đã đƣợc hƣởng sự chăm sóc của nhiều thế hệ, nhiều triều đại, mà dấu vết còn đọng lại trong kiến trúc, tƣợng pháp, đồ thờ, đồ tế khí hay không gian thiêng hoặc ẩn sâu trong từng mỗi nét chạm, đƣờng soi... Mặt khác, chùa Vẽ còn là một trong những di tích lịch sử quan trọng của hệ thống di tích tƣởng niệm về Chiến thắng Bạch Đằng lần thứ nhất - năm 938 và lần thứ ba - năm 1288 [22].

49

Chùa đặt tại đƣờng Đà Nẵng, phƣờng Đông Hải I, quận Hải An. Theo truyền ngôn, khởi thủy chùa Vẽ là một thảo am nhỏ bằng tranh tre nứa lá thờ Phật của bà con chài - nông dân vùng cửa sông Cấm. Đến thời Ngô Vƣơng Quyền trung hƣng nền độc lập dân tộc (sau chiến thắng Bạch Đằng năm 938), các làng xã lần lƣợt ra đời thì rất tự nhiên thảo am này hóa thân thành cổ tự của làng Đoạn Xá (tên gốc là Đoàn Xá - làng của ngƣời họ Đoàn), huyện An Dƣơng, phủ Kinh Môn, trấn Hải Dƣơng (nay là phƣờng Đông Hải I, quận Hải An, thành phố Hải Phòng) [22].

Mùa hè năm Tân Dậu (1921), nhà sƣ Trần Quảng Trân về trụ trì; đến năm Nhâm Tuất, sƣ trụ trì thấy cách thức xây dựng của chùa cổ theo mẫu mực chật hẹp, hơn nữa trải đã lâu đời, núi sông đổi sắc, mộng tuột, cột nghiêng, bèn bàn với dân hợp sức xây dựng, mở mang chùa cảnh. Nhân đó tạo thành thƣợng điện, tiền đƣờng, hai bên cung cấm, tất cả 11 gian đều dùng gỗ lim, ngói tốt; xây dựng nhà sau, đắp đƣờng, đào ao, trồng cây, việc trùng tu 2 năm mới hoàn thành...". Tiếp theo đó, Bia "Trùng tu Hoa Linh tự chi bi" khắc năm 1924 cung cấp: "Ngày 1 tháng 10 năm Giáp Tý niên hiệu Khải Định thứ 9 (1924), xã Đoạn Xá, tổng Hạ Đoạn, huyện An Dƣơng, các hƣơng hào, chức dịch họp cùng với cụ Trần Quảng Trân là sƣ trụ trì nhà chùa để làm bài ký khắc vào bia nhƣ sau: Nguyên địa phƣơng có một thắng cảnh là ngôi chùa có tên Hoa Linh; là nơi danh lam cổ kính, khí tốt của non sông hun đúc thành, nhân dân phụng sự từ các triều trƣớc tới nay thực sự đã lâu ngày, cung trong chùa ngoài gồm 6 gian [22].

Với kiến trúc đẹp, quy hoạch gọn gàng, hệ thống tƣợng pháp, bia ký, điêu khắc có giá trị nhiều mặt, chùa Vẽ hiện tồn tại không chỉ nhờ kết quả của những lần trùng tu trong lịch sử, mà còn là thành tựu viên mãn trong các lần cải tạo nâng cấp đầy trách nhiệm và giàu tuệ minh của Ni sƣ Thích Tâm Chính những năm gần đây. Ni sƣ Thích Tâm Chính sinh năm Nhâm Dần - 1962, ngƣời Vũ Lăng, Tiền Hải, tỉnh Thái Bình bắt đầu tiếp nhận trụ trì chùa vào năm 1995. Ni sƣ vốn là đệ tử tâm phúc

50

của Ni trƣởng Thích Đàm Thăng trụ trì Tổ đình (sơn môn) Đông Khê. Khởi thuỷ, Tổ đình thuộc dòng Thiền Trúc Lâm, rồi phái Tế - Trúc và nay thuộc phái Lâm Tế. Đến nay, trải qua nhiều thế hệ, chùa Vẽ đã đƣợc trùng tu, tôn tạo trở nên khang trang hơn, quy mô lớn hơn nhƣng vẫn giữ đƣợc nét kiến trúc đẹp, vừa cổ kính, vừa hiện đại, là một trong những ngôi chùa đẹp nhất của thành phố Hải Phòng.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả khai thác một số ngôi chùa cổ tiêu biểu của hải phòng phục vụ phát triển du lịch (Trang 48 - 50)