Giá trị lịch sử tâm linh

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả khai thác một số ngôi chùa cổ tiêu biểu của hải phòng phục vụ phát triển du lịch (Trang 47 - 48)

6. Bố cục đề tài

2.1.1.3. Giá trị lịch sử tâm linh

Không chỉ là một trong những địa bàn hoằng pháp của thiền pháo Trúc Lâm dƣới thời nhà Trần, nơi đã từng lƣu giữ dấu chân của Phật hoàng Trần Nhân Tông và Tam tổ Trúc Lâm Huyền Quang trên đƣờng hành hƣơng về Yên Tử, chùa Dƣ Hàng còn là một trong những di tích lịch sử quan trọng gắn liền với sự nghiệp kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nƣớc của dân tộc. Sau Cách mạng tháng Tám (1945), Hội Tăng già cứu quốc Hải Phòng đã làm lễ ra mắt tại chùa, tổ chức "Tuần lễ vàng", đồng thời các đoàn thể quần chúng cách mạng họp bàn việc đón tiếp Chủ tịch Hồ Chí Minh trên đƣờng từ Pháp trở về Việt nam, ghé thăm đồng bào, chiến sĩ Hải Phòng [17]..

Năm 1962, tại chùa đã diễn ra một sự kiện quan trọng, gắn liền với phong trào đấu tranh yêu nƣớc, đòi quyền dân sinh, dân chủ của tăng ni, phật tử cùng đông đảo học sinh, thầy giáo, thợ thuyền lao động. Họ đã tập trung tại chùa Dƣ hàng làm lễ truy điệu nhà yêu nƣớc Phan Chu Trinh, khi cả nƣớc đƣợc tin cụ mất tại Sài Gòn.

Suốt 9 năm kháng chiến, chùa Dƣ Hàng đã mở rộng cửa thiền nuôi giấu cán bộ, ủng hộ kháng chiến qua phong trào "áo ấm mùa Đông" cho binh sĩ, lƣơng thực nuôi quân. Có nhiều vị tu hành ở chùa đã hăng hái tòng quân cứu nƣớc, tiêu biểu có

48

cố hòa thƣợng Đinh Quang Lạc đã đƣợc Chính phủ trao tặng Huân chƣơng kháng chiến hạng Ba. Từ năm 1961 chùa đã đƣợc liệt hạng bảo tồn, đƣợc công nhận là di tích lịch sử văn hóa quốc gia vào năm 1978 [30].

Đặc biệt trong chùa còn lƣu giữ bộ kinh phật Tràng A Hàm Cổ. Bản kinh này gồm 290 bản khắc trên gỗ. Mỗi bản đều đƣợc khắc cả hai mặt. Mỗi bản khắc gỗ có kích thƣớc chiều dài 37cm, chiều rộng 23,5cm, dày 2,5cm. Đây là một tài liệu giáo khoa để truyền bá giáo lý đạo Phật xa xƣa, có giá trị to lớn về mặt lịch sử, điêu khắc.

Không chỉ là một ngôi chùa có giá trị lớn về mặt kiến trúc và mỹ thuật, chùa Dƣ Hàng có ảnh hƣởng lớn đến đời sống tâm linh của ngƣời dân thành phố, có thể nói đã là ngƣời Hải Phòng, ai cũng biết đến chùa Dƣ Hàng, đến trụ trì thƣợng tọa Thích quảng Tùng. Hiện nay con đƣờng dẫn vào Phúc Lâm Tự cũng đƣợc đặt tên là đƣờng Chùa Hàng với ý nghĩa con đƣờng dẫn vào chùa Hàng. Chùa Dƣ Hàng là một điểm đến rất có giá trị và không thể bỏ qua trong một chuyến du lịch khi đến với thành phố hoa phƣợng đỏ.

2.1.2. Chùa Vẽ - Công trình lưu niệm về chiến thắng Bạch Đằng lần thứ 3

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả khai thác một số ngôi chùa cổ tiêu biểu của hải phòng phục vụ phát triển du lịch (Trang 47 - 48)