6. Bố cục đề tài
3.2.1. Khai thác trong các lễ hội Phật giáo
Trong các tour tham quan thành phố thƣờng có điểm đến là các chùa. Song nhiều ngƣời vẫn nhận định rằng rất nhiều giá trị trong di sản Phật giáo vẫn còn bỏ ngỏ trong khai thác du lịch, một trong số đó là việc khai thác du lịch trong các lễ hội Phật giáo. Trong dòng chảy văn hóa Việt nói chung, Phật giáo nói riêng, Phật giáo với hệ thống cảnh quan và di sản kiến trúc truyền thống gắn liền với nghệ thuật tạo hình và diễn xƣớng... đƣợc nhiều chuyên gia thừa nhận mang những nét rất đặc thù, rất riêng biệt và có sức hút đặc biệt với du khách đặc biệt là khách có thiên hƣớng du lịch tâm linh.
Nói đến lễ hội là nói đến ngƣời thực hiện và ngƣời tham dự, trong đó ngƣời thực hiện là chủ thể, ngƣời tham dự là khách thể nhƣng có trƣờng hợp vừa là chủ thể vừa là khách thể. Trong các lễ hội Phật giáo, Phật tử tham dự lễ hội chính là để trải lòng, gửi gắm những ƣớc nguyện đến các vị Phật, Bồ tát bằng tất cả niềm tin và lòng thành kính của họ. Bên cạnh đó du khách đến với lễ hội không bởi niềm tin tâm linh mà còn bởi vẻ đẹp của Tôn giáo, để thỏa mãn nhu cầu thƣởng lãm các giá trị văn hóa. Các nghi lễ và tụng niệm của Phật giáo nhẹ nhàng, lời tụng mang vần
78
điệu rõ ràng nên cũng rất dễ để tổ chức các hoạt động ca múa, nhạc lễ phục vụ khách du lịch, làm đa dạng và sinh động hơn cho các chƣơng trình lễ hội Phật giáo. Phật giáo có khá nhiều ngày lễ nhƣ: Lễ Phật đản, Lễ hội Quán Thế Âm, Lễ Vu Lan… mỗi ngày lễ lại có cách hành lễ khác nhau tùy thuộc vào nội dung của các ngày lễ đó.
Từ những đặc trƣng đó của lễ hội Phật giáo, ta hoàn toàn có thể định hƣớng phát triển du lịch thông qua các lễ hội này. Các ngôi chùa cổ không chỉ có giá trị về lịch sử, mà còn là giá trị về nghệ thuật, là một mảng quan trọng tô điểm thêm cho vẻ đẹp thành phố. Cần nhìn nhận rằng việc phát triển du lịch gắn liền với các lễ hội Phật giáo là một hƣớng khai thác các di sản có tiềm năng, hấp dẫn và đa dạng. Tuy nhiên việc định hƣớng khai thác lễ hội Phật giáo trong hoạt động du lịch cần phải có định hƣớng rõ ràng nhằm có đƣợc một loại hình du lịch khai thác các giá trị của lễ hội Phật giáo mà không làm biến dạng nó.
Có rất nhiều phƣơng thức khác nhau để có thể khai thác giá trị lễ hội Phật giáo trong du lịch nhƣ: Thực hiện các Festival lễ hội Phật giáo - điều này hoàn tòan có thể thực hiện bởi số lƣợng chùa chiền ở Hải Phòng tƣơng đối nhiều, tinh thần Phật giáo lại thấm đƣợm trong các sinh hoạt của con ngƣời Hải Phòng. Việc tổ chức các lễ hội sẽ quảng bá hình ảnh của thành phố nói chung, hệ thống chùa chiền nói riêng đến với du khách. Mặt khác, thời gian tổ chức chƣơng trình lễ hội Phật giáo thƣờng đƣợc ấn định rõ ràng và các giá trị văn hóa đặc trƣng đƣợc thể hiện rõ nét qua lễ hội chính là sức hút mọi ngƣời đến với các lễ hội Phật Giáo. Cũng có thể kết hợp việc thăm viếng chùa chiền, thƣởng thức nhạc lễ Phật giáo và ẩm thực chay… nhƣ là sự tìm tòi khám phá di sản Phật giáo bao gồm cả giá trị vật chất thể hiện trong hệ thống chùa chiền và giá trị về niềm tin tâm linh trong chính mỗi con ngƣời.
Để có thể phát huy thế mạnh của các lễ hội Phật giáo, Thành hội Phật giáo Hải Phòng có thể đứng ra chủ trì công tác tổ chức một lễ hội lớn trong năm hoặc
79
định kỳ hai năm một lần. Chẳng hạn nhƣ đại lễ Phật đản vào rằm tháng tƣ âm lịch hàng năm, có thể đƣợc nâng cấp qui mô và kết nối hệ thống các ngôi chùa toàn thành phố. Trong đó, hoạt động nghi lễ chính sẽ diễn ra tại chùa Nam Hải - trụ sở Thành hội Phật giáo Hải Phòng, các hoạt động hƣởng ứng sẽ đƣợc lựa chọn diễn ra tại một số ngôi chùa tiêu biểu khác của thành phố. Nhằm kết nối các ngôi chùa này với nhau, có thể thông qua lễ rƣớc Phật từ chùa này qua chùa khác, thông qua các nghi lễ tổ chức thuyết giảng ý nghĩa ngày Đản sinh Đức Phật, thả bóng bay hoà bình, thả đèn trời, phóng đăng. Bên cạnh đó, nghệ thuật âm nhạc Phật giáo cũng nên đƣợc xem xét đƣa vào trong các Lễ hội để nhân dân và khách du lịch có điều kiện tiếp cận, khám phá các bài hát kinh, các điệu múa nghi lễ nhƣ múa chạy đàn, hát cầu siêu...