6. Bố cục đề tài
3.1.2.1. Hoạt động bảo tồn di tích chùa
Đối với các ngội chùa nói chung trên địa bàn thành phố Hải Phòng, việc bảo tồn các di tích phải tuân thủ những nguyên tắc về bảo tồn, tôn tạo di sản mà Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch ban hành, trong đó bảo đảm tuyệt đối tính nguyên gốc. Hoạt động quan trọng nhất của công tác bảo tồn là trƣớc khi bảo tồn phải lập quy hoạch chi tiết, để làm cơ sở pháp lý cho việc quản lý đầu tƣ xây dựng và thực hiện các dự án trung và ngắn hạn, phục vụ mục tiêu trƣớc mắt và lâu dài.
Cụ thể, đối với ba ngôi chùa cổ tiêu biểu đã đƣợc đề cập trong chƣơng 2 của đề tài này, đặc điểm nổi bật về hiện trạng sử dụng đất ở các ngôi chùa cổ nói trên là cảnh quan, di tích đan xen trong khu dân cƣ. Vì vậy, biện pháp bảo tồn, trùng tu, tôn tạo có thể thực thi nhƣ sau:
- Đối với chùa Dƣ Hàng và chùa Vẽ, UBND thành phố Hải Phòng cần kết hợp với Sở VHTT&DL Hải Phòng và Ban quản lý di tích chùa lên kế hoạch qui hoạch chi tiết việc mở rộng không gian chùa bởi đây là những ngôi chùa có giá trị về nhiều mặt lại nằm ở trung tâm thành phố nên luôn thu hút đông đảo lƣợng du khách đến tham quan, vãn cảnh. Cần có kế hoạch đền bù thỏa đáng với những hộ dân cƣ sống
74
xung quanh di tích chùa để họ tự nguyện di dời nhằm có thêm quĩ đất cho việc xây dựng các công trình phụ trợ nhƣ: bãi để xe, nhà khách, thực đường, thiền đường, phòng trưng bày và triển lãm kinh sách cũng nhƣ giới thiệu các hoạt động và các
hiện vật về chùa... Đặc biệt, việc quy hoạch nơi để xe riêng là rất cần thiết, tránh để xe trong khuôn viên di tích chùa, gây mất mỹ quan và ảnh hƣởng đến không gian chùa. Về nhà tiếp khách, tại chùa Dƣ Hàng hiện nay cũng đã có nhƣng còn ở qui mô nhỏ, không đủ đáp ứng nhu cầu của đông đảo du khách muốn đến đây tham gia các hoạt động phật sự và ở lại qua đêm trong khuôn viên chùa cũng nhƣ tham gia các khóa ngồi thiền và thƣởng thức ẩm thực chay tại thực đƣờng của chùa. Do đó, cần lên kế hoạch tạo lập quĩ đất và xây dựng các công trình phụ trợ nói trên.
- Thành phố cũng cần xem xét để mở rộng con đƣờng dẫn vào chùa Hàng bởi con đƣờng hiện nay quá nhỏ hẹp, chỉ vừa một chiều đi cho xe chở khách du lịch. Vào ngày rằm, mùng một và dịp lễ hội của chùa, con đƣờng này luôn xảy ra tình trạng ách tắc giao thông, làm cản trở rất nhiều đến hoạt động đƣa khách du lịch đến tham quan chùa. Bên cạnh đó cũng cần cải tạo lại hệ thống đƣờng xá xung quanh khu vực các ngôi chùa nói trên, tránh hiện tƣợng ngập lụt khi trời mƣa.
- Riêng đối với chùa Trà Phƣơng - ngôi chùa tiêu biểu cho phong cách kiến trúc nghệ thuật thời Mạc - nhƣng nay đang đứng trƣớc nguy cơ xuống cấp và hƣ hại nghiêm trọng. Các cơ quan chức năng về văn hóa, du lịch của Hải Phòng cần nhanh chóng vào cuộc, bắt tay với chính quyền địa phƣơng và Ban quản lý chùa để nhanh chóng hoàn thiện kế hoạch tu bổ, tôn tạo, tránh không để tình trạng “kế hoạch còn nằm trên giấy” nhƣ hiện nay. Việc tôn tạo chùa Trà Phƣơng trong những năm qua cũng đã từng bƣớc diễn ra do sƣ thầy trụ trì và nhân dân địa phƣơng cùng làm, tuy nhiên các cơ quan chức năng cần cử các cán bộ nghiên cứu có trình độ, có hiểu biết về kiến trúc chùa cổ cũng nhƣ công tác trùng tu, kết hợp với nhà chùa để công tác bảo tồn đƣợc nguyên vẹn, tránh làm xâm hại đến giá trị nghệ thuật cũng nhƣ giá trị tâm linh của ngôi chùa. Mặt khác, thành phố cũng cần cấp thêm kinh phí
75
và tạo mọi điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh hoạt động thu hút khách thập phƣơng đóng tiền công quả công đức xây dựng chùa để một ngôi chùa cổ không bị rơi vào tình trạng hoang hóa nhƣ hiện nay.